Chi trả chế độ TNLĐ – BNN

Một phần của tài liệu Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng (Trang 47)

3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

2.4Chi trả chế độ TNLĐ – BNN

2.4.1. Tổ chức chi trả

Trong công việc bất cứ sự bất cẩn hay tác động nào cũng có thể gây ra tai nạn lao động, và sự ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể cũng có thể dẫn tới mắc các bệnh nghề nghiệp. Ngày nay điều kiện lao động và công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn không thể xóa bỏ được hoàn toàn ti nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Mức trợ cấp của các đối tượng hưởng chế độ này được xác định rõ ràng dựa trên tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, nên quản lý chế độ này cũng khá rõ rang và đơn giản. Khi NLĐ bị TNLĐ- BNN phải điều trị thì doanh nghiệp sẽ phải ứng trước các chi phí. NLĐ sẽ phải nộp lại giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh cho doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghệp mới lập hồ sơ và văn bản đề nghị hưởng chế độ cho cơ quan BHXH.

Lúc này, BHXH tỉnh mới tiếp nhận và giải quyết, lập hồ sơ giới thiệu ra hội đồng giám định y khoa giám định suy giảm khả năng lao động. Do đặc thù của chế độ này tập trung chủ yếu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh nên về phương thức chi trả, BHXH tỉnh bàn giao cho BHXH các huyện, thị để các đơn vị SDLĐ trực tiếp nhận kinh phí và chi trả, không thông qua các đại lý

2.4.2. Kết quả thực hiện.

Trong những năm qua BHXH tỉnh đã xét duyệt và giải quyết các đối tượng và giới thiệu đi giám định y khoa. Tất cả số đối tượng hưởng chế độ này đều là bị tai nạn lao động, không có trường hợp nào thuộc đối tượng hưởng của bệnh nghề nghiệp Kết quả chi trả chế độ trợ cấp này tại BHXH tỉnh như sau:

Bảng 4. Chi trả chế độ TNLĐ- BNN (2008-2010)

Đơn vị : người, đồng

Năm Tổng số NSNN Quỹ BHXH

Người tiền Người tiền Người tiền

2008 91 551.562.40 0 48 198.481.200 43 353.081.200 2009 94 594.038.00 0 48 215.337.600 46 378.700.400 2010 100 673.369.400 47 243.106.800 53 430.262.600 (Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng) Qua số liệu trên cho thấy số tiền chi trả từ NSNN và từ nguồn quỹ qua các năm đều tăng làm cho tổng số tiền chi trả năm sau cao hơn năm trước, cụ thể tổng số tiền chi trả năm 2009 đã tăng 7,7% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng lên tăng 22%. Đối với chế độ này nguồn chi lại chủ yếu do quỹ BHXH đảm bảo, năm 2009 số tiền chi được lấy từ Quỹ BHXH chiếm tới 63,7% và năm 2010 có tăng hơn, lên 63,9% tổng chi.

Số lượng người bị TNLĐ – BNN ngày càng tăng cảnh báo một vấn đề đáng lo ngại là khi nền công nghiệp phát triển, kéo theo đó thì TNLĐ cũng tăng theo, chế độ bảo hộ lao động không đảm bảo được an toàn trong quá trình làm việc, đồng thời trách nhiệm của người SDLĐ và chính bản thân NLĐ về vấn đề này chưa cao. Đây là một thực tại cần giải quyết bởi khó khăn gây ra cho nguồn quỹ chi trả chế độ BHXH.

Trong giai đoạn này, thực tế số tiền chi trả trợ cấp TNLĐ- BNN của BHXH tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện, nơi mà có sử dụng nhiều lao động trong các ngành sản xuất. Tại văn phòng BHXH tỉnh chủ yếu tập trung các doanh nghiệp Nhà nước nên tình trạng xảy ra tai nạn thấp hơn hẳn so với các đơn vị BHXH huyện. Một lý do nữa là bởi do gần BHXH tỉnh nên công tác kiểm tra được thực hiện tốt, các đơn vị cũng thực hiện cũng nhận thức được vai trò của việc giảm thiểu TNLĐ nên công tác bảo

hộ lao động đã được thực hiện tốt để giảm tối đa những nguy hiểm có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trợ cấp của chế độ này thường là 1 lần do tính chất tai nạn không nguy hiểm, không để lại hậu quả nặng nên trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau TNLĐ- BNN không có. Số người được hưởng trợ cấp cũng ít. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số người được hưởng trợ cấp ít không chỉ bởi lý do trên, mà còn do thủ tục và nhiều nguyên nhân đã khiến NLĐ chấp nhận đi làm thay vì tiếp tục hưởng trợ cấp dưỡng sức.

2.5 Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất

2.5.1 Tổ chức chi trả

Đối với các chế độ dài hạn hưu trí, tử tuất thì BHXH tỉnh sẽ thực hiện giải quyết chế độ chính sách đối với hồ sơ từ BHXH các huyện, thị gửi lên và từ các đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý.

Đồng thời, BHXH tỉnh còn nhận hồ sơ từ các nguồn khác, cụ thể: từ Bộ công an, từ BHXH quân đội, từ Ban cơ yếu của Chính phủ, từ các đơn vị BHXH tỉnh ngoài chuyển về. Hồ sơ này sau khi giải quyết sẽ chuyển về nơi cư trú để nhận trợ cấp

Sau khi giải quyết chế độ xong thì lập danh sách chuyển phòng kế hoạch tài chính để xét duyệt kinh phí. Kinh phí sẽ được chuyển khoản về các đơn vị. Nhận được danh sách chi trả, các đơn vị SDLĐ sẽ trực tiếp chi trả cho các đối tượng hưởng và thân nhân của đối tượng. Còn BHXH huyện sẽ giữ lại một phần tiền để chi trả trực tiếp cho các đối tượng, đồng thời giao tiền cho các đại diện chi trả xã. Sau đó ban đại diện xã căn cứ vào danh sách đối tượng hưởng do BHXH tỉnh cấp để làm căn cứ chi trả và thanh toán. Sau khi thực hiện chi trả xong thì sẽ báo lại cơ quan BHXH tỉnh theo đúng quy đinh và trình tự.

Tại các đơn vị BHXH trong tỉnh đều sử dụng cả hai mô hình chi trả trực tiếp và gián tiếp. BHXH tỉnh không trực tiếp chi trả mà giao về BHXH các huyện, thị và các đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý. Tùy thuộc vào đặc điểm của các huyện, thị mà sử dụng mô hình chi trả cho phù hợp. Ở thị xã và thị trấn của các huyện hầu hết đều dung hình thức chi trả trực tiếp. Hình thức chi trả gián tiếp thông qua các đại lý chi trả được áp dụng tại các xã

Ngoài ra đối với một số đối tượng là Người có công, nếu không đến được đơn vị BHXH nhận trợ cấp thì cán bộ BHXH sẽ trực tiếp tới tận nhà để chi trả. Hình thức này mặc dù tốn công sức của cán bộ BHXH, nhưng lại

đạt hiệu quả tích cực, tạo niềm tin cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH.

Hình thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại đơn vị chưa được thực hiện qua thẻ ATM, bởi lẽ do đặc điểm của tỉnh là miền núi, mỗi huyện hầu như chỉ có bốt ATM tại thị trấn. Thêm vào đó, số đối tượng nhận hưởng các chế độ lại chủ yếu là người già đối với lương hưu hoặc trình độ học thức còn hạn chế nên nhiều gặp nhiều khó khăn nếu chi trả qua ATM

2.5.2. Kết quả thực hiện.

Mặc dù số đối tượng hưởng trợ cấp đông, số tiền chi trả lớn nhưng BHXH tỉnh đã chỉ đạo BHXH các huyện, thị quản lý tốt công tác chi trả, nhất là các đại diện chi trả, vì họ không phải là người trong ngành nên rất dễ xảy ra sai xót. Từ khi có Luật hướng dẫn và ứng dụng CNTT vào công tác chi trả mà trong những năm qua công tác chi trả luôn được đảm bảo an toàn, không để xảy ra tình trạng chi sai. Cụ thể về số tiền chi trả hai chế độ này như sau:

 Chế độ hưu trí

BẢNG 5: Chi trả hưu trí (2008- 2010)

Đơn vị lượt người, đồng

Năm Tổng số NSNN Quỹ

Người tiền Người tiền Người tiền

2008 16.970 325.065.095.553 13.089 243.551.067.000 3.881 81.514.028.553

2009 17.537 396.603.090.709 12.713 275.752.067.090 4.824 120.851.023.619

2010 18.467 443.489.209.657 12.667 288.119.578.150 5.800 155.369.631.507

(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)

Chi trả lương hưu luôn là khoản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi BHXH các năm và của các đơn vị trong toàn ngành . Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy chi trả chế độ hưu trí lấy từ nguồn NSNN là chủ yếu.

Năm 2008, BHXH tỉnh đã thực hiện chi trả lương hưu cho 16.790 lượt người, bình quân là 1.400 người/tháng với mức chi trả bình quân là hơn 27.000 triệu đồng/ tháng.

Năm 2009 số người hưu trí tăng 567 người và số tiền chi trả tăng gần 71 tỷ so với năm 2008. Năm 2010 thì số đối tượng hưởng chế độ này vẫn tiếp tục tăng, cụ thể là tăng lên 930 người , số tiền chi trả tăng gần 47 tỷ đồng so với năm 2009. Sự gia tăng này một phần là do số người nghỉ hưu theo Nghị định số 132/NĐ-CP là tăng khá nhiều lớn, cộng thêm có sự thay

đổi về lương tối thiếu, có sự điều chỉnh từ 540.000đồng lên 650.000đồng và tháng 5 năm 2010 lên đến 730.000/tháng

Nhìn chung, nguồn chi trả từ NSNN giảm dần qua các năm, nguồn chi từ quỹ BHXH thì tăng lên. Nguyên nhân của việc tăng chi từ nguồn quỹ BHXH là do tỷ lệ cán bộ công chức Nhà nước nghỉ hưu tăng tương đối lớn. Và số cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi tăng do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện tinh giảm biên chế và nghỉ theo các chế độ khác của Nhà nước.

 Chế độ tử tuất: BHXH tỉnh giao cho BHXH các huyện, thị quản lý đối tượng là người về hưu, lão thành cách mạng. Khi đối tượng này chết thì thân nhân tiến hành làm hồ sơ xin hưởng chế độ tiền tuất tuỳ theo điều kiện hưởng một lần hay hàng tháng.

Giống như chế độ hưu trí, chế độ tử tuất do NSNN chi chủ yếu. Điều này cho thấy đối tượng do NSNN đảm bảo đang có xu hướng giảm dần. Như vậy trong thời gian tới số đối tượng này sẽ giảm đáng kể, từ đó sẽ giảm gánh nặng cho NSNN nhưng cũng đòi hỏi nguồn quỹ BHXH phải có khả năng gánh vác trách nhiệm một khi NSNN không tham gia hỗ trợ. Tổng số đối tượng và số tiền đã chi trả cho chế độ này được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

BẢNG 6: Chi trả chế độ tử tuất trong ba năm

Đơn vị: lượt người, đồng

Năm Tổng số NSNN Quỹ

Người tiền Người tiền Người tiền

2008 1.941 12.917.171.130 1.514 6.794.694.000 427 6.122.477.130

2009 1.917 14.941.522.380 1.514 7.886.209.600 403 7.055.312.780

2010 2.033 19.272.689.197 1.576 9.437.519.500 457 9.835.169.697

( Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng )

Nhìn chung trong 3 năm, số đối tượng hưởng và số tiền chi trả từ nguồn NSNN và Quỹ BHXH cho chế độ này đều có xu hướng tăng, riêng năm 2009 số đối tượng hưởng từ nguồn quỹ BHXH giảm 24 người nhưng số tiền chi trả lại tăng, đó là do lương tối thiểu của nhà nước tăng lên. Đối với chế độ tử tuất số đối tượng hưởng từ nguồn chi NSNN nhiều hơn từ quỹ BHXH nhưng số tiền chi từ hai nguồn này trong mấy năm gần đây gần như tương đương nhau. Nguyên nhân là do các đối tượng hưởng từ nguồn chi NSNN hầu hết đều hưởng chế độ tuất hàng tháng, số tiền trợ cấp tính trong một năm hầu như là ít hơn số đối tượng hưởng trợ cấp tuất một lần,

còn số đối tượng hưởng từ quỹ BHXH đa số là các đối tượng hưởng trợ cấp tuất một lần, số tiền tính trong năm đó sẽ lớn hơn là các đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Mức tăng cụ thể qua các năm như sau :

Năm 2009, Tổng chi cho chế độ này tăng 1,5 lần% tương ứng 6.355 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó nguồn chi từ NSNN tăng 1,16 lần tương ứng tăng 1.091 triệu đồng và nguồn chi từ quỹ BHXH cũng tăng 1,15 lần tương ứng với tăng 932 triệu đồng, tỷ lệ chi từ hai nguồn này gần như ngang bằng nhau. Đến năm 2010, Tổng chi tăng lên 1,3 lần so với năm 2009, tương ứng với tăng 4.331 triệu đồng. Trong đó, nguồn NSNN chi tăng 1,2 lần tương ứng với tăng 1.551 triệu đồng và nguồn chi từ quỹ BHXH cũng tăng 1,39 lần tương ứng tăng 2.779 triệu đồng. Tốc độ tăng về tổng số tiền chi trả cho chế độ này năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 một phần cũng nhờ thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng hưởng, kịp thời cắt giảm các đối tượng đã hết thời hạn hưởng hoặc không thuộc diện hưởn trợ cấp nữa.

Trong chế độ này, thân nhân của các đối tượng tượng hưởng trợ cấp mai táng phí cũng tăng dần qua các năm với nguồn chi chủ yếu lấy từ NSNN: năm 2008 có 455 đối tượng đến năm 2009 tăng lên 463 đối tượng và năm 2010 là 545 đối tượng. Mai tang phí được tính bằng 10 tháng lương tối thiểu chung, trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 đã qua 2 mức điều chỉnh lương tối thiếu nên số chi cho mai táng phí cũng tăng lên hàng năm tương ứng. Đó cũng là một nguyên nhân làm cho tổng chi cho chế độ tử tuất ngày càng tăng.

Dựa vào danh sách chi trả mà phòng giải quyết đã lập, gửi xuống phòng Kế hoạch tài chính kiểm tra và thẩm định thì công tác chi trả cho chế độ này được thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian,số lượng và thời hạn quy định, đảm bảo được quyền lợi của các đối tượng hưởng.

2.6 Một số công tác có liên quan đến công tác chi trả

2.6.1 Công tác giải quyết chế độ

Công tác giải quyết chế độ chính sách có tác động rất lớn đến việc thực hiện các chế độ BHXH, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi trả, quyết định việc chi trả có đúng đối tượng hay không. Làm tốt công tác giải quyết chế độ chính sách làm cho đối tượng thêm tin tưởng vào chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chế độ chính sách BHXH tỉnh đã có quyết tâm cao, triển khai kịp thời việc thẩm định hồ sơ giải quyết chế độ BHXH và quản lý lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH.

Hiện nay công tác giải quyết chế độ BHXH được thực hiện theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH.

Trong thời gian vừa qua, Phòng Chế độ BHXH cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng đã giải quyết chế độ BHXH kịp thời, đúng quy định và đúng đối tượng hưởng, thực hiện điều chỉnh tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ kịp thời, tổ chức in danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hang tháng và chi trả cho các đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định số 3609/QĐUBND của UBND tỉnh kịp thời, đúng quy định. Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cáp BHXH hang tháng theo Nghị định 29/2001/NĐ-CP đảm bảo chính xác và kịp thời. Hướng dẫn cụ thể việc giải quyết trợ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị Định 12/2008/NĐ-CP và phối hợp với các ngành hữu quan giải quyết chế độ cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Quyết định số 613/2010/QĐ-TTg

Ngoài ra Phòng chế độ BHXH cũng tiếp nhận và trả lời đơn thư của đối tượng thắc mắc về chế độ chính sách kịp thời, đúng quy định. Tham gia hội đồng xét duyệt, thẩm định danh sách người lao động nghỉ việc trong diện tinh giảm biên chế theo Nghị đinh 132/NĐ-CP, tham gia thẩm định đối tượng hưởng chế độ TNLĐ tại các đơn vị SDLĐ. Và thực hiện thụ lý hồ sơ, giải quyết chế độ tử tuất mai tang phí kịp thời, các trường hợp sai lệch giữa hồ sơ và thực tế đã được xác minh. Hàng tháng, đã thực hiện in danh sách chi trả theo đúng quy định.

Chính sách BHXH ngày càng phát triển nên công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH ngày càng nặng nề và phức tạp hơn. BHXH tỉnh đã thường xuyên quán triệt cán bộ công chức phải tận tình phục vụ đối tượng, giảng giải cho họ những điều liên quan tới chính sách nếu họ có yêu cầu và thắc mắc. Các cán bộ chế độ chính sách luôn xác định làm tốt công tác chế độ chính sách là góp phần tích cực cho ổn định xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Nhờ đó mà đã làm tốt công tác này

Một phần của tài liệu Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng (Trang 47)