Chương I Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường.
Với tiêu thức cạnh tranh này gồm: cạnh tranh giữa với người mua với người bán. Cạnh tranh giữa người bán với người bán. Cạnh tranh giữa người mua với người mua. Trong phạm vi bài viết này em chỉ đề cập khía cạnh:
Cạnh tranh giữa người bán với người bán.
Đây là cuộc cạnh tranh có ý nghĩa quyết định tới sự sống còn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải luôn ganh đua loại trừ nhau để giành những lợi ích kinh tế về phía mình như chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh này, sẽ loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, đồng thời giá thành sản phẩm giảm mà chất lượng hàng hóa tăng lên và người tiêu dùng sẽ được lợi. Cạnh tranh này sẽ kích thích sản xuất.
Lớp C10-BH2
1.3.2.Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2.1.Cạnh tranh hoàn hảo.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó cả người bán và người mua đều cho rằng các quyết định mua và bán của họ không ảnh hưởng gì đến giá cả của thị trường.
1.3.2.2. Cạnh tranh không hoàn hảo.
Là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó các cá nhân bán hay doanh nghiệp sản xuất có đủ mạnh để chi phối được giá cả sản phẩm của mình. Các sản phẩm trên thị trường này phần lớn là không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm có thể có nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu lại mang hình ảnh và uy tín khác nhau, mặc dù xét về thực chất khác biệt giữa các sản phẩm không đáng kể nhất là trong dịch vụ. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm kéo khách hàng về mình bằng nhiều cách như: Quảng cáo, khuyến mại, giá ưu đãi.
1.3.2.3. Thị trường cạnh tranh độc quyền.
Là thị trường chỉ có một người mua ( độc quyền mua ), hoặc chỉ có một người bán ( độc quyền bán ) là duy nhất, bán một sản phẩm mà không có sản phẩm thay thế gần giống với nó.