Cán cân th−ơng mại và việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 160 - 162)

X- Xuất khẩu, M Nhập khẩu

1.1.3. Cán cân th−ơng mại và việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đại hoá

Vai trò của việc điều tiết CCTM đối với việc thực hiện CNH, HĐH thể hiện ở một số điểm sau đây:

Thứ nhất, điều chỉnh cân đối xuất khẩu và nhập khẩu trong khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ n−ớc ngoài nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện cần thiết để thực hiện công nghiệp hoá.

Thứ hai, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia thực hiện công nghiệp hoá thành công là các n−ớc có nền kinh tế mở. Nh− vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoại th−ơng là điều kiện quyết định sự thành công của việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá.

Thứ ba, điều chỉnh hợp lý cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong từng thời gian nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong giai đoạn chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá, khuyến khích xuất khẩu đi đôi với các biện pháp hạn chế nhập khẩu hợp lý sẽ tạo điều kiện thác lợi thế so sánh sẵn có để tăng

tr−ởng xuất khẩu, tạo tiền đề ổn định kinh tế và tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, đi đôi với việc khuyến khích xuất khẩu cần tự do hoá nhập khẩu nhằm tận dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, marketing từ các n−ớc tiên tiến để khai thác lợi thế cạnh tranh, tăng năng suất, thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế nhanh. ảnh h−ởng rõ nét nhất của việc điều tiết CCTM ở đây là góp phần đổi mới công nghệ, năng lực quản lý, do đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế.

Kinh nghiệm của các n−ớc công nghiệp hoá mới cho thấy các n−ớc thực hiện công nghiệp hoá theo hai cách là công nghiệp hoá định h−ớng xuất khẩu và công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

Nội dung cơ bản của chiến l−ợc công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu

là đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp trong n−ớc, tr−ớc hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sau đó là các ngành công nghiệp thay thế các sản phẩm nhập khẩu.

Nhìn chung, những n−ớc theo mô hình thay thế nhập khẩu th−ờng thiếu khả năng đáp ứng theo h−ớng nâng cao tính cạnh tranh trong giai đoạn tăng tr−ởng toàn cầu trì trệ. Lý do cơ bản là chủ nghĩa bảo hộ th−ờng gây ra hàng loạt vấn đề bất lợi cho nền kinh tế nh−: Mất cân đối giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp; Tạo ra cơ cấu công nghiệp bất hợp lý; Tạo ra bất lợi cho xuất khẩu; Mất cân đối giữa quy mô thị tr−ờng và quy mô năng lực sản xuất.

Mô hình công nghiệp hoá định h−ớng xuất khẩu đã đem lại thành công cho một số nền kinh tế đang phát triển và đ−ợc bàn luận nhiều trong mấy thập niên qua. Nh−ng nghiên cứu sâu hơn, các học giả lại phân mô hình này thành hai loại:

Một là, mô hình công nghiệp hoá định h−ớng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp (nông sản và các sản phẩm khai khoáng). Tr−ờng hợp này có thể dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, không nâng cao đ−ợc trình độ kỹ thuật và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế . Đây là mô hình công nghiệp hoá dựa vào lợi thế so sánh tĩnh, mang tính ngắn hạn. Sử dụng hợp lý mô hình này sẽ tạo đ−ợc những tích luỹ ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá.

Hai là, mô hình công nghiệp hoá định h−ớng xuất khẩu chủ yếu dựa vào thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của công nghiệp chế tạo. Trong tr−ờng hợp

này, các n−ớc công nghiệp hoá dựa vào khai thác lợi thế trong n−ớc và cơ hội của tự do hoá th−ơng mại để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nh−

dệt may, chế biến thực phẩm, điện tử dân dụng... Đây là mô hình công nghiệp hoá dựa vào lợi thế cạnh tranh động, mang tính dài hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)