Khai thác gỗ tròn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 37 - 40)

16. Bảng 4.11: Giá thành sản phẩm tinh chế

4.1.1.1Khai thác gỗ tròn

Để đảm bảo số lượng cũng như chất lượng của gỗ tròn trong quá trình khai thác để cung ứng cho phân xưởng sơ chế. Quá trình thực hiện cưa cắt nguyên liệu tùy thuộc vào độ cong hay thẳng của thân gỗ tròn mà cắt khúc chiều dài tính toán sao cho hợp lý tận dụng được nguyên liệu đúng theo quy định của lệnh sản xuất. hiện nay Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su DakLak đang thực hiện cắt gỗ cao su nguyên liệu theo những quy cách chuẩn như sau:

- Cấp đường kính từ 10 - 14 cm cắt chiều dài 70 cm

- Cấp đường kính > 14 cm cắt chiều dài 80 cm, 100 cm, 120 cm, 130 cm.

Để thực hiện theo đúng lệnh cưa cắt, công ty thành lập1 tổ KCS chuyên chỉ đạo công tác khai thác nguyên liệu tại lô.

 Việc khai thác gỗ tròn có ảnh hưởng khá lớn đến công tác chế biến sau này, đồng thời đây cũng là một khâu khá quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm.Nó

Khai thác gỗ tròn

tại lô Nguyên liệu nhập xưởng Máy CD 3 xẻ phách

Phân loại phôi

theo quy cách Máy cắt quy cách chiều dài Máy cưa đĩa xẻ bản rộng

Ngâm tẩm áp lực Phôi đưa vào lò

có thể làm tăng giá thành sản phẩm lên nếu như người công nhân không cắt đúng quy cách hoặc sai lệch so với quy cách quá nhiều

Ví dụ: Quy cách cắt lóng cây 120 cm, cho phép công nhân cắt dư ra một ít đề đề phòng hao hụt. Xong nếu công nhân sử dụng sai số quá lớn thì lượng gỗ khai thác sẽ bị giảm đi, trầm trọng hơn nếu công nhân cắt bị thiếu thì lóng gỗ quy cách 120 cm sẽ không được chấp nhận và phải sử dụng với quy cách nhỏ hơn là 100cm hoặc 50cm (quy cách có giá trị thấp hơn)

 Việc khai thác gỗ tại các lô khác nhau sẽ cho ra chất lượng gỗ khác nhau, do số tuổi của cây sẽ quyết đình đến chất lượng của gỗ sau này. Về đặc điểm này của gỗ công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak có một lợi thế rất lớn so với các công ty khác cùng nghành, là do công ty có nguốn cung cấp từ công ty mẹ là công ty cao su Daklak với những vường cây lâu năm với số tuổi từ 28-30 năm.Chất lượng đầu vào tốt sẽ giúp tăng tỷ lệ các quy cách sản phẩm tốt (giá trị cao) và giảm thiểu các quy cách sản phẩm xấu (giá trị thấp) giúp công ty hạ được giá thành sản xuất.

 Tuy nhiên việc khai thác gỗ tròn còn bị nhiều hạn chế khiến việc sản xuất của công ty bị đình trệ do các nhân tố khách quan cũng như các nhân tố chủ quan tác động . Các nhân tố đó như là điều kiện khí hậu (mưa, bão, giao thông vận tải…) giao thông đi lại, phương tiện vận tải

Bảng 4.1 Số liệu khai thác qua các năm và tỷ lệ các loại cây theo chất lượng

Đơn vị tính : ster

Năm 2007

Tên lô khai

thác Số cây khai thác Khối lượng (ster)

Tổng A B C D Tổng số bao bì quầng 0,7m NL 43 7113 5000 1446 518 149 24845 18451 3348 3048 2 6467 4875 1422 158 13 12056 8689 1874 1493 90 3152 2463 613 74 2 5628 3949 987 692 22 962 673 209 69 12 1594 1119 280 196 Tổng 17694 13011 3690 817 176 44123 32208 6490 5429 Phần trăm (%) 100 73.53 20.9 4.6 1 100 73 14.7 12.31 Năm 2008

Tên lô khai

thác Số cây khai thác Khối lượng (ster)

Tổng A B C D Tổng số bao bì quầng NL 0,7m 43 6615 4650 1345 481 139 23106 17159 3114 2835 2 6014 4534 1322 146 12 11212 8081 1743 1389 90 2931 2291 570 68 2 5234 3673 918 644 22 895 625 195 64 11 1482 1041 261 182 Tổng 16456 12100 3432 760 163 41034 29953 6036 5049

Phần trăm

(%) 100 68.39 19.4 4.3 0.9 100 67.89 13.7 11.44

Năm 2009

Tên lô khai

thác Số cây khai thác Khối lượng (ster)

Tổng A B C D Tổng số bao bì quầng 0,7m NL 43 6774 4762 1377 493 142 23662 17572 3189 2903 2 6159 4643 1354 150 12 11482 8275 1785 1422 90 3002 2346 584 70 2 5360 3761 940 659 22 883 617 192 63 11 1462 1027 257 180 Tổng 16818 12368 3507 776 167 41966 30635 6171 5164 Phần trăm (%) 100 69.9 19.8 4.4 0.9 100 69.43 14 11.7

Nguồn: phòng sản xuất - kinh doanh

 Theo bảng số liệu ta thấy năm 2008 và 2009 việc khai thác cây không tốt bằng năm 2007, tỷ lệ loại cây A (chất lượng tốt nhất) đã bị kém đi từ 73.55 % xuống chỉ còn 68.39% năm 2008 và 69.9% năm 2009 .Việc loại gỗ chất lượng loại A giảm xuống cho thấy việc kiếm soát trong việc khai thác gỗ tròn là chưa tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tỷ lệ các loại cây có chất lượng cao giảm xuống kéo theo chất lượng của các loại phôi sơ chế cũng giảm xuống. Tỷ lệ gỗ bao bì năm 2007 chiếm tỷ lệ 73% nhưng đến năm 2008 ,2009 chỉ còn lần lượt là 67.89; 69.43% dẫn đến việc kém hiệu quả và nó tác động xấu đến việc hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 37 - 40)