Đầu t− phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 126 - 129)

- Điều chỉnh CCTM theo h−ớng ổn định kinh tế vĩ mô Trong ngắn hạn, CCTM n−ớc ta ch−a thể cân bằng, xu h− ớng NK vẫn sẽ gia tăng so với XK Vì

3.4.4. Đầu t− phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Nh− đã phân tích trong ch−ơng II, mặc dầu trong cơ cấu NK của Việt Nam, tỷ lệ giá trị NK t− liệu sản xuất rất cao (trên 90%). Tuy nhiên tỷ trọng NK là nguyên vật liệu, phụ liệu cho sản xuất trong n−ớc và XK còn rất lớn, chiếm đến hơn 60% và trong 10 năm trở lại đây không có sự thay đổi đáng kể. Hiện nay, ngành dệt mới đáp ứng đ−ợc khoảng 30% nhu cầu trong n−ớc, còn lại phải NK, đầu vào NK của ngành giày dép chiếm tới 80% giá thành, chi phí bột giấy chiếm 65-70% giá thành. Năm 2004, 3 mặt hàng xăng dầu, thép và phôi thép chiếm tới 36,9% tổng kim ngạch NK. Trong các ngành công nghiệp chế tạo khác nh− ô tô, xe máy, điện, điện tử, hoá chất… vấn đề nguyên, phụ liệu cũng hết sức bức xúc. Các xí nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài trong lĩnh vực này đang lo ngại vì thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ, khả năng cạnh tranh của họ khó có thể đ−ợc cải thiện. Nh− vậy, có thể nói ngành công nghiệp phụ trợ của ta còn ch−a phát triển đáp ứng yêu cầu sản xuất trong n−ớc và sản xuất XK. Trong xu thế tăng giá các nguyên liệu đầu vào do kinh tế thế giới phục hồi và tăng tr−ởng nóng của Trung Quốc, sự phụ thuộc nguyên nhiên liệu n−ớc ngoài sẽ làm biến động giá cả gây tình trạng lạm phát, giảm khả năng cạnh tranh của hàng trong n−ớc và XK, giảm sức thu hút FDI và gây tình trạng thâm hụt CCTM. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để hạn chế NK nguyên liệu và sản phẩm trung gian nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong n−ớc, đồng thời phục vụ hiệu quả cho các ngành sản xuất XK, hạn chế nhập siêu là hết sức cấp bách. Một số biện pháp cần thực hiện:

- Nhanh chóng xây dựng chiến l−ợc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tr−ớc mắt tập trung vào việc đáp ứng đầu vào cho các ngành sản xuất có tỷ trọng XK cao nh− dệt may, da giày, điện tử. Từng b−ớc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành chế tạo nh− ô tô, xe máy, công nghệ phần mền…

- Điều chỉnh chính sách thuế để khuyến khích các doanh nghiệp trong n−ớc đầu t− vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện nay ta ch−a có chính sách −u đãi nhằm khuyến khích DN sử dụng phụ liệu sản xuất trong n−ớc, thuế NK những mặt hàng này (để tái xuất) bằng 0%. Nh−ng các DN sử dụng nguyên vật liệu sản xuất trong n−ớc để may hàng XK chẳng những

không đ−ợc h−ởng −u đãi mà còn bị đóng thuế giá trị gia tăng đầu vào. Tuy đ−ợc hoàn trả nh−ng phải làm nhiều thủ tục.

- Từng b−ớc cắt giảm bảo hộ đối với các mặt hàng nguyên nhiên liệu sản xuất trong n−ớc để đ−a các doanh nghiệp vào môi tr−ờng cạnh tranh, thích ứng với môi tr−ờng tự do hoá đang ngày càng mở rộng.

- Việt Nam phải đ−a ra đ−ợc một tầm nhìn rõ ràng và cụ thể về phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ khiến các nhà đầu t− yên tâm làm ăn. Đồng thời tạo mối liên kết chuyển giao công nghệ giữa các công ty FDI với các doanh nghiệp trong n−ớc (quốc doanh và t− nhân) tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát triển. Tr−ớc mắt, cần có chính sách −u đãi để thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài vào các ngành công nghiệp phụ trợ nh− giảm thuế NK máy móc, miễn thuế doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Vấn đề này có thể học thêm kinh nghiệm của Thái Lan.

- Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, Chính phủ cần cho quy hoạch tổng thể phát triển từng ngành, với lộ trình và chính sách ổn định lâu dài. Chính sách thuế cần h−ớng đến −u đãi cho những DN sản xuất hàng phụ trợ, sử dụng nguyên phụ liệu trong n−ớc làm ra để gia công hàng XK. Quy hoạch đầu t− cần h−ớng DN sản xuất chuyên môn hóa những mặt hàng phụ trợ để nâng cao chất l−ợng, tăng khả năng cạnh tranh và tránh đầu t− chồng chéo.

3.4.5. Chính sách tỷ giá hối đoái

Quan điểm về lựa chọn tỷ giá hối đoái. Hiện nay ở n−ớc ta có hai quan điểm khác nhau về lựa chọn tỷ giá hối đoái. Một quan điểm cho rằng nên thực hiện chính sách tỷ giá cố định. Bởi vì chỉ có cố định tỷ giá mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định đ−ợc chi phí sản xuất, giảm tính bất định trong giao dịch quốc tế. Điều này có tác dụng khuyến khích sản xuất trong n−ớc và th−ơng mại quốc tế, thu hút đầu t− n−ớc ngoài, kiềm chế đ−ợc lạm phát và tạo đà cho tăng tr−ởng kinh tế. Quan điểm ng−ợc lại cho rằng, cần phải thả nổi tỷ giá hối đoái, do chế độ này có −u điểm là tỷ giá luôn luôn gắn với quan hệ cung cầu và thích hợp với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập KTQT hiện nay.

Tuy nhiên, trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay của Việt Nam, việc theo đuổi chế độ tỷ giá cố định, thoát ly sự nhạy bén của thị tr−ờng sẽ dẫn đến các vấn đề sau:

+ Nếu tỷ lệ lạm phát trong n−ớc cao hơn thế giới, Việt Nam sẽ mất dần khả năng cạnh tranh trên các thị tr−ờng XK, gây tổn thất cho cán cân thanh toán và ảnh h−ởng xấu đến sản xuất trong n−ớc.

+ Để bảo vệ tỷ giá cố định, chính phủ th−ờng phải sử dụng các công cụ hạn chế NK nh− thuế quan, phi thuế quan và hạn chế các luồng vốn luân chuyển quốc tế nhằm kiềm chế thâm hụt cán cân thanh toán. Điều này sẽ cản trở quá trình đẩy mạnh hội nhập, hạn chế luồng NK mà hiện nay n−ớc ta đang cần thiết để thực hiện CNH.

Mặt khác, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là phù hợp với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, nh−ng đối với Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, mức độ hội nhập còn thấp, các công cụ thị tr−ờng ch−a phát triển, hệ thống ngân hàng còn yếu kém, thị tr−ờng ngoại hối đang trong giai đoạn hình thành, dự trữ ngoại tệ còn thấp, nợ n−ớc ngoài đang ở mức cao và có xu h−ớng gia tăng, các doanh nghiệp kinh doanh XNK ch−a thích ứng linh hoạt với sự biến động của thị tr−ờng. Trong điều kiện nh− vậy, một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn sẽ dễ gây rủi ro cho nền kinh tế.

Tất cả những lý do nêu trên, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần thực hiện một chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà n−ớc. Điều đó có nghĩa là một tỷ giá hối đoái về cơ bản phải do thị tr−ờng quyết định nh−ng Ngân hàng Nhà n−ớc vẫn phải can thiệp khi cần thiết nhằm hạn chế những biến động quá nhanh của TGHĐ.

Nh− vậy, trong thời gian tới, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam cần đ−ợc điều chỉnh linh hoạt theo h−ớng thị tr−ờng hơn, nh−ng Nhà n−ớc vẫn cần can thiệp vào thị tr−ờng hối đoái khi cần thiết nhằm hạn chế những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. Tr−ớc mắt, Nhà n−ớc có thể điều chỉnh TGHĐ theo h−ớng giảm nhẹ giá đồng Việt Nam nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng Việt Nam trong khi vẫn duy trì đ−ợc ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát có xu h−ớng gia tăng do giá một số mặt hàng tăng mạnh nh− xăng dầu, sắt thép xi măng…, đồng đô la có xu h−ớng

tăng giá, do đó cần hết sức thận trọng khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái, phá giá đồng tiền Việt Nam. Và nh− phân tích ở ch−ơng II, việc phá giá mạnh đồng tiền Việt Nam là không cần thiết. Tuy vậy, cũng không nên giữ giá đồng nội tệ quá lâu và quá phụ thuộc vào đồng USD. Tr−ờng hợp của Thái Lan trong khủng hoảng tài chính châu á (1997-1998) cho thấy điều này.

Một số giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu lực quản lý tỷ giá hối đoái ở n−ớc ta trong thời gian tới là từng b−ớc thực hiện chế độ l−u hành duy nhất VNĐ trên lãnh thổ Việt Nam và tạo điều kiện để tiền Việt Nam chuyển đổi đ−ợc; hoàn thiện hệ thống thị tr−ờng hối đoái; có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tỷ giá hối đoái với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)