Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 82 - 86)

III. Một số kiến nghị đối với nhà nước về phát triển thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

1.3.Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu.

1. Hoàn thiện, đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách

1.3.Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu.

Trong quá trình đổi mới kinh tế, cơ chế chính sách xuất khẩu nhà nước luôn chú trọng đề ra các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế... Tuy cơ chế mới làm cho thủ tục xuất khẩu đã thuận tiện đơn giản hơn nhưng vẫn còn thủ tục phiền hà, cơ chế chưa thực sự thông thoáng, cần sớm hoàn thiện để thực sự khuyến khích xuất khẩu.

Như nhận xét của các chuyên gia thì biểu thuế xuất khẩu của Việt Nam vừa quá đơn giản, vừa quá phức tạp và không đồng bộ, thuế suất đối với một số mặt hàng còn quá cao làm tăng buôn lậu và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, các hạn chế định lượng công khai hay ngầm là trở ngại chính trong khuyến khích xuất khẩu. Do vậy, hệ thống thuế xuất khẩu cần hoàn thiện một số vấn đề để thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả, áp dụng thuế suất ưu đãi với hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế đối với nguyên nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, cho nhà xuất khẩu được hưởng giá ưu đãi đối với các yéu tố đầu vào của sản xuất. Đồng thời các ưu đãi thuế cũng phải rõ ràng tránh tình trạng tạo đặc quyền cho cơ quan thuế gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với Bộ công thương, Bộ cần có các danh mục thương mại hàng trong năm trong đó bao gồm tên các đại lý, các nhà giao hàng, các nhà nhập khẩu và các đơn vị bán hàng xử lý loại hàng cụ thể trong một nước cụ thể. Đồng thời Bộ cũng cần có một bộ phận Dịch vụ đại lý- phân phối hàng để giúp doanh nghiệp xuất khẩu có được đại lý hoặc nhà giao nhận hàng ở nước ngoài. Công việc nên hoàn tất trong tháng.

2. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh .

Về việc phân bổ hạn ngạch vào các thị trường hạn ngạch: Chính phủ cần tiến hành phân bổ trực tiếp cho các doanh nghiệp mà không nên phân bổ qua các khâu trung gian để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Chính Phủ cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp để khắc phục những bất cập trong việc phân giao hạn ngạch để tạo sự công bằng và hợp lý trong phân bổ hạn ngạch nhằm tận dụng tối đa khả năng sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM, sau thời gian tìm hiểu thực tế, tìm hiểu môi trường kinh doanh cũng như thực trạng phát triển thị trường và công tác phát triển thị trường của Công ty, tôi nhận thấy rằng đối với một công ty tham gia hoạt động xuất nhập khẩu như VILEXIM thì thị trường xuất khẩu như một mảnh đất giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Nếu có các biện pháp và phương hướng kinh doanh hiệu quả thì Công ty sẽ thành công.

VILEXIM đã áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển thị trường của mình như: Biện pháp về nghiên cứu thị trường xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường, các chiến lược và hình thức thâm nhập thị trường, các biện pháp đối với nguồn hàng xuất khẩu, các biện pháp đối với thị trường truyền thống và đối với thị trường mới, các biện pháp về đào tạo nguồn nhân lực…Với những biện pháp trên Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Song vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần giải quyết, công ty cần có phương hướng và các giải pháp cụ thể để phát triển hị trường xuất khẩu của công ty. Có như vậy giá trị kinh doanh xuất khẩu và lợi nhuận của công ty mới được nâng cao.

Ttrong chuyên đề này, tôi có đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của công ty với hy vọng những kiến thức ở trường sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, giúp công ty có thể tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường cạnh tranh quyết liệt.

Kết thúc bài viết này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Th.s Nguyễn Thị Hoa, các thầy cô trong khoa Kế hoạch & Phát triển, các anh chị trong phòng kế hoạch tổng hợp và phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cùng những thông tin cần thiết giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Do trình độ có hạn cộng với sự hạn chế về thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, các anh chị và các bạn.

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ngần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM (Trang 82 - 86)