Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 129 - 131)

- Điều chỉnh CCTM theo h−ớng ổn định kinh tế vĩ mô Trong ngắn hạn, CCTM n−ớc ta ch−a thể cân bằng, xu h− ớng NK vẫn sẽ gia tăng so với XK Vì

3.4.6. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập KTQT, đặc biệt là gia nhập WTO, xét cả về lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, đem lại nhiều lợi ích rất to lớn. Việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giúp loại bỏ những sai lệch trong phân bổ các nguồn lực, làm cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả hơn. Tự do hóa th−ơng mại còn góp phần đẩy nhanh tiến bộ công nghệ, thúc đẩy tăng năng suất thông qua cạnh tranh, mở rộng các thị tr−ờng tiềm năng và XK, góp phần duy trì tăng tr−ởng bền vững. Hội nhập (gia nhập WTO) tạo cơ hội để n−ớc ta cải thiện vị thế của mình, giảm bớt các bất lợi về vị thế đàm phán trong tranh chấp th−ơng mại. Hơn nữa, phúc lợi xã hội tăng do ng−ời dân đ−ợc tiếp cận, tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ với chủng loại đa dạng, chất l−ợng tốt hơn và giá rẻ hơn. Hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi các n−ớc, nhất là các n−ớc đang phát triển nh− Việt Nam, phải đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế. Đây là tác động có ý nghĩa nhất đối với các n−ớc đang trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị tr−ờng. Trung Quốc coi việc trở thành thành viên WTO là nhân tố thúc đẩy một làn sóng mới về cải cách thể chế.

Một số giải pháp cụ thể:

- Tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập WTO (WTO) theo các ph−ơng án và lộ trình hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của n−ớc ta là một n−ớc đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. Gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi mặt hoạt động kinh tế ở trong n−ớc.

- Tích cực thực hiện các cam kết khu vực và song ph−ơng, đặc biệt là thực hiện CEPT/AFTA, ACFTA, BTA Việt-Mỹ.

- Xây dựng Chiến l−ợc tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa ph−ơng, các doanh nghiệp khẩn tr−ơng sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm cho hội nhập có hiệu quả.

- Tăng c−ờng năng lực và sự phối hợp của Bộ/ngành trong tiến trình hội nhập KTQT. Tr−ớc hết là tăng c−ờng năng lực điều phối hoạt động Hội nhập KTQT ở cấp quốc gia.

- Tăng c−ờng năng lực thực hiện hội nhập KTQT của các bộ, ngành. Hình thành đầu mối thực thi hội nhập KTQT của các bộ, ngành.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ những ng−ời thực hiện hoạt động Hội nhập KTQT. Tr−ớc hết là nhóm chuyên gia cao cấp trong UBQG về HTKT quốc tế và đoàn đàm phán của Chính phủ; những chuyên gia ở các đầu mối chỉ đạo thực thi HNKT quốc tế của bộ, ngành và mạng l−ới của UBQG về HTKT quốc tế; những ng−ời trực tiếp thực thi hoạt động HNKT quốc tế ở các bộ, ngành và tại các DN và các tổ chức kinh tế khác; đội ngũ đảng viên và các nhà t− vấn về HNKT quốc tế nh− các giảng viên từ các tr−ờng đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia của các Bộ, Ngành.

- Tăng c−ờng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính cho hoạt động HNKT quốc tế. Tr−ớc hết cần tạo điều kiện làm việc cho các nhóm chuyên gia về HNKT quốc tế. Đặc biệt cần trang bị hệ thống máy tính kết nối mạng, th−

viện và các cơ sở dữ liệu. Mở rộng nguồn tài chính cho hoạt động HNKT quốc tế thông qua ngân sách và các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp về lợi ích và thách thức của hội nhập KTQT.

- Chuẩn bị đối phó với những thay đổi với những tác động bất lợi của TCH trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động phức tạp nh− giá nguyên vật liệu tăng, các rào cản phi thuế quan ngày càng tinh vi và thay đổi khó l−ờng…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)