Đánh giá chung công tác giám định bồi thường nghiệp vụ mọi rủi ro xây dựng

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 45)

dựng tại PTI

Qua các phân tích trên, ta có thể thấy công tác giám định- bồi thường có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng nói riêng. Tình hình biến động của chi bồi thường sẽ ảnh hưởng đến biến động của lợi nhuận.

Công ty đã có sự cố gắng lớn trong công tác giám định tổn thất, nhưng do hiện tại công ty chưa có phòng giám định- bồi thường chuyên trách nên tỷ lệ tự giám định còn đang thấp, và chât lượng giám định cũng chưa cao.

Công tác giám định bồi thường ở PTI trong những năm qua đã đạt được những thành công nhât định và đạt được kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong điều kiện nhiều biến động như thời gian qua. Tỷ lệ bồi thường trên doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng luôn ở tỷ lệ thấp, năm cao nhất là năm 2007, tỷ lệ 13%, năm thấp nhất là năm 2008, tỷ lệ 6,1%. Với tỷ lệ bồi thường thấp, doanh nghiệp có thể đấy mạnh khai thác các hợp đồng mới có chất lượng, tiến hành phòng ngừa rủi ro cho các công trình đang được công ty bảo hiểm.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH- BỒI THƯỜNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM MỌIRỦI RO

XÂY DỰNG

3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác giám định- bồi thường 3.1.1. Về công tác giámđịnh

Đốivới công tác giám định thì phải có các biện pháp để giám định nhanh chóng nhất. Muốn vậy công tác giám định cần phải có các giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường đội ngũ giám định viên bảo hiểm cả về số lượng và chất lượng.

Để phục vụ tốt nhất khách hàng, công ty cần tăng cường đào tạo thêm đội ngũ giám định viên bảo hiểm. Ngoài ra phải đào tạo thêm về nghiệp vụ giám định cho các cán bộ các phòng khu vực để ngoài nhiệm vụ

Thứ hai: Năng cao nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức cho các cán bộ giám định. Để chất lượng công tác giám định ngày một nâng cao, đội ngũ giám định viên không những cần đông đảo mà còn cần phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững chắc.

Mấy năm lại đây, số vụ tai nạn xẩy ra ngày càng nhiều hơn, mỗi vụ lai có những tình huống phức tạp riêng, nhiều vụ tai nạn xây dựng thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, hành vi cố ý gian lận, trực lợi bảo hiểm ngày càng tăng với nhiều hành vi, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi giám định viên phải hiểu biết thực tế, có chuyên môn về bảo hiểm và cả về xây dựng. Đây là một đòi hỏi rất khó khăn, bởi vì đặc điểm của ngành xây dựng là rất phức tạp, mang tính kỹ thuật sâu sắc, gây khó hiểu cho những người không được đào tạo chính quy. Ngoài ra, giám định viên còn phải có khả năng phán đoán các tình huồng xẩy ra và có kiến thức về giám định tổng hợp. Với sự ra đời ngày càng nhiều công ty bảo hiểm, thì giám định viên chính là vũ khí quan trọng để công ty cạnh tranh, thu hút khách hàng về phía mình. Vì thế công ty cần thiết phải thành lập ngay phòng giám định- bồi thường, và thường xuyên tổ chức lớp đào tạo, huấn luyện năng cao trình độ nghiệp vụ cho giám định viên. Cử một số giám định viên đi học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài; mời các chuyên gia giỏi về xây dựng đội ngũ giám định viên có chất lượng cao. Bên cạnh đó, công ty phải thường xuyên tuyển mộ, thu hút các giám định viên có năng lực về làm việc cho công ty.

Công ty cũng phải có chế độ ưu đãi, thưởng phạt công minh, kịp thời đối với đội ngũ giám định viên, từ đó năng cao tinh thần tự giác, đạo đức nghề nghiệp của giám định viên.

Thứ ba: Thuê giám định độc lập trong trường hợp cần thiết.

Trong nhiều trường hợp, tai nạn xảy ra có tổn thất quá lớn, tình huống có nhiều phức tạp, mang tính kỹ thuật nhiều, giám định của công ty không đủ năng lực để giám định , công ty phải thuê giám định độc lập. Thực tế hầu hết khi các rủi ro xây dựng xẩy ra, công ty đều phải thuê giám định độc lập.

Thứ tư: Đưa công nghệ vào công tác giám định.

Đứng trước tình hình ngày càng phức tạp của các công trình xây dựng, sự khó khăn trong công tác giám định, công ty cần phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong công tác giám định để công tác giám định gặp ít sai sót nhất, nhất là khi xu hướng trục lợi ngày càng trở nên tinh vi hơn.

Thứ năm: Một số giải pháp khác.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan đến công trình để có thể giám định chặt chẽ và toàn diện.

Trong quá trình thi công công trình, công ty phải thường xuyên cho người giám sát công trình, nhất là các bước thi công quan trọng. Xem xét công trình có vi phạm các quy tắc về xây dựng và bảo hiểm không.

Công ty phải có quy chế rõ ràng trong việc xử phạt các hành vi gian lận từ phía các giám định viên, cũng như các chế tài xử phạt vi phạm từ phía người tham gia bảo hiểm.

3.1.2. Về công tác bồi thường

Công tác bồi thường là khâu quan trọng nhằm hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm. Vì bảo hiểm là sự cam kết chi trả, bồi thường nên hoạt động bồi thường thể hiện chất lượng sản phẩm, thể hiện uy tín và tính chuyên nghiệp của công ty bảo hiểm. Vì vậy, công tác bồi thường phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, vừa thỏa mãn được khách hàng, vừa đảm bảo được lợi nhuận cho công ty:

Thứ nhất: Đào tạo năng cao chất lượng cán bộ bồi thường.

Trình độ cán bộ bồi thường rất quan trọng trong việc giám đinh- bồi thường một cách nhanh chóng. Chỉ có nắm vững chuyen môn nghiệp vụ, thì cán bộ giám định- bồi thường mới hướng dẫn khách hàng hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng nhất, giảm đi những phiền hà tốn kém cho khách hàng. Chỉ có nắm cũng chuyên môn nghiệp vụ thì cán bộ bồi thường mới tính toán chính xác, hợp lý số tiền bồi thường, đồng thời phát hiện và loại bổ những hồ sơ không hợp lệ, kiểm tra những hồ sơ có nghi vấn. Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn làm nâng cao tinh thần, trách nhiệm và đạo đức trong công việc của cán bộ bồi thường.

Thứ hai: Biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho mọi người về bảo hiểm và vai trò của bảo hiểm, cũng như các biện pháp đối phó với rủi ro. Khi các chủ thầu, nhà đầu tư hay công nhân thi công hiểu rõ về bảo hiểm, về các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro thì sẽ có các biện pháp tích cực hơn trong hạn chế tai nạn.

Thứ ba: Biện pháp ổn định chi trả một cách hợp lý

Đối với công tác giải quyết bồi thường, về phía công ty, yếu tố quan trọng nhất là nhằm hạn chế số tiền bồi thường. Do tai nạn xẩy ra bất ngờ không lường trước được, nên tuy người ta có thể ước lượng được xác suất của môt rủi ro dựa trên quy luật số lớn song không thể biết được nó xẩy ra lúc nào. Vì thế, có lúc số vụ tai nạn xẩy ra một cách dồn dập, khi đó số tiển bồi thường của công ty sẽ rất lớn, và công ty khó có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, đó là một rủi ro của công ty. Vì thế công ty cần có những biện pháp hạn chế tổn thất để hạn chế rủi ro:

- Công ty có các hướng dẫn về các biện pháp đề phòng bạn chế tổn thất, có các khẩu hiệu về đề cao tính an toàn trong xây dựng.

- Như thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra các hoạt động đảm bảo an toàn lao động, các biện pháp hạn chế rủi ro mà công trường thi công đang thực hiện

- Có những biện pháp giảm phí thích hợp cho những người tham gia bảo hiểm có ít kiếu nại, ít tổn thất và cũng có những biện pháp thích hợp với những đối tượng có tiển lệ xấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư: Biện pháp tránh tồn đọng hồ sơ:

Mặc dù nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng có số vụ tai nạn ít, nhưng mỗi vụ tai nạn xẩy ra lại rất phức tạp, công tác giải quyết bồi thường lại thường phải kéo dài, thậm chí là nhiều năm. Chính vì thế vừa ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng đến tất cả các bên liên quan đến công trình, vừa ảnh hưởng

đến tình hình kinh doanh và tên tuổi của công ty. Do đó, công ty phải có các biện pháp tránh tồn đọng hồ sơ bồi thường:

- Đảm bảo công tác giám định nhanh chóng, chính xác, cung cấp đầy đủ hồ sơ cho bộ phận giải quyết bồi thường.

- Hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng bước trong quá trình thu thập hồ sơ, chứng từ có liên quan tới tai nạn, để giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ.

- Với các tai nạn xẩy ra so với đơn vị đã ký hợp đồng, công ty cần có các biện pháp thích hợp để giải quyết nhanh chóng cho khách hàng, sau đó tiến hành chi trả nội bộ.

Thứ năm: Biện pháp tránh trục lợi bảo hiểm:

- Tiến hành điều tra khẩn trương, giữ bí mật về công tác điều tra. Phải tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có thể sàng lọc những tình tiết hợp lý, hay không hợp lý trong sự kiện bảo hiểm đó.

- Công ty phải có các chế tài xử phạt thích đáng cho các hành vi cố tình gian lận, trục lợi bảo hiểm của cả bên tham gia bảo hiểm và cả bên gián định- bồi thường.

Thứ sáu: Biện pháp tái bảo hiểm để san sẻ rủi ro:

Để đảm bảo được khả năng chi trả bồi thường cho mỗi vụ tỏn thất xẩy ra- với số tiền bảo hiểm và số tiền bồi thường chắc chắn lớn- công ty nhất thiết phải có một nghiệp vụ rất quan trọng: đó là tiến hành tái các hợp đồng bảo hiểm xây dựng ký kết được, chỉ trừ một số hợp đồng công ty có thể tự đảm bảo được. Để công tác tái được diễn ra một cách suôn sẻ và chắc chắn, tránh trường hợp công ty đã ký được hợp đồng bảo hiểm gốc nhưng không ký được hợp đồng tái, công ty cần thiết phải ký hợp đồng tái bảo hiểm cố định với công ty nhận tái có tiềm lực và được tin cậy.

3.1.3. Về các công táckhác:

Ngoài những giải pháp trên, để hoàn thiện hơn công tác giám định - bồi thường, công ty cũng cần phải quan tâm đến một số giải pháp sau:

- Xác minh lại ngày giờ xẩy ra tai nạn, hiệu lực bảo hiểm còn hợp lý không. Do đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng thường rất lớn, khi tai nạn xẩy ra nhà bảo hiểm thường biết được ngay, nên thường không phải xác minh ngày giờ. Vì thế công ty chỉ cần tập trung chủ yếu vào xác minh hiện trường, xác minh các lời khai của các bên liên quan.

+ Xác minh tại hiện trường dựa vào những tàn tích còn lại, phán đoán các lý do, dự đoán thiệt hại…

+ Xác minh dựa trên lời khai của các bộ phận làm việc trên công trường. + Xác minh dựa trên lời khai của dân cư, cơ quan xung quanh công trường, tìm hiểu xem họ có phản ánh gì về công trường hay không?

- Thường xuyên cập nhật tin tức, giá cả thị trường các nguyên vật liệu xây dựng, để có thể xác định được thiệt hại một cách đúng giá, và có phương án bồi thường hợp lý.

- Bên cạnh đó, công ty phải giám sát chặt chẽ công tác giám định tổn thất, các bộ phận khác của công ty có liên quan, bằng cách thanh tra nội bộ.

- Trang bị công nghệ cho công tác giải quyết bồi thường, công ty đã thực hiện nối mạng giúp cho công tác truyền tin được nhanh chóng, chính xác, an toàn. Công ty phải có các lớp huấn luyện tin học cho nhân viên, để họ sử dụng máy thành thạo và nhanh hơn. Hiện các công tác theo dõi bồi thường đều được thực hiện và lưu số liệu trên máy.

3.2. Một số kiến nghị3.2.1. Đối với PTI 3.2.1. Đối với PTI 3.2.1.1. Về quản lý :

- Thành lập phòng giám định- giải quyết bồi thường:

Khi thành lập phòng chuyên trách về giám định- giải quyết bồi thường thì công tác giám định, bồi thường sẽ được tiến hành một cách chuyên nghiệp hơn. Phòng giám định- giải quyết bồi thường sẽ có chức năng:

+ Kiểm tra, hướng dẫn các phòng về công tác giám định bồi thường theo phân cấp. + Yêu cầu các phòng có liên quan phối hợp để tiến hành công tác giám định bồi thường được diễn ra nhanh chóng, chính xác.

+ Được quyền giám định và bồi thường theo phân cấp

Phòng giám định, bồi thường phải có nhân viên thường trực cả trong ngày nghỉ để bất cứ lúc nào có thông báo rủi ro, nhân viên thường trực có thể thông báo cho giám định viên tiến hành công việc nhanh chóng, tạo tâm lý tốt cho khách hàng. - Có cơ cấu quản lý đồng bộ thống nhất giữa các phòng để nâng cao hiệu quả công tác giám định- bồi thường: Sau khi đã thành lập được phòng giám định- bồi thường và có đội ngũ giám định viên đông đảo, có trình độ thì công ty phải tiến hành tổ chức và phân cấp công việc cho hợp lý và đồng bộ. Phân công lịch công tác đấy đủ cho các giám định viên và thường trực viên, để bất cứ lúc nào khách hàng gọi đều có thể phục vụ tốt nhất.

- Khuyến khích các cán bộ làm việc nhiệt tình, hiệu quả trên cơ sở hiệu quả công việc. Vì giám định là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh sản phẩm bao hiểm, đồng thời nó cũng là một khâu chiếm nhiều thời gian, phức tạp khó khăn nhất nên cần có các biện pháp khuyến khích như thưởng, tăng lương cho những người làm việc trong ngày nghỉ… bên cạnh những hình phạt nghiêm minh. - Công ty phải thành lập ban kiểm tra, thanh tra cho công tác giám định bồi thường: Công tác giám định bồi thường ảnh hưởng lớn đến uy tín công ty nên công ty cần phải tiến hành thanh kiểm tra công tác này. Ban kiểm tra, thanh tra phải chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra việc giám định bồi thường ở những vụ tổn thất lớn.

3.2.1.2. Về nhân sự :

- Tăng cường đội ngũ giám định- bồi thường.

Để có thể thực hiện mô hình quản lý thông qua đường dây nóng của phòng giám định bồi thường, công ty cần có một đội ngũ nhân viên đông đảo. Luôn có những nhân viên sẵn sàng phục vụ khách hàng bất cứ lúc nào. Ngoài đội ngũ giám định, bồi thường chuyên nghiệp, công ty cần có đội ngũ giám định, bồi thường viên ở các phòng riêng biệt, để có thể giải quyết các rủi ro trong phân cấp.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giám định, bồi thường viên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để chất lượng công tác giám định bồi thường được tốt thì chỉ với một đội ngũ đông đảo thôi chứ đủ, mà cần phải có căng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và đạo đức nghề nghiệp. Khi các vụ tai nạn xẩy ra ngày càng nhiều, tình tiết phức tạp, hành vi gian lận tinh vi, thì các giám định viên phải có khả năng phán đoán và khả năng giám định tổng hợp. Có thế mới tiến hành giám định nhanh

chóng chính xác được. Để có được đội ngũ giám định, bồi thường viên này, công ty phải có kế hoạch tuyển chọn kỹ càng, thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ, có chế tài xử phạt, khen thưởng hợp lý.

- Hướng dẫn khai thác viên làm tốt công tác đánh giá rủi ro ban đầu:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 45)