Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 50)

3.2.1. Đối với PTI 3.2.1.1. Về quản lý :

- Thành lập phòng giám định- giải quyết bồi thường:

Khi thành lập phòng chuyên trách về giám định- giải quyết bồi thường thì công tác giám định, bồi thường sẽ được tiến hành một cách chuyên nghiệp hơn. Phòng giám định- giải quyết bồi thường sẽ có chức năng:

+ Kiểm tra, hướng dẫn các phòng về công tác giám định bồi thường theo phân cấp. + Yêu cầu các phòng có liên quan phối hợp để tiến hành công tác giám định bồi thường được diễn ra nhanh chóng, chính xác.

+ Được quyền giám định và bồi thường theo phân cấp

Phòng giám định, bồi thường phải có nhân viên thường trực cả trong ngày nghỉ để bất cứ lúc nào có thông báo rủi ro, nhân viên thường trực có thể thông báo cho giám định viên tiến hành công việc nhanh chóng, tạo tâm lý tốt cho khách hàng. - Có cơ cấu quản lý đồng bộ thống nhất giữa các phòng để nâng cao hiệu quả công tác giám định- bồi thường: Sau khi đã thành lập được phòng giám định- bồi thường và có đội ngũ giám định viên đông đảo, có trình độ thì công ty phải tiến hành tổ chức và phân cấp công việc cho hợp lý và đồng bộ. Phân công lịch công tác đấy đủ cho các giám định viên và thường trực viên, để bất cứ lúc nào khách hàng gọi đều có thể phục vụ tốt nhất.

- Khuyến khích các cán bộ làm việc nhiệt tình, hiệu quả trên cơ sở hiệu quả công việc. Vì giám định là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh sản phẩm bao hiểm, đồng thời nó cũng là một khâu chiếm nhiều thời gian, phức tạp khó khăn nhất nên cần có các biện pháp khuyến khích như thưởng, tăng lương cho những người làm việc trong ngày nghỉ… bên cạnh những hình phạt nghiêm minh. - Công ty phải thành lập ban kiểm tra, thanh tra cho công tác giám định bồi thường: Công tác giám định bồi thường ảnh hưởng lớn đến uy tín công ty nên công ty cần phải tiến hành thanh kiểm tra công tác này. Ban kiểm tra, thanh tra phải chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra việc giám định bồi thường ở những vụ tổn thất lớn.

3.2.1.2. Về nhân sự :

- Tăng cường đội ngũ giám định- bồi thường.

Để có thể thực hiện mô hình quản lý thông qua đường dây nóng của phòng giám định bồi thường, công ty cần có một đội ngũ nhân viên đông đảo. Luôn có những nhân viên sẵn sàng phục vụ khách hàng bất cứ lúc nào. Ngoài đội ngũ giám định, bồi thường chuyên nghiệp, công ty cần có đội ngũ giám định, bồi thường viên ở các phòng riêng biệt, để có thể giải quyết các rủi ro trong phân cấp.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giám định, bồi thường viên:

Để chất lượng công tác giám định bồi thường được tốt thì chỉ với một đội ngũ đông đảo thôi chứ đủ, mà cần phải có căng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và đạo đức nghề nghiệp. Khi các vụ tai nạn xẩy ra ngày càng nhiều, tình tiết phức tạp, hành vi gian lận tinh vi, thì các giám định viên phải có khả năng phán đoán và khả năng giám định tổng hợp. Có thế mới tiến hành giám định nhanh

chóng chính xác được. Để có được đội ngũ giám định, bồi thường viên này, công ty phải có kế hoạch tuyển chọn kỹ càng, thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ, có chế tài xử phạt, khen thưởng hợp lý.

- Hướng dẫn khai thác viên làm tốt công tác đánh giá rủi ro ban đầu:

Khai thác viên là người tìm kiếm hợp đồng cho công ty, và chất lượng hợp đồng sẽ quyết định đến công tác giám định- bồi thường sau này. Nếu khai thác viên đánh giá tốt rủi ro của từng công trình khai thác sẽ hạn chế được những tổn thất xẩy ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh cảu công ty.

3.1.1.3. Về cơ sở vật chấtkỹ thuật:

- Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công tác giám định bồi thường:

Trước thực tế tình hình trục lợi phức tạp, công nghệ thi công công trình ngày càng mới mẻ, công ty cần phải đầu tư trang thiết bị, máy móc kỹ thuật vào trong công tác giám định bồi thường. Dụng cụ và trang thiết bị càng tinh vi hiện đại thì kết quả giám định- bồi thường sẽ càng chính xác.

3.1.1.4. Về kỹ thuật giám định-bồi thường:

- Kết hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để thực hiện công tác giám định nhanh chóng, chính xác. Thu thập tin tức từ nhiều phía để tránh sai sót trong giám định, và ngăn chặn các hành vi trục lợi.

- Tiến hành giám định- bồi thường nhanh chóng, chính xác. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, giám định bồi thường viên cần nhanh chóng có mặt tại công trình để tiến hành giám định tổn thất. Công tác giám định bồi thường cần tiến hành sao cho thuận lợi nhất, ít gây phiền hà nhất cho người tham gia bảo hiểm nhưng phải đảm bảo không bị trục lợi bảo hiểm.

3.2.2. Kiến nghị lên hiệp hội bảo hiểm:

- Tạo một thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh:

Hiệp hội cần có những tác động điều chỉnh thị trường, giúp các doanh nghiệp cùng hợp tác và phát triển. Tổ chức hội nghị giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm học hỏi kinh nghiệm, tạo mối quan hệ thông tin giữa các bên. Khi các doanh nghiệp có mối qua hệ chặt chẽ với nhau, thì khách hàng khó có thể trục lợi bảo hiểm trong quá trình giám định bồi thường, đặc biệt qua bảo hiểm trùng.

Các công ty có mối quan hệ với nhau, có thể giúp đỡ nhau về phương tiện, giám đinh hay bồi thường hộ…

- Tạo điều kiện cho các cán bộ bảo hiểm được học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu:

Hiệp hội nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho các cán bộ đại diện của tất cả các công ty. Mời các chuyên gia nước ngoài đến truyền đạt kinh nghiệm….

- Thay mặt các doanh nghiệp đề xuất với bộ tài chính sửa đổi và hoàn thiện các văn bản, quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

3.2.3 Một số kiến nghị vớinhà nước:

- Hoàn hiện luật kinh doanh bảo hiểm: Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các quy đinh về các khâu từ khai thác cho đến giám định, bồi thường. Nhà nước cũng cần có quy định cụ thể về các

trường hợp cố tình trục lợi bảo hiểm. Hành vi trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên không chỉ dừng lại ở xử phạt về tài chính, mà còn phải xử phạt theo luật hình sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo sự thồng nhất giữa các ban ngành và phối hợp giữa các công ty bảo hiểm: Trong công tác giám định bồi thường, luôn luôn có liên quan tới các cơ quan chức năng. Việc công ty bảo hiểm có thể tiến hành giám định bồi thương nhanh chóng chính xác được hay không còn phụ thuộc vào các cơ quan đó. Đối với nghiệp vụ Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, bộ xây dựng đóng vai trò là một cơ quan hữu quan quan trọng, Bộ tài chính cần có sự thống nhất với bộ cây dựng trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và công tác giám định bồi thường của nghiệp vụ này.

- Giáo dục và tuyên truyền: Nhà nước cần tuyên truyền rộng rãi vai trò của bảo hiểm.

KẾTLUẬN

Trong khi nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản ngày càng cao, nhu cầu về bảo hiểm xây dựng cũng vì thế mà thiết yếu hơn. Trong các khâu của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dưng, khâu giám định bồi thường là khâu quan trọng nhất, là khâu chứng minh cho khách hàng thấy chất lượng sản phẩm, uy tín của công ty trong những cam kết bảo hiểm.

Công tác giám định bồi thường cũng quyết định đến lợi nhuận, ảnh hưởng tới khả năng tài chính của công ty. Vì thế công tác giám định bồi thường luôn được công ty bảo hiểm quan tâm, để đưa hoạt động trở nên chuyên nghiệp hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, em chỉ tiếp cận được một số khía cạnh của vấn đề. Hi vọng rằng một số ý kiến của em trong chuyên đề có thể giúp ích cho Công ty và những người muốn tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này.

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu Điện cũng như các anh các chị phòng bảo hiểm kinh doanh Dự Án đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập ở đây.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Lục Mạnh Hiển đã tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.PGS.TS Nguyễn Văn Định, Bảo hiểm thương mại,Nhà xuất bản Lao động xã hội 2007

2.Báo cáo tổng hợp kinh doanh công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện năm 2004-2009 3. Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội Sở Giao Dịch năm 2009

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

PTI : Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện XD : Xây dựng

BH : Bảo hiểm

TSKT : Tài sản kỹ thuật CAR: Bảo hiểm xây dựng EAR : Bảo hiểm lắp đặt

NĐBH : Người được bảo hiểm

HÀNG VCNĐ : Hàng vận chuyện nội địa STBT : Số tiền bồi thường

GĐV/NĐPC : Giám định viên hoặc người được phân cấp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên người nhận xét: Trần Mạnh Hùng

Chức vụ : Trưởng phòng kinh doanh bảo hiểm dự án Nhân xét báo cáo thực tập của:

Sinh viên: Trịnh Thị Bích Hồng

Lớp : Đ2BH1 : khóa 2 trường Đại Học Lao Động Xã Hội

Đề tài:“Thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay”.

Trong thời gian thực tập từ 04/01/2010 đến 25/04/2010 , sinh viên Trịnh Thị Bích Hồng luôn chấp hành các nội quy, quy định của công ty, có ý thức tự nghiên cứu, học hỏi các kiến thức về Bảo Hiểm phi nhân thọ trong và ngoài phạm vi đề tài thực tập. Đề tài thực tập của sinh viên Trịnh Thị Bích Hồng có ý nghĩa thực tế giúp công ty nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả trong khâu giải quyết nhanh và chính xác công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro trong bảo hiểm xây dựng hiện nay.

Đề nghị Quý trường tạo điều kiện để sinh viên Trịnh Thị Bích Hồng hoàn thành khóa học.

Hà nội, ngày 20 tháng 04 năm 2010

HSGD - CÔNG TY CP BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN HÀ NỘI TRƯỞNG PHÒNG DỰ ÁN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giảng viên hướngdẫn : Lục Mạnh Hiển Chứcvụ : Thạc sĩ

Nhận xétbáo cáo thực tập của : Sinh viên :Trịnh Thị Bích Hồng Lớp Đ2BH1 – Khóa 2006-2010

Đề tài: “Thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay”.

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Hà nội ,ngày 20 tháng 04 năm 2010 Ngườinhận xét

MỤC LỤC Số trang

LỜI MỞ ĐẦU………..………….1

Phần I: Giới thiệu chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổphần bảo hiểm bưu điện PTI Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện……….3

1.1.1 Lịch sử hình thành……….……….3

1.1.2 Quá trình phát triển……….………4

1.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty PTI……….6

1.2 Một vài nét về phòng bảo hiểm Dự án……….…………8

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI 2.1.Hoạt động kinh doanh của công ty ……….10

2.1.1Kết quả hoạt động kinh doanh ………..12

2.1.2 Dự phòng bồi thường………13

2.1.3 Cơ cấu doanh thu bán hàng………..13

2.1.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch 2009………13

2.2 Hoạt động đầu tư……….16

2.2.1 Về hoạt động đầu tư bất động sản……….16

2.2.2 Về hoạt động đầu tư góp vốn………16

2.3 Hoạt động hạn chế và đề phòng tổn thất……….16

2.4 Giám định và giải quyết bồi thường………17

2.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh năm 2009………17

2.6 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty………...18

2.6.1 Kết quả đạt được………...18

2.6.2 Những điểm còn tồn tại……….20

Chương III: Một số khuyến nghị và giải pháp 3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của PTI trong thời gian tới………..21

3.2 các giải phát nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra……….…22

3.3 Kiến nghị với công ty………..23

Phần 2: Chuyên đề “thực trạng công tác giámđịnh - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay”. Chương I : Lý luận chung về bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và công tác giám định – bồi thường 1.1. Tổng quan về bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng………24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng…………24

1.1.1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng………25

1.1.2. Một số định nghĩa………..25

1.1.3. Phạm vi bảo hiểm và công việc bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng………..33

1.1.3.1. Bảo hiểm thiệt hại vật chất………...33

1.1.3.3. Phạm vi bảo hiểm áp dụng chung cho bảo hiểm thiệt hại vật chất và bảo

hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba………..36

1.2. Nguyên tắc giám định bồi thường ……….38

1.2.1 Vai trò của giám định bồi thường………..38

1.2.2. Nguyên tắc của giám định bồi thường……….40

1.3. Phân biệt bảo hiểm xây dựng với bảo hiểm lắp đặt………...41

Chương II: Thực trạng công tác giám định bồi thường của nghiệp vụ Bảo Hiểm mọi rủi ro xây dựng 2.1 Thực trạng công tác giám định- bồi thường trong nghiệp vụ mọi rủi ro xây dựng ở PTI……….42

2.1.1. Công tác giám định……….42

2.1.1.1. Yêu cầu của công tác giám định………42

2.1.1.2. Quy trình giám định bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI………...43

2.1.1.3. Kết quả giám định...44

2.1.2 Công tác bồi thường………46

2.1.2.1. Yêu cầu công tác bồi thường……….…..46

2.1.2.2 Quy trình bồi thường bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI…………..47

2.2 Thực trạng công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng………..52

2.3 Đánh giá chung công tác giám định bồi thường nghiệp vụ mọi rủi ro xây dựng tại PTI………...54

Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định- bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 3.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác giám định- bồi thường………55

3.1.1. Về công tác giám định………...55

3.1.2. Về công tác bồi thường……….56

3.1.3. Về các công tác khác……….59

3.2. Một số kiến nghị……….60

3.2.1. Đối với PTI………60

3.2.2. Kiến nghị lên hiệp hội bảo hiểm………...62

3.2.3 Một số kiến nghị với nhà nước………...62

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 50)