• Năng lực kinh doanh
Điểm qua các năm gần đây, từ năm 2003 đến năm 2005 tình hình kinh doanh của công ty đạt được những kết quả khả quan.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt BD 2003-2005.
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 Bình quân 2003-2005
1- Hợp đồng bảo hiểm Đơn BH 2.954 3.151 3.303 3.136 2- Doanh thu Tỷ đồng 39,156 48,312 57,613 48,36 3- Tốc độ tăng trưởng % 57 28,38 19,2 32,9 4- Tỷ lệ bồi thường % 32,7 34,6 68,8 45,36 5- Chi quản lý/ doanh thu % 7,1 10,36 11,43 9,63 6- Đề phòng tổn thất Triệu đồng 211,26 274,70 453,91 313,28 7- Nộp ngân sách Tỷ đồng 2,61 3,43 3,50 3,18 8- Hiệu quả kinh doanh Tỷ đồng 5,165 10,02 6 7,06 Tỷ suất Lợi nhuận/ D. Thu % 13 20,74 10,41 14,71
9- Năng suất
+ DT bình quân CBCNV Triệu đồng 932,282 1.050,26 1.066,9 1.016,5 + Hiệu quả bình quân
CBCNV
Triệu đồng 122,975 217,39 111,11 150,49
10- Thu nhập bình quân tháng
Triệu đồng 4,53 3,19 4,53 4,08
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của BảoViệt Bình Dương
Nhận xét: Qua 3 năm gần đây (2003 - 2005), hoạt động kinh doanh bảo
hiểm tại Bảo Việt Bình Dương có sự tiến bộ rõ rệt: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm 32,9%, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu 45,36%. Bình quân hàng năm công ty đạt hiệu quả kinh doanh là 7,06 tỷ đồng, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,71%. Tính theo hạch toán quy ước nội bộ thì các năm
công ty đều có hiệu quả kinh doanh. Về năng suất: Doanh thu bình quân trên mỗi nhân viên là 1,016 tỷ đồng; Hiệu quả bình quân 150,49 triệu đồng/nhân viên/năm; Thu nhập bình quân 4,08 triệu đồng/ người/ tháng.
Doanh thu luôn tăng trưởng qua ba năm liền, do chủ yếu từ khai thác khách hàng mới, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm thông qua các kênh phân phối.
Cơ cấu của các sản phẩm dịch vụ tăng trưởng qua các năm:
Biểu 2.6 : Phân theo nhóm tăng trưởng từ năm 2003 đến 2005.
ĐVT: % Tăng trưởng năm 2003 Tăng trưởng năm 2004 Tăng trưởng năm 2005 Tăng trưởng bình quân 3 năm BH Cháy - Kỹ thuật 41,8 34,4 33 36,4 BH xe cơ giới 80,3 20,3 5,3 35,3 BH tự nguyện con người 19,3 13,4 10,3 14,3 BH hàng hóa 16,3 18 17,2 66
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Bảo Việt Bình Dương
Nhận xét: Qua các năm, từ 2003 - 2005, nhìn chung tình hình kinh doanh
của các nghiệp vụ đều có tăng trưởng:
- Bảo hiểm hàng hóa tăng trưởng bình quân hàng năm: 66% - Bảo hiểm Cháy - Kỹ thuật tăng trưởng bình quân hàng năm: 36,4% - Bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng bình quân hàng năm: 35,3% - Bảo hiểm con người tăng trưởng bình quân hàng năm: 14,3% Tiềm năng khai thác vẫn còn khá dồi dào, Công ty có thể phát triển kinh doanh trong thời gian tới, đặc biệt là các loại hình bảo hiểm Cháy - Kỹ thuật có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, đã góp phần đạt mức tăng trưởng bình quân chung toàn công ty qua các năm.
Doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại chiếm tỷ trọng khoảng 60% doanh thu toàn công ty, trong khi doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống chiếm tỷ trọng khoảng 40% doanh thu toàn công ty. Do đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại Bình Dương, hàng năm có tốc độ phát triển kinh tế cao, số dự án đầu tư phát sinh nhiều, đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại. Dự đoán trong giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu doanh thu sẽ có sự biến động theo hướng tăng dần tỷ trọng của các nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại.
Kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm, đã đảm bảo cho sự tăng trưởng, hiệu quả ổn định. Dự báo sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới.
Bảng 2.7 : Hiệu quả kinh tế: tỷ lệ % bồi thường/ doanh thu
ĐVT: %
Loại hình BH Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Bình quân 3 năm BH Cháy - Kỹ thuật 17 9,7 98,3 41,7 BH xe cơ giới 28 40,9 38,5 35,8 BH tự nguyện con người 61 54,9 49,5 55,1 BH hàng hóa 55 66,4 46,6 56
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Bảo Việt Bình Dương
Cơ cấu doanh thu theo nhóm khách hàng năm 2005: (xem bảng 2.8)
Khách hàng chủ yếu hiện nay của Công ty vẫn là các tổ chức nhà nước hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước đạt tỷ lệ khá cao. Kế tiếp là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được khai thác qua kênh môi giới. Nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình có mức thực hiện so với tiềm năng còn rất thấp.
- Đánh giá qua các nghiệp vụ bảo hiểm: Bảo hiểm Xe ôtô, bảo hiểm Tài sản, bảo hiểm Học sinh có kết quả kinh doanh khả quan, tỷ lệ khai thác đạt so với tiềm năng bình quân 40%. Trong khi ở bảo hiểm xe máy, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm con người thì tình hình ngược lại. Mặc dù, có tiềm năng lớn, nhưng kết quả thực hiện không như mong đợi.
- Bảo hiểm trách nhiệm mặc dù có kết quả thực hiện so với tiềm năng còn thấp 1,91% (là loại hình bảo hiểm mới được triển khai), nhưng có mức tăng trưởng hàng năm cao, vì nhóm nghiệp vụ bảo hiểm này còn nhiều tiềm năng, dự đoán sẽ vẫn duy trì được kết quả khả quan trong thời gian tới.
Với những thị trường còn nhiều tiềm năng, nhất là khu vực thị trường ở các hộ gia đình. Công ty đã có những chính sách mới về quản lý đại lý, tăng cường hoạt động của các đại lý để trước mắt phủ kín địa bàn, cung cấp dịch vụ bảo hiểm đến mọi tầng lớp nhân dân, qua đó khai thác triệt để tiềm năng của khu vực thị trường này.
Năng lực kinh doanh của các phòng nghiệp vụ qua các năm: Mức độ tăng trưởng doanh thu của các phòng nghiệp vụ kinh doanh đều tăng qua các năm (bảng 2.9; 2.10)
Nhận xét: Doanh thu bảo hiểm tập trung nhiều ở các phòng cung cấp dịch
vụ bảo hiểm đối ngoại, tỷ trọng bảo hiểm đối ngoại chiếm hơn 60% tổng doanh thu phí bảo hiểm hàng năm của toàn công ty.
Bảo Việt Bình Dương tổ chức kinh doanh gồm: 3 phòng nghiệp vụ chính; 1 phòng quản lý đại lý đặt tại văn phòng công ty; 2 phòng phục vụ khách hàng đặt tại khu công nghiệp Sóng Thần I (Dĩ An) và thị trấn Mỹ Phước (Bến Cát). Phòng nghiệp vụ đảm nhận cung cấp dịch vụ theo từng mảng nghiệp vụ riêng biệt và có kinh nghiệm trong khai thác chiếm lĩnh thị phần, trong khi Phòng phục vụ khách hàng vừa đảm nhận phục vụ khách hàng lại vừa cung cấp dịch vụ trọn
gói; Phòng quản lý đại lý cung cấp dịch vụ gián tiếp qua hệ thống đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, khai thác bảo hiểm trong các đơn vị nhỏ lẻ và các cá nhân để phủ kín địa bàn.
Chính sách đề phòng, hạn chế rủi ro và chăm sóc khách hàng: Hàng năm, Công ty thường xuyên duy trì thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ như: Trang bị hệ thống nước sạch, tủ thuốc y tế, chương trình an toàn giao thông để phòng ngừa tai nạn và sơ cấp cứu khi có tai nạn xảy ra đối với các trường học, cũng như các doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm con người; Trang bị bình chữa cháy cho các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hỏa hoạn. Những chính sách này không những đã•có tác dụng thiết thực trong đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất cho khách hàng, mặt khác nó gián tiếp hỗ trợ tích cực cho công tác khai thác, tiếp xúc và chăm sóc khách hàng của công ty.
Tuyên truyền quảng cáo: Trong hoạt động kinh doanh ngoài công tác
phục vụ khách hàng, công tác tuyên truyền quảng cáo luôn được công ty đặc biệt quan tâm, nhất là về hiệu quả, nội dung và chi phí thực hiện sao cho khách hàng nhận biết thương hiệu Bảo Việt và những dịch vụ bảo hiểm do Bảo Việt đang cung cấp được nhanh nhất với chi phí không cao. Hiện công ty đang sử dụng những hình thức tuyên truyền, quảng bá về thương hiệu Bảo Việt có gắn kết với hình ảnh Bảo Việt Bình Dương, trên các phương tiện truyền thông, nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Bảo Việt đến khách hàng, cũng như tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty trước các đối thủ. Qua đó giới thiệu “trách nhiệm với cam kết” của Bảo Việt đến khách hàng bằng phương châm “Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển”, góp phần chung xây dựng Bảo Việt trở thành “Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam”.
• Chất lượng dịch vụ và cung cách phục vụ khách hàng
Công ty đã có sự cải tiến đáng kể về cung cách giao tiếp và phục vụ khách hàng, không để xảy ra những khiếu nại hoặc phàn nàn của khách hàng, cũng như chất lượng dịch vụ của công ty. Mọi khiếu nại bồi thường của khách hàng đều được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Công ty luôn xem trọng chất lượng phục vụ để càng nâng cao uy tín của mình. Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, khảo sát ý kiến khách hàng, công ty đã đánh giá lại những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong cung cách phục vụ khách hàng nhằm để khắc phục và đưa ra những chính sách phù hợp như sau: (bảng 2.1)
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã•hội, thu nhập và mức sống của người dân ngày một cao, kéo theo sự phát triển về nhu cầu, nhận thức của khách hàng về bảo hiểm. So với trước đây, khách hàng ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn đối với các dịch vụ của các công ty bảo hiểm. Để tồn tại trong cạnh tranh, bắt buộc các công ty bảo hiểm (trong đó có Bảo Việt) luôn cải tiến những dịch vụ cung cấp, cũng như cung cách phục vụ khách hàng. Nhờ vậy, những năm gần đây, chất lượng của dịch vụ bảo hiểm đã•được cải thiện rõ rệt. Trong kinh doanh, Bảo Việt Bình Dương luôn cải tiến lề lối làm việc, cung cách phục vụ, cũng như hoàn thiện dịch vụ cung cấp bảo hiểm, để khách hàng được hài lòng, thỏa mãn hơn khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm của công ty, góp phần chung xây dựng và giữ gìn uy tín thương hiệu hơn 40 năm của Bảo Việt và 25 năm của Bảo Việt Bình Dương.
• Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
Trong các năm từ 2001 - 2005, công ty đã có nhiều hình thức củng cố bộ máy tổ chức để duy trì lợi thế cạnh tranh, nắm bắt kịp thời những biến đổi của thị trường, nhất là trong tình hình thị trường kinh doanh bảo hiểm đang có sự
cạnh tranh quyết liệt và xu thế chuẩn bị hội nhập toàn cầu. Một số biện pháp đã• thực hiện như sau:
- Bổ sung nhân lực có chuyên môn bằng hình thức tuyển dụng nhân viên mới có qua thi tuyển, đồng thời có những chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút “chất xám” và phát huy chuyên môn của nhân viên. Qua các năm, từ 2001 - 2005 công ty đã tuyển dụng tất cả 21 nhân viên mới và hàng trăm đại lý, bố trí công tác tại các phòng nghiệp vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
- Hàng năm, công ty phối hợp với Trung tâm Đào tạo Bảo Việt tổ chức những khóa đào tạo năng cao cho các nhân viên và đại lý bảo hiểm nhằm nâng cao khả năng tác nghiệp phục vụ cho công tác chuyên môn và luân chuyển cán bộ. Qua các năm, từ năm 2000 - 2005, công ty đã• cử tất cả 194 lượt cán bộ đi đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Bảo Việt và các cơ sở đào tạo khác.
- Quan tâm, chăm lo đời sống nhân viên, tạo điều kiện để mọi người an tâm công tác lâu dài tại công ty.
- Để khuyến khích và tăng tính chủ động trong kinh doanh; Công ty mạnh dạn thực hiện phân cấp quyền hạn, trách nhiệm cho các trưởng phòng, khoán định mức chi phí cho từng phòng Nghiệp vụ.
- Đã• thành lập mới 5 Phòng nghiệp vụ để tiện phục vụ khách hàng, đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động, đó là: Phòng Bảo hiểm Xe cơ giới; Phòng Bảo hiểm Con người; Phòng Quản lý Đại lý; Phòng Phục vụ khách hàng số 1; Phòng Phục vụ khách hàng số 2.
Đến nay, Bảo Việt Bình Dương có 55 CB-CNV đang công tác, đội ngũ CB-CNV có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cao.
Bảng 2.12: Nhân lực kênh phân phối
STT Loại hình kênh phân phối
Đơn vị
tính Số lượng Tỷ trọng (%)
1 Khai thác trực tiếp Người 16 4
2 Chuyên nghiệp Người 78 19,5
3 Nhân thọ làm PNT Người 102 25,5
4 Bán chuyên nghiệp Người 187 46,75
5 Đại lý tổ chức Tổ chức 17 4,25
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Bảo Việt Bình Dương
Nhận xét: Công ty hiện nay duy trì hai hình thức cung cấp dịch vụ bảo
hiểm đó là:
- Khai thác, cung cấp dịch vụ trực tiếp: Do kinh tế viên khai thác bảo hiểm của các Phòng nghiệp vụ, Phòng phục vụ khách hàng và hệ thống đại lý được phân bố ở khắp các huyện thị đảm nhận.
- Khai thác, cung cấp dịch vụ gián tiếp qua tổ chức khác: Do các tổ chức tài chính, tổ chức xã• hội, các tổ chức kinh tế khác, cùng nhà môi giới đảm nhận.
Với phương châm phủ kín địa bàn và cung cấp dịch vụ đến mọi tầng lớp nhân dân, công ty đã• liên tục phát triển hệ thống đại lý khai thác bằng hình thức tuyển dụng, ký hợp đồng với đại lý mới. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ. Đồng thời, cũng tiến hành rà soát, phân loại, sắp xếp nhằm từng bước đưa hoạt động của hệ thống đại lý đi vào nề nếp, qua đó, thể hiện tính chuyên nghiệp trong khai thác, cũng như đạt hiệu suất làm việc cao. Đến nay tổng số đại lý của công ty là 384 đại lý, trong đó có 180 đại lý chuyên nghiệp và 204 đại lý bán chuyên nghiệp, đại lý tổ chức.
• Hệ thống đại lý
Năm 2005, doanh thu của hệ thống đại lý (đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp) chiếm 66,35% doanh thu của công ty.
Bảng 2.13: Doanh thu các kênh phân phối qua các năm từ 2001 đến 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng
Kênh phân phối 2001 2002 2003 2004 2005
Khai thác trực tiếp 416,4 273,7 493,6 626,8 655,0 Đại lý chuyên nghiệp 5.099,6 5.422,3 7.940,3 7.804,5 6.146,5 Đại lý bán chuyên nghiệp 10.125,5 14.668,7 24.871,0 29.798,2 31.502,4
Cộng tác viên 1.936,6 2.676,0 2.962,4 3.406,1 3.758,4 Môi giới 1.046,3 1.884,9 2.888,5 6.693,4 15.551,3
Tổng doanh thu 18.624,4 24.925,6 39.155,8 48.329,0 57.613,6
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Bảo Việt Bình Dương
Nhận xét: Trong năm 2005, doanh thu ở kênh đại lý chuyên nghiệp của
công ty giảm so với thực hiện năm 2004. Nguyên nhân do:
- Một số đại lý đã qua đào tạo của Bảo Việt bị công ty khác câu kéo. - Đầu mối khai thác bảo hiểm tập trung tại một số cơ quan chức năng bị giải tán hoặc chia xẻ cho các doanh nghiệp bảo hiểm mới.
Để củng cố thị phần, đòi hỏi công ty phải chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý đại lý. Thành lập mới Phòng Quản lý Đại lý, trước mắt để tổ chức hoạt động của hệ thống đại lý đi vào nề nếp, nâng cao năng suất hiệu quả khai thác.
Công ty hiện có phòng đại lý tại các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, Dĩ An; dự kiến trong năm 2006 sẽ mở thêm phòng Đại lý tại Dầu Tiếng, Thuận An. Đồng thời, hoàn chỉnh những chính sách đãi ngộ, khen thưởng, hỗ trợ đối với đại lý của công ty, nhằm phát huy khả năng làm việc đại lý, tạo điều kiện để cán bộ
đại lý an tâm công tác, gắn bó lâu dài với công ty, qua đó, góp phần gia tăng doanh thu khai thác qua kênh đại lý của công ty.