Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 67 - 82)

2.4.1.1.Tình hình xuất khẩu giai đoạn 1991-2000

- Trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu năm 1991 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 19,3 triệu USD thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên gấp 79 lần là 1.534 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này như sau:

Bảng2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 1991- 2000

(Đơn vị: Triệu USD,%)

Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ phát triển

1991 19,3 - 1992 95,6 395 1993 135,8 42 1994 295,7 118 1995 361,9 22 1996 340,2 -5 1997 471,1 38 1998 478,9 1,7 1999 858,9 79 2000 1.534,0 78

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam)

- Trong giai đoạn này xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc tăng đều theo các năm. Theo bảng trên, nếu như năm 1991 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc 19,3 triệu USD thì sang năm 1992 đã tăng lên 95,6 triệu USD, xấp xỉ 4 lần so với năm 1992, tiếp theo là các năm 1993 đạt 135,8 triệu USD, tăng 42% và đến năm 1995 đạt 361,9 triệu USD, tăng 22% so với năm 1994. Mức tăng đều hàng năm cho thấy khả năng duy trì xuất khẩu của Việt Nam là khá tốt. Tuy nhiên, đến năm 1996 kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ từ 361,9 triệu USD năm 1995 xuống còn 340,2 triệu USD(bằng 94%). Do sự dao động của thị trường qua hàng năm cho nên sự biến động này có thể ảnh hưởng

- Sang năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại tăng lên mức 471,1 triệu USD, đặc biệt đây là năm Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc 70 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này là do bên Việt Nam giảm nhập máy móc thiết bị của các nhà máy đư, nhà máy xi măng nên làm giảm kim ngạch nhập khẩu, trong khi số lượng hàng hoá xuất khẩu vẫn được duy trì. Các năm sau từ 1998- 2000, Việt Nam liên tục xuất siêu qua Trung Quốc. Có hai nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Thứ nhất, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997 đã làm giảm rõ rệt nhu cầu nhập khẩu của các nhà nhập khẩu Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, là những nước bị thiệt hại lớn trong cuộc khủng hoảng này và cũng là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam phải đi tìm kiếm các đối tác mới, thị trường mới cho các hàng hoá của mình và Trung Quốc là đối tượng đó.

+ Thứ hai, kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu coi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược. Do đó, chính phủ Việt Nam không ngừng hợp tác thương mại với Trung Quốc, đồng thời đặt ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

- Nhìn chung, trong giai đoạn 1991- 2000, Việt Nam đã dần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc và duy trì một cách ổn định con số này dù biến động kinh tế khu vực và trên thế giới diễn ra liên tiếp. Điều đó đã chứng tỏ một phần nào đấy quan điểm, định hướng của Việt Nam là coi thị trường Trung Quốc là một thị trường chiến lược, trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là cơ sở cho một mối quan hệ thương mại lâu dài và đầy triển vọng.

2.4.1.2. Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001- 2006

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng trong giai đoạn này, tuy nhiên mức độ tăng không mạnh và tăng thấp hơn

mức xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang Việt Nam. Đó là lý do dẫn đến sự thâm hụt thương mại khá lớn của Việt Nam. Điều đó thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001- 2006. (Đơn vị: triệu USD)

Năm Kim ngạch xuất khẩu

2001 1.418.00 2002 1.595.00 2003 1.747.00 2004 2.735.50 2005 2.960.00 2006 3.030.00

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam)

- Ngoài ra ta có thể theo dõi biểu đồ sau:

Hình 2.3: Trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2001- 2006

(Đơn vị: Triệu USD)

( Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam)

- Sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu từ phía Trung Quốc của Việt Nam không phải quá đặc biệt khi Trung Quốc luôn luôn đạt mức thặng dư thương mại cao với hầu hết các đối tác thương mại của họ trên thế giới, ngay cả Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…Tuy nhiên Trung Quốc đã trở thành thị trường số 1 mà Việt Nam nhập siêu, đây mới là một điều đáng lo ngại cho phía Việt Nam. Do vậy, muốn phát triển Việt Nam cần tìm ra một mô hình hợp lý để thúc đẩy được hàng

hoá của mình vào thị trường Trung Quốc một cách ổn định, chiếm lĩnh được thị phần.

Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001- 2006

Đơn vị: Triệu USD

( Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam )

- Trong giai đoạn này Trung Quốc nhập khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam với một số lượng rất lớn. Do sản xuất trong nước ngày một phát triển khiến nhu cầu về mặt hàng này của Trung Quốc gia tăng rất nhanh. Dự báo mức tiêu thụ cao su của Trung Quốc sẽ lên tới 7 triệu tấn vào năm 2010. Do đó, Việt Nam cần nhận thấy rõ đây là một thị trường rộng lớn cho mặt hàng cao su của Việt Nam. Sau đây ta có bảng số liệu:

Bảng 2.4: Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc Đơn vị: Triệu USD ,%

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Kim ngạch xuất khẩu 51.2 88.6 147 357.9 524.3 832.2

% tăng trưởng -22.85 73.12 68.82 143.5 46.2 60.1

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc có sự biến đổi liên tục. Nguyên nhân của sự biến đổi này là do chính sách nhập khẩu của Trung Quốc thay đổi qua các năm. Cụ thể như, năm 2001, phía Trung Quốc đã tạm ngừng không cấp hạn ngạch nhập khẩu cho cao su Việt Nam cho nên tỷ trọng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm này là sụt giảm đáng kể. Sang đến hai năm 2002- 2003 kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn trong xu hướng giảm và cho đến năm 2004 mới có dấu hiệu tăng trở lại. Bởi vì, sang đến năm 2004, Trung Quốc đã bãi bỏ hạn ngạch đối với nhập khẩu cao su tự nhiên và thay vào đó là quản lý bằng giấy phép nhập khẩu tự động. Mức thuế mà Trung Quốc áp dụng với mặt hàng này là 40% ( thuế phổ thông), và 20% ( thuế MFN). Mặt hàng cao su tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc được áp dụng mức thuế MFN từ tháng 2 năm 2002. Sang đến năm 2006, những biến động của giá dầu mỏ và sự khan hiếm nguồn cung cấp cao su cùng với nhu cầu về mặt hàng này càng lớn nên Trung Quốc đã nhập khẩu khối lượng cao su lớn của Việt Nam. Như vậy hiệu quả xuất khẩu của mặt hàng cao su trong giai đoạn qua là tương đối cao và ổn định dù không tránh khỏi sự tăng giảm do sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan từ phía chính phủ Trung Quốc. Để thấy rõ hơn đây là một thị trường tiềm năng và ở đây Việt Nam có một hiệu quả xuất khẩu cao thì ta xem xét tình hình xuất khẩu mặt hàng cao su của Việt Nam sang một số thị trường khác chẳng hạn như: Hoa Kỳ. Sau đây ta theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ Đơn vị: Nghìn USD ,%

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Kim ngạch xuất khẩu 2130 10107 16893 19261 27298 40976

% tăng trưởng 32.67 374.5 67.1 14 41.72 50.1

- Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn này ta thấy kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ là tăng trưởng cao và đều, điều đó là do giá cao su ở giai đoạn này tăng nhanh. Song đây là một thị trường mới, với quy định khắt khe trong chất lượng và các hàng rào kỹ thuật cùng với một hệ thống pháp luật khá phức tạp nên cao su của Việt Nam xuất khẩu cao su sang thị trường này vẫn là thấp.

- Qua đó, ta càng thấy rõ hơn sự đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của thị trường truyền thống- Trung Quốc. Nhờ nhu cầu ngày càng lớn của thị trường này mà cao su của Việt Nam đã trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lên tới 1 tỷ USD, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của đất nước.

Nhận xét: Theo các số liệu thống kê nói trên, ta thấy trong mối quan hệ hai chiều giữa Việt Nam- Trung Quốc trong những năm qua diễn ra theo xu hướng có lợi cho Trung Quốc nhiều hơn. Bởi lẽ các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc còn ở dạng thô, hầu hết là các hàng hoá thô của ngành nông nghiệp, trong khi đó Việt Nam bị phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp từ Trung Quốc. Hơn thế nữa các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chưa có một chỗ đứng ổn định và vững chắc tại thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn nhỏ lẻ manh mún chưa hiểu kỹ về pháp luật cũng như thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ở đây.

2.4.1.3. Tình hình xuất khẩu từ năm 2007 đến nay

- Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ ba trong các nước sau Mỹ và Nhật Bản. Về thị trường nhập khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ nhất. Trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thì Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu và mức nhập siêu ngày một lớn, mức nhập siêu từ Trung Quốc lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ

thương mại với Việt Nam. Trong năm tháng đầu năm 2007, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc 13,5 triệu USD nhưng đã nhập khẩu của nước này tới 57,8 triệu USD. Tình trạng nhập siêu của Việt Nam kéo dài suốt quá trình hai nước trao đổi thương mại với nhau. Xét đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2007 ta thấy có những biến động mạnh mẽ theo từng tháng. Một số mặt hàng xuất khẩu vào Trung Quốc có kim ngạch biến đổi theo từng ngày trong tháng và theo từng tháng. .

- Theo Bộ Thương mại, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2007 đạt kim ngạch là 3,9 tỷ USD.

- Sang đến đầu năm 2008, ta có thể điểm qua một số tình hình sau:

+ Sau tết, mặt hàng rau xuất khẩu vào Trung Quốc tăng đột biến cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu. Chỉ tính riêng trong tháng 02-2008, trị giá xuất khẩu rau vào thị trường này ước đạt gần 430.800 USD, tăng gấp gần 15 lần so với tháng 01-2008.

Bảng2.6: Lượng rau xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tháng 02/08

Mặt hàng ĐVT Lượng Giá TB

(USD)

Trị giá

(USD) ĐKGH So cùng kì 2007 (% về giá)

Khoai lang sấy khô Thùng 180 12.48 2246 DAF -

Khoai mì lát Tấn 525 184.89 97067 FOB 48

Sắn lát Tấn 1609 205.77 331396 FOB 64

Tổng - - - 430710 - -

( Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam)

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 02-2008, các mặt hàng rau của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ước đạt 430 nghìn USD. Các mặt hàng xuất khẩu trong tháng này chỉ tập trung chủ yếu vào 3 loại chính là khoai lang sấy khô, khoai mì và sắn lát. Mặc dù mới góp mặt vào nhóm rau chính xuất khẩu trong tháng này, nhưng mặt hàng sắn lát đã đạt doanh thu trên 330 nghìn USD nhờ lượng xuất khẩu cao (khoảng 1.609 tấn)

+ Vào trước Tết, các mặt hàng rau xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2007, khi trị giá xuất khẩu chỉ đạt 26.012,80 USD (giảm gần 50% so với trị giá xuất khẩu tháng 12-2007). Bên cạnh đó, chủng loại hàng hoá xuất khẩu cũng không phong phú do tâm lý muốn nắm giữ hàng hoá để bán tết của các doanh nghiệp.

+ Sau tết, tuy các mặt hàng xuất khẩu chưa nhiều nhưng giá và lượng xuất khẩu lại có xu hướng tăng. Chẳng hạn như giá khoai lang sấy khô tăng trung bình 11 cent/thùng (so tháng 01/07). Đặc biệt là mặt hàng sắn lát có giá tăng gần 64% so với cùng kì năm 2007. Mặc dù lượng xuất khẩu của mặt hàng này không cao bằng cùng kì năm 2007 nhưng những lợi thế về giá đã mang lại doanh thu lớn cho mặt hàng này. Theo số liệu thống kê hàng năm, sắn lát là mặt hàng thường chiếm ưu thế sau tết.

- Theo những thống kê trên ta thấy tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2008 có vẻ khởi sắc và rất sôi động. Hy vọng rằng đây là một dấu hiệu tốt cải thiện được kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới.

2.4.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

2.4.2.1. Giai đoạn 1991- 2000

- Cơ cấu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong giai đoạn này mới chỉ là nông sản và một vài khoáng sản có thế mạnh như quặng crôm, dầu thô, dưới dạng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, loại hàng công nghiệp tiêu dùng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Số liệu cụ thể được thể hiện theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1992- 1995.

Đơn vị: Nghìn USD

Tên hàng 1992 1993 1994 1995

Hạt điều 3.485 16.885 - 1.2

Cà phê hạt 1.2709 0.113 - 10 Chè 0.808 0.305 - - Dừa quả 1.647 1.151 - - Cao su 72.636 41.875 10.75 14.780 Gỗ xẻ 0.316 0.337 - - Quặng crôm 1.725 0.637 - - Than 0.998 0.873 5.77 - Dầu dừa 7.954 2.097 - - Dầu thô - 31.722 7.60 106.420

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam )

- Do cơ cấu hàng xuất khẩu ở giai đoạn này mới chỉ là hàng thô chưa qua chế biến nên kim ngạch xuất khẩu của giai đoạn này không cao. Vì vậy, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu lên các doanh nghiệp phải kết hợp nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong hàng hoá , từ đó nâng cao chất lượng hàng hoá. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu.

- Đến giai đoạn 1996- 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Ngoài những mặt hàng quen thuộc như dầu thô, cà phê, cao su, hạt điêu, thì các mặt hàng hải sản, dệt may cũng đã bước đầu xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Cơ cấu hàng hoá giai đoạn này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1996- 2000. Đơn vị: USD Tên hàng 1996 1997 1998 1999 2000 Cà phê - 3.552.836 2.028.000 3.7000.000 31.000.000 Cao su 60.109.096 92.389.261 64.828.000 51.800.000 66.400.000 Dầu thô 16.671.913 87.770.939 86.719.000 331.700.000 749.000.000 Gạo 24.057 3.117.937 333.000 - 500.000 Hải sản 9.571.148 32.800.000 51.100.000 - 223.000.000 Hàng dệt may 126.160 2.600.000 600.000 - - Hàng rau quả 5.097.606 24.800.000 10.400.000 35.700.000 120.400.000 Hạt điều 1.134.323 87.216.486 58.607.000 54.500.000 53.300.000 Than đá 28.693.603 19.115.110 5.227.000 3.600.000 7.900.000

- Theo thống kê này ta thấy hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng cao hơn, điều đó minh chứng rằng chất lượng hàng hoá Việt Nam đã tăng lên và len lỏi vào thị trường Trung Quốc. Hơn nữa ta thấy được nhu cầu của thị trường này với các mặt hàng của Việt Nam sẽ ngày càng lớn, đó là gợi mở để các doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 67 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w