Chương I Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.5.2. Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có nhiều yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, song ta có thể chia chúng thành hai nhóm chính: Các lợi thế về nội lực của doanh nghiệp và các cơ hội bên ngoài doanh nghiệp
1.5.2.1. Các lợi thế về nguồn nội lực của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực ( Nguồn lực lao động ) được hiểu là tất cả những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dù họ có làm công việc gì trong doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhân lực là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn nhân lực khác, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Thông qua nguồn lực này, thì các nguồn lực khác như đất đai, vốn, công nghệ, cơ sở vật chất được khai thác được sử dụng để mang lại hiệu quả. Nguồn nhân lực cùng với những nguồn lực khác không những tạo ra nguồn lực vật chất mà còn tạo ra nguồn lực tinh thần cho doanh nghiệp. Từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.5.2.2. Các cơ hội bên ngoài của doanh nghiệp.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ dựa vào các nguồn lực bên trong của mình mà phải biết tận dụng cơ hội bên ngoài doanh nghiệp. Các cơ hội ( hay lợi thế ) bên ngoài doanh nghiệp như ngành kinh doanh, các chính sách vĩ mô của nhà nước, môi trường kinh doanh…đều tạo
Lớp C10-BH2
nên khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cơ hội bên ngoài doanh nghiệp tác động lên tất cả các doanh nghiệp kinh doanh;đặc biệt là các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng. Các cơ hội này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.