Phân tích môi trờng bên ngoài, đánh giá các cơ hôi và sự đe doạ của Tổng công ty cơ khí Xây dựng

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 49 - 54)

doạ của Tổng công ty cơ khí Xây dựng

1. Phân tích môi trờng vĩ mô

Theo định hớng phát triển kinh tế xã hội nớc ta đến năm 2010 phục vu xây dựng chiến lợc và quy hoạch của Viện chiến lợc-Bộ kế hoạch đầu t, mục tiêu tổng quát là: Thời kỳ 2001 – 2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Mục tiêu của thời kỳ là đa nền kinh tế vợt qua những khó khăn gay gắt trớc mắt, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, gi đợc nhịp độ tăng trởng khá và ổn định, thực hiện đổi mới cơ bản về cơ cấu kinh tế theo hớng xây dựng nền tảng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hoàn thiện cơ chế thị trờng, tham gia đầy đủ khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và ASEAN, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xá hội.

1.1. yếu tố kinh tế của môi trờng vĩ mô

Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng là một Tổng công ty với chức năng chủ yếu là cung cấp các máy móc, thiết bị cơ khí cho các công trình xây dựng, công nghiệp hàng năm đã tạo ra giá trị sản lợng đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu tăng trởng công nghiệp của cả nớc.

Trong thời gian tới nhà nớc đã xác định: Công nghiệp có vai trò nòng cốt trong quá trình CNH, HĐH đất nớc. Công nghiệp vừa trực tiếp tạo ra giá trị lớn vừa tác động đến các nghành và lĩnh vực khác, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao và hiện đại hoá. Những định hớng phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tác động đến môi trờng Nghành cơ khí, trong đó có Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng là :

Phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trởng cao, dự báo năm 2001 – 2010 đạt 8-9%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đến năm 2010 đạt khoảng 37%. Để đạt đợc mục tiêu này các ngành trong lĩnh vực công nghiệp đều phải cố gắng phát huy sức mạnh, khắc phục hạn chế của mình, tạo đà phát triển chung cho cả nớc. Là một Tổng công ty thuộc Bộ xây dựng , với mục tiêu phát triển nh vậy của nhà nớc đòi hỏi Tổng công ty phải có những biện pháp, mục tiêu phù hợp với sự phát triển chung của ngành công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Duy trì và phát triển các trung tâm, các thị tứ trên cơ sở đó tạo ra sự lan toả, từng bớc tăng tỷ lệ đô thị hoá, chuyển dịch từng bớc lao động nông thôn sang sản suất công nghiệp và dịch vụ, xem đây là một khâu then chốt của quá trình CNH nông thôn.

Phát triển công nghiệp gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu t vào các khu công nghiệp quy hoạch đã đợc thủ tớng chính phủ phê duyệt. Trong số 58 khu công nghiệp đã đợc cấp giấy phép, dự kiến 52 khu công nghiệp sẽ hoàn thành trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, trong đó tập chung vào 33 khu công nghiệp đã đợc ghi - u tiên trong quy hoạch. Để đảm bảo có hiệu quả đầu t, tránh việc phát triển chàn lan, trớc hết cần lấp đầy các khu công nghiệp đã đợc đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài việc phát triển các khu công nghiệp tập chung có quy mô nhất định, có thể phát triển nhiều điểm công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với vùng nguyên liệu có điều kiện cơ sở hạ tầng, sớm mang lại hiệu quả kinh tế.

Xu hớng biến đổi của lãi xuất ngân hàng, ảnh hởng tới khả năng thanh toán của Tổng công ty bởi vì các nguồn vốn của Tổng công ty một phần là do ngân sách nhà nớc cấp, một phần là đi vay. Do đó, nó ảnh hởng đến tình hình tài chính của Tổng công ty. Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hởng tới hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và hoạt động xuất khẩu vật t thiết bị, xuất khẩu lao động của Tổng công ty.

Nh vậy với mục tiêu và xu hớng phát triển trong thời gian tới của nhà nớc, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng - Bộ xây dựng nhận thấy rõ cơ hội và thách thức của mình. Đó là: cơ hội đợc tham gia các dự án, công trình lớn các khu công nghiệp, các khu chế xuất và mở rộng thị trờng trong cả nớc từ thành thị đến nông thôn. Tuy vậy thách thức cũng không nhỏ, đó là khó khăn về vốn, kỹ thuật và vấn đề tiếp thị khi tham gia đấu thầu các công trình của nhà nớc.

1.2. yếu tố công nghệ của môi trờng vĩ mô

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế trí thức, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn và công nghệ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự thay đổi để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu và phá sản. Tổng công ty phải nhận thức rõ đợc vấn đề này và phải quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thiết bị thi công hiện đại vào xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp. . .

1.3. Yếu tố chính trị và luật pháp của môi trờng vĩ mô

- Các thể chế tín dụng liên quan tới khả năng vay vốn của Tổng công ty, cũng nh vốn nhận từ ngân sách.

- Các chính sách thu hút vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài của nhà nớc đã làm hình thành hàng loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Chiến lợc phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành sản xuất vật chất, văn hoá xã hội.

- Các hiệp định của nhà nớc ta với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.

- Hệ thống pháp luật nh: luật tài nguyên, luật bảo vệ môi trờng, luật lao động, luật doanh nghiệp, các loại thuế đều có những ảnh hởng nhất định tới sự tăng giảm lợi nhuận của công ty.

1.4. Yếu tố xã hội của môi trờng vĩ mô

Do cơ chế thị trờng ngày càng mở rộng nên phong cách, lối sống, sở thích của ngời dân cũng thay đổi, đòi hỏi những sản phẩm có độ tinh tế, thẩm mỹ và chất lợng cao hơn. Vì vậy đòi hỏi Tổng công ty phải không ngừng nâng cao chất lợng sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp đồng thời cải tiến phơng pháp hoạt động cho phù hợp với xu hớng và thị hiếu của khách hàng.

2. Phân tích môi trờng ngành

2.1. Sự cạnh tranh của các công ty khác

Số lợng các đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng rất lớn, đặc biệt là các đối thủ ngang sức cũng rất nhiều.Trong lĩnh vực xây dựng các công trình trong và ngoài nớc thì đối thủ chúng tôi trực tiếp là Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HACC), Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Công ty xây dựng Trờng Sơn. . .

Trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo, sửa chữa, lắp máy có các đối thủ chính nh Tổng công ty cơ khí GTVT, Tổng công ty chế tạo và lắp mày Việt Nam (Lilama), trong lĩnh vực t vấn đầu t xây dựng thì hầu hết các Tổng công ty thuộc Bộ xây dựng đều khai thác lĩnh vực này vì vậy mức độ chúng tôi rất cao. Vận chuyển vật t, thiết bị, cấu kiện phục vụ thi công thì có rất nhiều đối thủ chúng tôi chủ yếu là các doanh nghiệp vận tải t nhân, Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long. . .

Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiện nay tốc độ phát triển của ngành xây dựng là rất cao, trong ngành này thì chi phí cố định về máy móc và thiết bị là rất lớn vì vậy việc rút lui khỏi ngành là rất khó. Qua phân tích trên chúng ta thấy c- ờng độ cạnh tranh trong ngành xây dựng là rất lớn. Do vậy, đòi hỏi Tổng công ty cần phải chú trọng tới việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra đợc các quyết định đúng đắn.

2.2. Sức ép về giá của ngời mua

Do đặc điểm về sản phẩm của Tổng công ty mà khách hàng của Tổng công ty cũng rất đa dạng. Do vậy, hiện tại Tổng công ty đang phải chịu rất nhiều sức ép từ phía khách hàng.

Chẳng hạn trong lĩnh vực xây lắp, khách hàng chủ yếu của công ty là các chủ công trình, dự án nh : các Bộ, các cơ quan chủ quản, địa phơng đợc nhà nớc đầu t các dự án. . . Thông thờng sức ép của các chủ công trình đợc thể hiện ở những mặt sau:

Xu hớng hạ thấp giá thầu xây lắp các công trình, chủ các công trình bao giờ cũng muốn có chi phí thấp nhất. Sức ép từ phía chủ công trình còn gián tiếp tác động tới giá bỏ thầu thông qua số đông các doanh nghiệp tham gia dự thầu, đẩy các nhà thầu vào tình trạng đua nhau giảm giá thầu để giành đợc u thế cạnh tranh.

Xu hớng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép khá lớn đối với Tổng công ty. Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu khi công trình đã hoàn thành, bàn giao, thậm chí đã đa vào sử dụng nhiều năm, trong

khi nhà thầu phải vay vốn ngân hàng để thi công. Với mức độ lãi xuất hiện nay thì Tổng công ty phải chịu thiệt rất nhiều. Ngoài ra các chủ công trình còn gây ra sức ép khi chậm trễ trong việc bảo đảm các điều kiện khởi công công trình nh chậm hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật. . .

2.3. Sức ép về giá của ngời cung cấp

Các nhà cung cấp của Tổng công ty bao gồm các nhà cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào. Hiện nay, máy móc thiết bị của Tổng công ty đa số đợc nhập từ nớc ngoài nh : Nga, Nhật, Mỹ. . . họ là những nhà cung cấp độc quyền máy móc, thiết bị do vậy Tổng công ty chịu rất nhiều sức ép từ phía họ, họ thờng xuyên nâng giá cao hơn giá thị trờng hoặc giao những máy móc, thiết bị không đủ chất lợng. Mặt khác, do trình độ ngoại thơng của cán bộ trong Tổng công ty còn hạn chế, cho nên trong hợp đồng nhập khẩu các điều khoản không đợc chặt chẽ, cha có điều kiện ràng buộc nhà cung cấp vì vâỵ Tổng công ty thờng phải chịu thiệt thòi.

2.4. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn

Ngoài việc phân tích các vấn đề nêu trên, trong môi trờng ngành Tổng công ty còn phải phân tích các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là các tập đoàn về máy móc, thiết bị cơ khí xây dựng có thể sắp tới sẽ có mặt trên thị trờng Việt Nam. Đây là những đối thủ mạnh về tài chính cũng nh khoa học, công nghệ . . . Tổng công ty phải phân tích kỹ để tìm ra giải pháp khống chế các đối thủ này. Ngoài ra Tổng công ty vẫn phải chú ý đến các đối thủ trong ngành nh: Licogi, Lilama, các nhà máy cơ khí nhỏ ở các tỉnh thành rất có thể sẽ là đối thủ lớn trong tơng lai.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho tổng công ty cơ khí xây dựng (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w