Ngâm tẩm áp lực

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 47)

16. Bảng 4.11: Giá thành sản phẩm tinh chế

4.1.1.5 Ngâm tẩm áp lực

Hiện nay công ty đang sử dụng bồn chứa thuốc tẩm loại 3,5 – 4 m3. Nên tỷ lệ pha thuốc lần đầu như sau:

− Hóa chất Cebor 90SP : 100 kg

− Hóa chất chống mốc Ceborite – MT30EC : 8 lít − Hóa chất Soda tẩy trắng bề mặt phôi: 40 kg

Trong quá trình ngâm tẩm tùy thuộc vào sự hao hụt của nước thuốc và số lượng m3 gỗ được ngâm để pha bổ sung thêm thuốc hàng ngày theo tỷ lệ sau:

a) Pha chế thuốc

Tỷ lệ pha chế thuốc/m3 gỗ bao gồm các loại hóa chất sau pha với nước sạch như sau: − Hóa chất Cebor 90SP. Tỷ lệ pha thuốc 2,8 – 3 kg/m3

− Hóa chất chống mốc Ceborite – MT30EC : 0,25 lít/m3 phôi

− Hóa chất Soda tẩy trắng bề mặt phôi. Tỷ lệ pha thuốc 1kg/m3 phôi

b) Quy trình ngâm tẩm áp lực

Xếp phôi theo từng loại quy cách, vào goòng sắt, đẩy goòng vào bồn ngâm tẩm vận hành thiết bị máy đúng quy trình ngâm tẩm áp lực, cụ thể:

− Bước 1: hút chân không đạt -70cm/Hg thời gian 20 phút. Nén áp lực thực hiện đạt 8 kg/cm2 trong thời gian 60 phút.

− Bước 2: Bơm hút nước hóa chất ra thời gian 15 phút

− Xả van đáy, mở cửa bồn kéo goòng ra xếp phôi theo từng loại quy cách đúng nơi quy định.

4.1.1.6 Phôi đưa vào lò sấy

- Xếp gỗ phôi lên pallet theo từng loại chiều dài, chiều dày. Kê thanh kê từng lớp thẳng hàng, theo quy cách dày của từng loại phôi. Khoảng cách của thanh kê từ 20-25 cm.

- Loại phôi tận dụng ngắn 150, 200, 250 mm dùng để phủ phần trên gần sát trần lò sấy (cách trần 20 cm)

a) Vận hành nồi hơi

- Công nhân kỹ thuật vận hành nồi hơi thay ca hoạt đọng nồi hơi 24/24 giờ trong suốt thời gian sấy gỗ.

- Tất cả các công nhân kỹ thuật quản lý vận hành nồi hơi phải được học tập và chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình quy phạm về sử dụng, bảo quản nồi hơi của nhà nước ban hành.

- Tuân thủ theo yêu cầu cấp hơi của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật sấy gỗ.

b) Quy trình sấy gỗ cao su

Tùy thuộc vào từng loại chiều dày của phôi mà quy định thời gian sấy cụ thể. − Đối với phôi cao su chiều dày 25-35 mm thời gian sấy 9 ngày (216 giờ) − Yêu cầu đóng tất cả các cửa chính, cửa phụ và cửa trần của lò sấy thật kín. − Vận hành khởi động quạt và hâp nhiệt.

c) Quá trình sấy

 Giai đoạn 1 ( giai đoạn luộc gỗ)

Thời gian cấp nhiệt la từ 7- 10h, nhiệt độ trong phòng sấy đạt 70-750c và duy trì nhiệt độ này trong thời gian 20-25h

 Giai đoan 2 ( giai đoạn sấy ròng)

- Mở của trần nghiêng 25-300c thời gian hạ nhiệt duy trì từ 5-7h đạt nhiệt độ từ 65- 670c. duy trì nghiệt độ này trong phòng sấy tới luc gỗ đạt W% (độ ẩm) từ lúc này T = 18-20%

- Đóng cửa trần chạy nhiệt độ khô lên 700c, nhiệt độ ướt từ 65-680c t = 2-5% duy trì trong thời gian 6-8 giờ

- Tiếp tục mở cửa trần ở nhiệt độ nghiêng 200, sấy với nhiệt độ khô 700c, nhiệt độ ướt từ 40-420c các = 28-30% là phôi đủ độ khô. Thời gian tiến hành kiểm tra độ khô của gỗ.

- Thời gian này đóng cửa trần để bão hòa gỗ duy trì với thời gian 4-6 giờ. Nhiệt độ khô là 700c, nhiệt độ ướt 600c. Sau 6h cho giảm nhiệt độ sấy trong lò từ 6-8h thì đạt nhiệt độ <450c cho mở cửa chính dưa phôi ra lò.

− Đối với phôi dày từ 45-50 mm sấy 12 ngày (288 giờ): Cấp nhiệt thấp hơn với quy trình trên từ 3-50c xử lý ẩm tăng thời gian lên là 2 giờ.

4.1.1.7 Phôi ra lò- phân loại, đai kiện

− Theo loại chiều dài của từng pallet phôi xếp gọn gàng theo đúng quy định.

− Trong quá trình thực hiện phân loại đai kiện, những loại phôi không đạt chất lượng nứt tét, cong vênh trong quá trình sấy cho cắt tái chế lại theo đúng quy cách.

− căn cứ theo yêu cầu của lện sản xuất mà phân loại phôi khô theo bản rộng thanh phôi,chất lượng A,B,C và chiều dày xếp lên pallet từng kiện một.

− Đai kiện và nghiệm thu, ghi mã kiện cho nhập kho Trên đây là bảng quy trình sản xuất gỗ phôi cao su sơ chế

4.1.2 Quy trình chế biến sản phẩm gỗ Tinh chế

- Với các máy móc được trang bị khá hiện đại và đồng bộ, phân xưởng tinh chế của công ty được xếp vào hạng các phân xưởng có trang bị kỹ thuật hiện đại bậc nhất trong khu vực tỉnh cũng như trong nước. Từ quá trình đầu vào cho đến đầu ra hầu hết mọi công đoạn được tự động hóa nên công suất làm việc rất cao

- Với máy móc hiện đại bậc nhất, sản phẩm mà công ty làm ra có tính cạnh tranh rất cao trên thị trường do quá trình chế biến tiết kiệm được nguyên vật liệu, vật tư và công cụ dụng cụ. Đồng thời tăng năng suất lao động của người công nhân

- Đồng thời sản phẩm làm ra có chất lượng rất tốt, được các bạn hàng khắp nơi biết đến và ưa chuộng.Từ đó nên giá cả sản phẩm của phân xưởng luôn được định giá cao hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các công ty khác đóng chân trên cùng địa bàn tỉnh Daklak, cũng như tạo lợi thế giúp công ty đưa ra chiến lược xuất khẩu hàng sang các nước trên thê giới

- Phân xưởng Tinh chế với mặt bằng rộng hơn 1000 m2 , các máy móc được bố trí rất khoa học theo một dây chuyền sản xuất cố định nhằm tiết kiệm thời gian làm việc của công nhân, thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm giữa các giai đoạn sản phẩm

Các công đoạn của Phân xưởng Tinh chế

Phân xưởng tinh chế thực hiện gia công hàng theo các lô hàng nhất định do các đối tác đặt hàng, do đó với mỗi lô hàng khác nhau phân xưởng phải có những kế hoạch rõ ràng từ việc lên giá thành , cho đến công việc sản xuất và giao hàng. Vì vậy với mỗi lô hàng phân xưởng tinh chế phải trải qua một quy trình cố định để thực hiện lô hàng đó.

 Dưới đây là thứ tự các bước của quy trình nêu trên : − Kiểm tra mẫu quy cách sản phẩm cần sản xuất.

− Kiểm tra nguyên vật liệu còn trong kho, và nguyên liệu có thể nhập về − Lên kế hoạch giá thành trình lên công ty

− Triên khai kế hoạch sản xuất, nhận nguyên liệu từ kho về xưởng. − Kiểm tra quy cách nguyên liệu đúng chủng loại, đạt độ ẩm. − Triển khai lệnh sản xuất chất lượng sản phẩm cho các bộ phận Bảng 4.6 Sơ đồ dây chuyền sản xuất của phân xưởng tinh chế

Nhập nguyên

liệu từ kho Chọn, cắt quy cách heo phôi Máy bào 2 mặt Máy Lipsaw 2 cạnh

Bôi keo Chọn màu sắc

gỗ Máy Finger đánh mộng Lựa phôi, chọn phôi Máy Ghép dọc Máy Cắt quy

cách thô Máy Bào 4 mặt Chọn quy cách, chọn màu Máy Cắt tinh

quy cách Máy Rong quy cách Máy Ghép ngang Trải keo Máy Chà nhám

phá Tram xít xử lý Máy Chà nhám tinh Định vị

Phun sơn Bã bột Chà nhám nguội Lắp ráp

4.1.2.1 Quy trình pha phôi, tạo phôi

− Lựa phôi, cắt quy cách theo chủng loại sản phẩm.

− Qua công đoạn bào 2 mặt làm sạch 2 mặt rộng thanh phôi.

− Công đoạn Lipsaw 2 cạch thanh phôi, tạo quy cách theo chủng loại mặt phôi cho sản phẩm

 Yêu cầu kỷ thuật công đoạn pha phôi, tạo phôi.

− Bốn mặt phôi bào sạch, kích cở dung sai độ dày, mặt rộng chính xác theo quy cách cần sản xuất cho sản phẩm.

4.1.2.2 Quy trình finger (ghép dọc)

− Thao tác lựa phôi, chọn chất lượng phôi theo chủng loại sản phẩm AA hoặc AB . − Công đoạn finger đánh mộng đứng lộ răng hoặc mộng nằm dấu răng theo chủng

loại sản phẩm cần sản xuất.

− Công đoạn chọn lựa màu sắc đều nhau theo màu gỗ.

− Công đoạn chấm trải keo, thao tác ghép dọc đúng theo chiều dài sản phẩm quy cách cần sản xuất.

 Yêu cầu kỷ thật công đoạn finger ghép dọc.

− Chất lượng thanh ghép dọc theo đúng chủng loại sản phẩm, màu sắc gỗ đều nhau trên một thanh ghép, lượng trải keo mối đánh mộng được ghép kín bám chắc, cắt đúng quy cách chiều dài độ dung sai sản phẩm cần sản xuất.

− Qua công đoạn bào bốn mặt hoặc lipsaw để ghép ngang.

4.1.2.3 Quy trình bào bốn mặt Lipsaw hai cạnh qua công đoạn bốn mặt

− Thanh phôi được bào sạch bốn mặt.

− Bốn mặt thanh phôi không bị lóc mối ghép, xước cạnh.

− Thanh phôi ghép với nhau phải khít, không move, bát cạnh dung sai độ dày mặt rộng thanh ghép chính xác theo quy cách sản phẩm.

4.1.2.4 Quy trình ghép ngang

− Thao tác lựa phôi, chọn màu sắc gỗ, đo kích cở sản phẩm, chi tiết cần thiết. − Thao tác pha trộn keo, trải keo.

 Yêu cầu kỷ thuật công đoạn ghép ngang.

− Màu sắc gỗ trên một tấm sản phẩm đồng màu, các mặt thanh phôi phải đều nhau. − quy trình pha trộn keo, trải keo theo đúng kỷ thuật.

− Thời gian tháo cảo ghép đúng thời gian quy định.

− Sản phẩm tháo cảo không bị khập khểnh thanh ghép, cong vênh.

4.1.2.5 Quy trình chà nhám, Xử lý sản phẩm

− Lipsaw hoặc tupi hai cạnh sản phẩm. − Cắt quy cách hai đầu sản phẩm.

− Qua công đoạn nhám phá, hạt cát nhám 60 - 150. − Công đoạn xử lý khuyết tật trám trét sản phẩm − Công đoạn chà nhám hạt cát nhám 180. − Công đoạn chà nhám hạt cát nhám 240. − Công đoạn chà nhám hạt cát nhám 320. − Công đoạn xử lý hoàn chỉnh sản phẩm.

 Yêu cầu kỷ thuật công đoạn chà nhám xử lý sản phẩm.

− Chiều dài, mặt rộng sản phẩm được chính xác theo độ dung sai.

− Sản phẩm lipsaw tupi cạnh chính xác, cắt đầu được vuông góc theo độ dung sai. − Các khuyết tật phải được xử lý hoàn chỉnh cho sản phẩm.

− Độ nhám phải được láng, nhẵn theo đúng độ nhám yêu cầu của sản phẩm.

4.1.2.6 Quy trình kiểm nghiệm, đóng kiện, đóng gói sản phẩm

− Chuẩn bị quy cách kiện palet theo đúng chủng loại sản phẩm.

− Thống kê, KCS kiểm nghiệm theo đúng chủng loại sản phẩm để đóng kiện.

 Trên đây là quy trình công đoạn dây chuyền sản xuất gỗ cao su bán thành phẩm xuất nhập khẩu trong và ngoài nước đa dạng các chủng loại sản phẩm ván ghép thanh bào ghép, chi tiết rời tiêu thụ theo nhu cầu khách hàng, bán thành phẩm tinh chế hoàn chỉnh.

4.1.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm của phân xưởng tinh chế

Với đặc tính của nghành hàng lâm sản và đặc trưng của phân xưởng tinh chế chuyên sản xuất các mặt hàng ván ghép từ nguyên liệu gỗ cao su Giá thành sản phẩm chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau xong ở đây chúng ta nghiên cứu các nhân tố trong khâu chế biến

Trong đó gồm 3 nhân tố sau :

Nguyên vật liệu và vật tư đầu vào

Con người

Công nghệ - kỹ thuật

a) Nguyên vật liệu và vật tư đầu vào

- Yếu tố đầu vào ở đây bao gồm các nguyên vật liệu chủ yếu để tạo thành sản phẩm như Phôi sơ chế với các quy cách khác nhau và các vật tư phụ kiện khác như Keo, giấy nhám…

- Yếu tố đầu vào ở đây đóng vai trò rất quan trọng , nó quyết định phân lớn đến giá thành của sản phẩm Tinh chế.Trong đó quan trọng nhất vẫn là nguyên vật liệu.

- Tuy rằng nguồn nguyên vật liệu được lấy ngay tại công ty do công ty phân bổ ngay từ phân xưởng sơ chế xong việc đảm bảo nguyên vật liệu chưa được tính toán tốt dẫn đến nhiều lúc phân xưởng đã không có đủ phôi để sử dụng trong quá trình sản xuất từ đó làm đội giá thành lên cao hơn so với tính toán

- Phân xưởng sản xuất hàng theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Trước khi gia công sản xuất quản đốc phải tính toán nguồn nguyên liệu phôi trong kho để dự trù chi phí sau đó tính toán để nhận gia công

- Thông thường một lô hàng mà phân xưởng nhận gia công sẽ cần đến 3 loại nguyên liệu chính theo bảng sau :

Bảng 4.7 Bảng kết hợp nguyên liệu cho một lô hàng tinh chế

Đơn vị tính: VNĐ

Loại phôi Quy cách Phần trăm số lượng (%) Đơn giá

Phôi chính phẩm loai I 400 – 980 40 4.000.000

Phôi chính phẩm loại II 300 – 350 35 3.000.000

Phôi tận dụng 200 – 250 25 1.500.000

Nguồn: phân xưởng Tinh chế Yêu cầu với phần trăm số lượng như trên thì một lô hàng có thể tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Xong trong thực tế của công ty

mặc dù nguồn nguyên liệu có sẵn nhưng phân xưởng tinh chế vẫn không đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu như kế hoạch dẫn tới việc là không tối thiểu hóa được chi phí làm cho giá thành của sản phẩm bị tăng hơn so với kế hoạch

Lý do của việc không chủ động được nguồn nguyên liệu cho phân xưởng Tinh chế chủ yếu là do công ty còn quá chú trọng xuất bán sản phầm phôi sơ chế theo các hợp đồng đã ký với các đối tác mà chưa chú trọng đến việc làm hàng tinh chế. Nhiều trường hợp mặc dù phân xưởng Tinh chế đang thiếu nguyên vật liệu nhưng công ty vẫn ưu tiên hàng để bán cho đối tác để thực hiện đúng hợp đồng

Việc thiếu nguyên liệu buộc phân xưởng phải sử dụng sai định mức theo tỷ lệ quy cách nêu trên. Thay vì sử dụng phôi tận dụng để kết hợp với các loại phôi khác thì phân xưởng phải sử dụng các loại phôi tốt hơn trong khi điều đó là không cần thiết và rất láng phí phôi

 Việc không chủ động được nguốn nguyên vật liệu đầu vào như vậy khiến giá thành sản phẩm tăng cao hơn so với định mức đề ra ban đầu

Cùng với việc phải thay đổi quy cách các loại phôi sơ chế đầu vào kéo theo việc phân xưởng phải thay đổi định mức các vật tư – công cụ dụng cụ khác có liên quan. Chính xác hơn là phân xưởng không chủ động được định mức các vật tư đi kèm

- Thứ nhất các loại vật tư – công cụ dụng cụ này không có bán trên thị trường tỉnh Daklak, mà chỉ có bán tại các thành phố lớn nên giá mà công ty mua sẽ cao hơn so với các công ty tại các tỉnh thành phố lớn như HCM, Bình Dương, Đồng Nai

- Thứ hai việc sử dụng tăng các loại vật tư - công cụ dụng cụ này sẽ làm đẩy giá thành lên tuy là không đáng kể

 Vật tư - công cụ dụng cụ đi kèm đòi hỏi tăng lên làm cho giá thành tăng theo làm ảnh hưởng đến khả nằn cạnh tranh của doanh nghiệp.

b) Con người

Lao động của phân xưởng được chia thành lao động gián tiếp và lao động trực tiếp Bảng 4.8 Lao động trong phân xưởng Tinh chế

Đơn vị tính: Người

STT Chức vụ Số lượng Trình độ

1 Quản Đốc 1 Đại học

2 Phó quản đốc 2 Đại học

3 Công nhân 57 12/12

Lao động gián tiếp đóng vai trò khà là quan trọng trong phân xưởng. Phân xưởng có 3 lao động gián tiếp : 1 quản đốc, 2 phó quản đốc phụ trách chuyên môn. Bộ phận quản lý phân xưởng này thường xuyên phải lên kế hoạch sản xuất cũng như bố trí sắp xếp công nhân để thực hiện kịp tiến độ gia công hàng hóa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w