Kiểm soát chi phí.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thúc của thương mại hàng hoá trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 50 - 53)

III. Cơ hội và thách thức của ngành da giầy trong bối cảnh gia nhập WTO 1.Cơ hộ

5. Kiểm soát chi phí.

Theo ông Nguyễn Quang Trung, Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), chi phí chỉ có thể được kiểm soát khi DN tuân thủ theo các bước kiểm soát chi phí sau đây. Trước hết, DN phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của DN. Như vậy, DN phải nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty. Bước kế tiếp là thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là

trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để DN chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loại cụ thể.

Ngoài ra, DN phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, DN sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được từng bộ phận nhân viên.

Ông Nguyễn Thế Lộc, giảng viên của Trường Business Edge cho biết, hiện nay, giải pháp thông thường mà các DN áp dụng là cắt giảm các khoản chi phí; duyệt gắt gao từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cuối cùng, hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt được như mong đợi của DN và nhân viên cho là giám đốc “keo kiệt”. Đặc biệt, vấn đề DN, nhất là những công ty quy mô nhỏ, thường hay gặp phải hiện nay là sự nhầm lẫn giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và sự lúng túng trong xây dựng ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Điều này dẫn đến một hệ quả không hay là, DN thường phải loay hoay tốn nhiều thời gian giải quyết phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Từ đó, khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.

Kết bài

Qua nghiên cứu cho thấy ngành da giầy Việt Nam đã có những thay đổi to lớn đặc biệt trong 5 năm gần đây, đó là sự nỗ lực của toàn ngành, đón nhận xu thế chuyển dịch của công nghiệp da giầy thế giới, thị truờng ngày càng mở rộng mặc dù trong năm 2006 vừa qua với việc EU áp dụng tuế chống phá giá đối với ngành dày mũi da nước ta, nhưng da giầy vẫn là một trong 4 ngành xuất khâu trên 3 tỉ USD. Sẽ có nhiều khó khăn hơn nữa trong bối cảnh hội nhập vì thế việc tìm ra những giải pháp để thay đổi phù hợp trong cạnh tranh là một vấn đề cần được chú trọng ở doanh nghiệp.Hơn bao giờ hết sự liên kết giữa các doah nghiệp để tạo thành những tập đoàn da giầy để tạo nên sự mãnh mẽ về thế và lực là một điều cần thiết.Trong bối cảnh hội nhập cố gắng biến những cơ hội thành động lực để phát triển, đó không chỉ là mong muốn của một riêng ai.

Một lần nữa xin chân thành sự hướng dẫn của Giảng Viên Ngô Mỹ Hạnh, đã rất nhiệt tình giúp em hoàn thành đề tại này.

Tài liệu tham khảo

1.Giáo trình kinh tế thương mại ( Chủ Biên: GS-TS Đặng Đình Đao .GS-TS Hoàng Đức Thân)

2.Tạp chí thương mại ( Các số)

3.Tạp chí kinh tế phát triển ( Các số )

4.Trang web Bộ Thương Mại ( www. Mot.gov.vn)

5.Giáo trình Marketing ( Chủ Biên :PGS.PTS Trần Minh Đạo )

6.Đề tài nghiên cứu mã số:1998-78-007 ( Bộ Thương Mại -Viện Nghiên Cứu Thương Mại)

7.Hỏi đáp WTO ( Dự án hỗ trợ thương mại đa biên ) 8.WTO – Thương mại thế giới

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thúc của thương mại hàng hoá trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w