Mục tiêu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc gia

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 94 - 98)

đoạn 2007- 2015

- Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu, định hướng này Việt Nam đưa ra phương châm là tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc để tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, quản lý tốt thương mại biên giới, xử lý nhanh gọn và tốt hơn nữa các tranh chấp thương mại giữa hai bên trên cơ sở quan hệ kinh doanh bình đẳng theo khuôn khổ của WTO.

- Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt Ðề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015. Mục tiêu đặt ra của Ðề án này là đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc đạt 5,4 tỷ USD vào năm 2010 và phấn đấu đạt 11,1 tỷ USD vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân cả giai đoạn này đạt 15,5%/năm

- Từ lâu, Trung Quốc đã được xem là một thị trường lớn có chung biên giới và là một đối tác lớn trong Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), vì vậy, phát triển quan hệ thương mại với quốc gia này được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước. Theo đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được thực hiện theo quan điểm lựa chọn những mặt hàng phù hợp và có tiềm năng, xây dựng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, những điểm tăng trưởng xuất khẩu mới, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tiến tới giảm nhập siêu từ Trung Quốc.

- Các chuyên gia thương mại nhận xét, hiện nay, nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hoá từ Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, nên yêu cầu đặt ra là tăng tốc độ và kim ngạch xuất khẩu để giảm nhập siêu đang là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

- Ðề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007- 2015 cũng đưa ra định hướng nhập khẩu cho thời kỳ này là 12,2 tỷ USD năm 2010 và đến năm 2015 là 19,9 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân từ Trung Quốc cả giai đoạn này là 11,6%/năm.

- Ðể đạt được mục tiêu xuất khẩu 11,1 tỷ USD vào năm 2015, ngành công thương sẽ phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp. Trước mắt, đẩy mạnh và tổ chức có hiệu quả, thiết thực các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy thương mại, thu hút các công ty lớn, có thực lực của Trung Quốc vào Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu có tiềm năng để xuất khẩu trở lại Trung Quốc và xuất sang các nước thứ 3. Tận dụng thị trường trung chuyển Hồng Kông vốn có mối quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc để đưa hàng hoá Việt Nam vào sâu trong nội địa nước này. Ngoài ra, ngành chức năng phải tăng cường công tác thông tin xuất khẩu cho các doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp buôn bán với các công ty có thực lực, xây dựng mạng lưới thương nhân, tiêu thụ hàng xuất khẩu ổn định, lâu dài cũng như tận dụng khả năng các tập đoàn, siêu thị lớn của nước ngoài trong việc mua hàng của Việt Nam để bán tại hệ thống siêu thị của các tập đoàn này tại Trung Quốc.

- Hiện cao su, hạt điều, thuỷ sản...đang là những mặt hàng có khả năng xuất khẩu mạnh sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc để có kế hoạch phát triển phù hợp, liên kết với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc nước ngoài để sản xuất các sản phẩm cao su có giá trị gia tăng cao để xuất khẩu sang Trung Quốc.

- Ðối với hạt điều, phải mở rộng quy hoạch diện tích và năng suất trồng điều, khuyến khích các cơ sở xây dựng nhà máy chế biến đến sản phẩm cuối cùng để đạt được giá trị cao khi xuất khẩu.

- Về phía các doanh nghiệp, để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, phải xây dựng định hướng xuất khẩu sang Trung Quốc cho cả thời kỳ 2007 - 2015 và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu phù hợp với thị trường Trung Quốc. Ðặc biệt, Bộ Công Thương khuyến khích doanh nghiệp tích cực triển khai nghiên cứu khả năng sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đón nhận các cơ hội chuyển giao sản xuất sắc sản phẩm mà các nước đang xuất khẩu vào Trung Quốc muốn chuyển sản xuất ra nước ngoài. - Mặt khác, doanh nghiệp cần có cơ cấu hợp lý trong việc sử dụng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch theo hướng tận dụng những thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng buôn bán qua đuờng tiểu ngạch có lợi hơn, kiên quyết chuyển sang phương thức chính ngạch những mặt hàng có kim ngạch lớn cùng với thiết lập bạn hàng nhập khẩu ổn định, bền vững tại thị trường.

3.2. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn năm 2008- 2012

3.2.1. Mô hình sử dụng:

* Số liệu được thu thập gồm:

- Gía trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 1991- 2007 (Đơn vị: triệu USD)

- Mô hình dự báo được thực hiện trên giả thiết các yếu tố khác không đổi

Bảng 3.2.: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991- 2007

Đơn vị: Triệu USD

Năm Kim ngạch Xuất khẩu

1991 19,3

1992 95,6

1993 135,8

1994 295,7

1996 340,2 1997 471,1 1998 478,9 1999 858,9 2000 1534 2001 1418 2002 1595 2003 1748 2004 2735 2005 2961 2006 3030 2007 3900

- Từ các số liệu thu thập được, em đã sử dụng 4 mô hình dự báo: Hàm tuyến tính, hàm bậc hai (compund), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng trưởng (growth) để dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2012. Việc dự báo đối với mỗi mặt hàng sẽ được thực hiện trên tất cả các mô hình trên, mô hình được lựa chọn có sai số chuẩn (SE) nhỏ nhất, phần mềm được sử dụng trong việc dự báo là phần mềm thống kê SPSS.

3.2.2. Kết quả dự báo

- Dựa vào số liệu kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Trung Quốc từ năm 1991- 2007, các hàm dự báo được tính toán trên phần mềm SPSS cho một bộ kết quả, trong đó có hàm dự báo bậc hai cho kết quả sát với những số liệu mà theo kế hoạch xuất khẩu sang Trung Quốc do Chính phủ đề ra trong giai đoạn 2006- 2015. Kết quả như sau:

Bảng 3.3: Kết quả dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w