Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 104 - 135)

- Từ thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

3.3.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp

- Để tăng cường thâm nhập hàng hoá vào thị trường Trung Quốc, nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này, mọi cố gắng không thể chỉ từ phía chính phủ, cơ quan quản lý vĩ mô mà các doanh nghiệp cần phải chung vai, góp sức phấn đấu để tạo ra một hình ảnh tốt cho các sản phẩm của Việt Nam đối với thị trường này. Các doanh nghiệp càng xuất khẩu được nhiều hàng hoá sang thị trường Trung Quốc có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam càng cao, đóng góp càng nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, bằng những cách này hay cách khác các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, tạo dựng được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc cho các mặt hàng của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

3.3.2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc

- Thứ nhất, các doanh nghiệp tự tìm cho mình một thời điểm thâm nhập và tốc độ thâm nhập hợp lý vào thị trường này. Thị trường Trung Quốc đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội vàng khi Chính phủ Trung Quốc đặt trọng tâm vào chính sách “ Đại khai phá miền Tây” và chương trình mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc cũng bắt đầu được thực thi. Nắm bắt được

cơ hội này các doanh nghiệp Việt Nam cần lập ra một thời điểm hợp lý để xúc tiến thâm nhập hàng hoá sang Trung Quốc.

- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lựa chọn ra một phương thức thâm nhập. Hiểu được văn hoá kinh doanh của người Trung Quốc là hiếu khách, các chủ doanh nghiệp của Trung Quốc thường có những thói quen làm việc như: tổ chức ăn uống thịnh soạn, khi gặp đối tác họ thường trao danh thiếp, chào hỏi về sức khỏe, gia đình.., sau đó họ mới bàn đến công việc. Tuy nhiên họ hết sức tỉnh táo và thận trọng trong lần giao dịch đầu tiên với cá đối tác. Nhưng khi được đáp ứng nhu cầu và sự thoả mãn trong lần giao dịch đầu tiên thì họ mở ra cho đối tác một không khí làm ăn dễ dàng và thoải mái. Vì thế, để tiếp cận tốt với các doanh nghiệp Trung Quốc trong lần đầu tiên thì các doanh nghiệp Việt Nam cần liên hệ với các công ty tư vấn của Trung Quốc. Những công ty này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam liên hệ được đối tác làm ăn của mình ở Trung Quốc, cũng có thể họ sẽ tư vấn về kinh tế, kỹ thuật hay một khía cạnh nào đó phục vụ cho công việc giao dịch có hiệu quả. Bởi lẽ, các công ty này có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc, nên hơn ai hết họ nắm trong tay những thông tin quí giá về nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, thị hiếu của từng khu vực dân cư…Khi liên hệ được với các doanh nghiệp Trung Quốc, thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tiết kiệm được thời gian để đẩy nhanh tốc độ thâm nhập hàng hoá của hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc. Không chỉ vậy, hàng năm các doanh nghiệp Trung Quốc thường cử các đại diện ra nước ngoài để mua bán hàng hoá trực tiếp. Biết dược điều này, các doanh nghệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội để tiếp cận và liên hệ với họ.

- Điểm đáng lưu ý là khi lựa chọn cho mình cách thức thâm nhập hàng hoá vào thị trường rộng lớn này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm ra được một lối đi hiệu quả có thể nói là “ngách” thị trường để hàng hoá len lỏi vào một cách nhanh chóng dựa trên những lợi thế so sánh vốn có của Việt Nam. Vì Việt

Nam và Trung Quốc có quan hệ thương mại truyền thống, trong khi các thương nhân Trung Quốc luôn luôn tìm kiếm đối tác của các nước láng giềng để mua bán trao đổi tạo một con đường thông thương cho cả hai bên. Họ thường hay tìm kiếm các sản phẩm qua các hội chợ triển lãm ở các khu thương mại biên giới, nếu đáp ứng được nhu cầu của họ các hàng hoá này sẽ được họ bầy bán lại ngay trên thị trường nội địa. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng điều kiện đó theo cách thẩm thấu dần và luôn hỗ trợ một cách tích cực cho đối tác để từ đó tạo ra được một kênh phân phối và một cách thâm nhập thị trường dễ dàng. Đó là một định hướng để các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn tiêu chí phù hợp khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Với Trung Quốc các tiêu chí mà các doanh nghiệp Việt Nam nên chọn là: tiêu chí hướng về thị trường các nước láng giềng, tiêu chí hướng đến thị trường có sức mua lớn.

- Không chỉ thế, các doanh nghiệp Việt Nam nên thường xuyên mời các đối tác thương mại sang thăm nhà máy hay các dây chuyền sản xuất để họ hiểu rõ hơn năng lực sản xuất và tăng thêm mối quan hệ lâu dài, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp thêm những thông tin cần thiết về các hàng hoá, kèm thêm các catalogue bằng tiến Trung Quốc để thể hiện mức độ thân thiết, quan hệ làm ăn lâu dài với nhau.

- Phần tiếp cho chiến lược kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc là: uy tín, hai bên đều có lợi, có các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm mới, tìm cho mình các đối tác tin cậy, quan hệ làm ăn lâu dài, thường xuyên.

3.3.2.2. Giải pháp đối với chất lượng sản phẩm

- Để hàng hoá có được niềm tin và chỗ đứng ở một thị trường không phải dễ, cũng không phải khó mà thực ra dễ hay khó là do hàng hoá đó có đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, chất lượng…các đòi hỏi mà khách hàng đặt ra hay không. Một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của

chiến lược thâm nhập thị trường, chiếm thị phần của các doanh nghiệp là yếu tố chất lượng hàng hoá. Vì vậy, khi quyết định tham gia một thương vụ kinh doanh hay không các doanh nghiệp cần xem xét lại chất lượng hàng hoá của mình. - Đặc biệt, khi đối tác xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là Trung Quốc- một đối tác chiến lược, truyền thống thì việc nâng cao chất lượng là cơ sở, tiền đề để hàng hoá của Việt Nam chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Với sức tiêu dùng lớn thì trên thị trường Trung Quốc có mặt rất nhiều hàng hoá của các nước. Tiêu biểu là hàng hoá của các nước thuộc khối ASEAN. Kể từ khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ra đời thì quan hệ thương mại của các nước này càng có những chuyển biến rõ rệt. Nằm trong khu vực kinh tế này, Thái Lan đã đạt được nhiều thành công trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Vì vậy, hàng hoá của Thái Lan có mặt trên mọi miền của Trung Quốc và chiếm được lòng tin khá lớn của người tiêu dùng Trung Quốc. Đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt và gay gắt này, nếu hàng hoá có chất lượng kém hoặc bình thường thì những mục tiêu mà nhà nước cũng như các doanh nghiệp đặt ra khó lòng thực hiện được và dần dần hàng hoá của Việt Nam sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường Trung Quốc. Vậy muốn nâng cao được chất lượng hàng hoá của mình các doanh nghiệp cần làm gì? Làm như thế nào?

- Thấy được cơ cấu hàng hoá của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết là các sản phẩm nông sản, sản phẩm thô chưa qua chế biến, một số sản phẩm như dây cáp điện, điện tử, linh kiện…nên các doanh nghiệp phải nâng chất lượng cho từng nhóm hàng hoá.

+ Đối với hàng nông sản:

Xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn gắn liền với công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch hiện đại. Để tăng khả năng cạnh tranh chỉ có một giải pháp là quy hoạch mở rộng diện tích, xây dựng các vùng chuyên canh quy

mô lớn gắn liền với các nhà máy chế biến và bảo quản sau thu hoạch hiện đại. Trong ngành rau quả công nghệ xử lý và bảo quản lạnh để kéo dài thời gian tươi lâu của sản phẩm hầu như ở Việt Nam chưa được thực hiện. Công nghệ chế biến rau quả thu hoạch của Việt Nam hiện nay rất hiện đại, do thiếu các kho chứa và các phương tiện vận chuyển đạt yêu cầu nên tổn thất sau thu hoạch là rất lớn có thể lên tới 25- 30%, đây là một tác nhân đẩy giá hoa quả của Việt Nam tăng mạnh và tăng lên cao nhất khu vực Đông Nam Á, vì thế khả năng cạnh tranh của mặt hàng này là một điều tất yếu.

Bên cạnh đó cần đầu tư thích đáng cho khâu nghiên cứu và sản xuất giống mới, nhập khẩu các giống mới, nhân giống và cải tạo giống, hỗ trợ các hộ nông dân trong việc sử dụng giống để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Kinh nghiệm rất quý báu của Thái Lan là một bài học để Việt Nam đáng phải suy ngẫm. Bởi vì cách đây hơn 20 năm tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của Thái Lan cũng tương tự như Việt Nam nhưng ngày nay thì sao? Một số hàng hoá của Thái Lan đã vượt xa Việt Nam và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Tại sao họ lại đạt được thành công đó? Theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì Thái Lan rất coi trọng trong khâu giống, họ coi giống là một lợi thế cạnh tranh một cách bền vững để giữ được vị trí của họ trên thị trường nước ngoài. Nguyên tắc của họ là: giống phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có quy trình hướng dẫn thâm canh khoa học, có bằng chứng để chứng minh giống đó đã được trồng thử nghiệm và cho kết quả cao. Hơn nữa chính phủ Thái Lan còn có các chính sách hỗ trợ nhập khẩu giống mới, lựa chọn và lai tạo các giống tốt, trợ giá để giống đó trở nên phổ biến hơn. Việt Nam cần tận dụng lợi thế là có nhiều viện nghiên cứu về giống để nghiên cứu các giống mới, thiết lập ra các chương trình thâm canh khoa học, hợp lý.

Không chỉ thế Việt Nam cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm nông sản, thành lập các cơ quan chuyên trách để kiểm tra, giám sát

chất lượng nông sản xuất khẩu…Để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Trung Quốc, nông sản Việt Nam cần được sản xuất từ một nền nông nghiệp sạch, an toàn bền vững, kiên quyết loại bỏ các lô hàng xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.3.2.3. Giải pháp đối với giá cả hàng hoá

- Vì đặc điểm của người tiêu dùng Trung Quốc là nhạy cảm với giá cả và họ thường thích sản phẩm rẻ hơn trừ khi họ bị tác động bởi các hoạt động chăm sóc khách hàng tốt hơn hay chất lượng hàng hoá cao hơn hẳn. Cho nên giá cả là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu ở thị trường này. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải có những biện pháp nhằm xây dựng cho mình một khung giá hợp lý vừa đảm bảo được lợi nhuận cho chính mình, vừa tạo ra một sức cạnh tranh nhất định cho sản phẩm. Song thị trường Trung Quốc rất rộng lớn, cách chi tiêu của họ rất khác nhau theo sự chi phối của thu nhập của họ, đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để có cách phân chia, phân đoạn thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.

3.3.2.4. Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới phương thức kinh doanh

- Việc đổi mới phương thức kinh doanh của mình tại thị trường Trung Quốc nhằm hạn chế bất lợi đồng thời tận dụng được những lợi thế do EHP mang lại. Điều đó thể hiện rất rõ, nếu trước kia các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ theo hình thức tiểu ngạch, mang theo nhiều rủi ro và thua thiệt thì hiện nay, với những quy định của EHP đã làm thay đổi hình thức buôn bán tiểu ngạch không còn phù hợp này nữa, nên các doanh nghiệp cần chuyển sang buôn bán chính ngạch, tuân thủ các thông lệ quốc tế nhằm tận dụng được hết các lợi thế mà EHP hay cả WTO mang đến.

3.3.2.5. Chiến lược marketing sản phẩm

- Để thành công khi tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá thì các doanh nghiệp không thể bỏ qua các hoạt động marketing. Cần tăng cường hoạt động

tiếp thị và quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, chủ động từng bước thâm nhập và tạo chỗ đứng vững chắc vào các kênh buôn bán, các siêu thị, các trung tâm thương mại nằm sâu trong nội địa, các thành phố lớn của Trung Quốc nơi có giá bán các sản phẩm cao hơn, nhu cầu tiêu thụ cao và ổn định hơn thay vì tập trung vào các vùng biên giới, nơi mà dân cư có mức thu nhập không cao và nhu cầu tiêu thụ hàng hoá không ổn định. Đứng trên thị trường Trung Quốc đầy sự cạnh tranh, các doanh nghiệp xuất khẩu cần cung cấp hàng hoá một cách đầy đủ, đều đặn, đúng với những điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng kinh doanh như: điều khoản về giá cả nhằm tạo ra uy tín và sự hài lòng của bạn hàng trong quan hệ hợp tác lâu dài. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm để tiếp tục thiết lập cá mối quan hệ làm ăn trực tiếp với các nhà nhập khẩu Trung Quốc, đồng thời tạo ra sự liên kết, gặp gỡ thường xuyên giữa các đối tác đã có quan hệ buôn bán với nhau.

3.3.2.6. Giải pháp xây dựng chiến lược và phát triển thương hiệu

- Không có thương hiệu là tình trạng phổ biến của hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài. Trước đây việc xây dựng thương hiệu không được quan tâm đúng mức, chính điều đó đã làm cho các sản phẩm của Việt Nam khó có một chỗ đứng ổn định ở thị trường nước ngoài. Do đó khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc cần đăng ký và bảo hộ thương hiệu kịp thời.

3.3.2.7. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Để hoạt động xuất khẩu hàng hoá đạt được kết quả như mong muốn các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ các nhà quản lý và kinh doanh giỏi. Họ phải là những người có khả năng phân tích, tư duy, am hiểu pháp luật trong và ngoài nước, biết nắm bắt các cơ hội, thời cơ kinh doanh nhanh nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong xu hướng hiện nay, đặc biệt Việt Nam đã là thành viên của WTO, vấn đề có một đội ngũ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi là rất cần thiết. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo nhân viên của mình một

cách khoa học để họ nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Khi làm ăn với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những nhân viên am hiểu luật pháp, thị trường, văn hoá kinh doanh của Trung Quốc, đặc biệt là phải thành thạo ngôn ngữ của Trung Quốc, điều đó sẽ là công cụ hữu hiệu khi các doanh nghiệp tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương. Các doanh nghiệp cần có nguồn kinh phí để gửi các cán bộ nhân viên đi học tập và nghiên cứu tại Trung Quốc, đó là cách làm thiết thực nhất để họ đi vào thực tế, nâng cao năng lực của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tóm lại: Trung Quốc là một thị trường tiềm năng và chiến lược của Việt Nam đặc biệt là trong bối cảnh hai nước đang có mối quan hệ “ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị, hai bên cùng có lợi” và cả hai nước đều đã là thành viên của

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 104 - 135)