Quy trình bồi thường bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 38 - 43)

Sơ đồ quy trình bồi thưòng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng bứoc 1:tiếp nhận , kiểm tra và bổ sung hồ sơ

bước 2: xét bồi thường

bước 5:thực hiện công việc sau bồi thường bước 6: đóng hồ sơ giải quyết bồi thường

bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra và bổ sung hồ sơ.

- Bồi thường viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường từ bộ phận giám định và/ hoặc từ khách hàng. Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm các chứng từ theo Danh mục hồ sơ giám định, bồi thường (BM.PTI.TS.04.02).

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ bồi thường từ bộ phận giám định và/hoặc từ khách hàng, bồi thường viên phải ghi giấy biên nhận hồ sơ (BM.PTI.TS.06.01). Biên nhận này phải được lưu 01 bản trong hồ sơ bồi thường, 01 bản được gửi cho giám định viên và/hoặc khách hàng.

bước 2: Xét bồi thường * Xác minh phí

- Chỉ xem xét khiếu nại khi có xác minh phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau khi Người được bảo hiểm thực hiện trách nhiệm đóng phí bảo hiểm trừ khi có thỏa thuận bằng văn bản về việc quy định thời hạn thanh toán phí. Trường hợp có vấn đề nảy sinh liên quan đến phí bảo hiểm, cần phải có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.

* Kiểm tra tính hợp lệ của tổn thất

- Người yêu cầu bồi thường phải là người có quyền lợi bảo hiểm theo đơn bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm

* Đánh giá trách nhiệm bảo hiểm đối với yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Nếu tổn thất được xác định thuộc phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm chuyển sang bước tính toán số tiền bồi thường.

* Xác định số tiền bồi thường

- Để tính toán chính xác số tiền bồi thường cần phải dựa trên giá trị bảo hiểm của hạng mục tài sản bị tổn thất trên cơ sở thu thập các thông tin như: hóa đơn, chứng từ, sổ sách, hồ sơ quyết toán về giá trị gốc của hạng mục tài sản và chi phí sửa chữa khắc phục tổn thất.

* Lập tờ trình bồi thường

- Chuyển hồ sơ để kế toán kiểm tra lại chứng từ, số tiền bồi thường và thực hiện dự phòng thanh toán với khách hàng (yêu cầu kế toán ký xác nhận vào tờ trình bồi thường). Trên tờ trình ghi rõ ngày giao/ngày nhận giữa kế toán với nghiệp vụ.Nếu vụ tổn thất đã thực hiện giám định (thuê ngoài và/hoặc tự giám định) mà chưa xác định rõ chi phí thì sẽ trình duyệt sau. Chi phí giám định phải hạch toán vào chi phí giải quyết tổn thất không được hạch toán vào nguồn chi phí quản lý.

bước 3: Phê duyệt bồi thường * Đối với tổn thất trên phân cấp

- Hồ sơ tổn thất trên phân cấp phát sinh ở giai đoạn ở giai đoạn bồi thường. Do phương án sửa chữa đề xuất tại thời điểm giám định không thực hiện được hoặc do

biến động tỷ giá làm tăng chi phí khắc phục thiệt hại nên dẫn đến số tiền tổn thất vượt phân cấp của đơn vị.

* Đối với tổn thất trong phân cấp

- Trình bồi thường kèm theo toàn bộ tài liệu có liên quan để lãnh đạo bộ phận ký vào tờ trình bồi thường. Sau đó, trình lãnh đạo đơn vị ký duyệt bồi thường theo phân cấp.

- lãnh đạo xem xét và có ý kiến về việc bồi thường theo phân cấp

bước 4: Thông báo bồi thường/từ chối bồi thường * Thông báo bồi thường

- Khi có quyết định về số tiền bồi thường, bồi thường viên gửi cho khách hàng thông báo bồi thường (BM.PTI.TS.06.05), đề nghị khách hàng xác nhận bãi nại, bảo lưu và thế quyền đòi người thứ ba cho PTI (nếu có) .

* Thông báo từ chối bồi thường

- Liên hệ với khách hàng giải thích lý do từ chối bồi thường. Nếu cần thiết có thể tổ chức họp với khách hàng để giải thích lý do từ chối bồi thường.

* Thanh toán bồi thường

- Vào sổ theo dõi giải quyết bồi thường (BM.PTI.TS.06.07)

- Phòng kế toán thực hiện thủ tục theo quy định để chuyển trả tiền bồi thường cho khách hàng và phí giám định. Trường hợp trình phí giám định sau bồi thường, thì thủ tục thanh toán phí giám định cũng giống như thanh toán bồi thường.

Lưu ý: Cam kết về thời hạn thanh toán của PTI với khách hàng

bước 5: Thực hiện công việc sau bồi thường * Thu hồi bồi thường tái bảo hiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường có liên quan đến nhà nhận tái bảo hiểm thì đơn vị phải gửi về Công ty 01 bộ hồ sơ pho to sao y bản chính.

- Thông báo thu phí giám định (nếu có) * Đòi người thứ ba

Đối với hồ sơ bồi thường có liên quan đến việc đòi người thứ ba sẽ được quy định theo Quy trình đòi người thứ ba.

* Thanh lý tài sản

- Trong trường hợp có tài sản thu hồi sau bồi thường, bộ phận thực hiện công tác giám định – bồi thường thu hồi và bàn giao tài sản và các tài liệu liên quan cho Phòng tài chính -kế toán đơn vị/Công ty.

- Phòng tài chính – kế toán đơn vị/Công ty là đơn vị đầu mối thực hiện xử lý tài sản sau bồi thường theo quy định tài chính của công ty

* Thống kê và báo cáo

Bồi thường viên làm thống kê và báo cáo theo quy trình của nghiệp vụ - kỹ thuật * Kiến nghị

Trong quá trình giải quyết bồi thường, bồi thường viên luôn theo dõi và phân tích các tiêu chí sau :

- Loại tổn thất theo loại đối tượng tài sản, nguyên nhân tổn thất thường gặp - Đối tượng khách hàng/ngành nghề kinh doanh/địa bàn hoạt động.

- Trên cơ sở đó có ý kiến phản ánh, đề xuất với ban lãnh đạo về việc sửa đổi các quy định nghiệp vụ, điều kiện điều khoản bảo hiểm và các biện pháp đề phòng hạn

chế tổn thất. Mọi kiến nghị gửi về Phòng tài sản kỹ thuật để tập hợp và xem xét trước khi trình Ban lãnh đạo Công ty

bước 6: Đóng hồ sơ giải quyết bồi thường

- Hồ sơ được đóng sau khi tiến hành thanh toán bồi thường và có xác nhận đã thu đòi Tái bảo hiểm/đồng bảo hiểm, người thứ ba, thanh lý tài sản (tuỳ trường hợp nếu có).

Kết quả bồi thường của nghiệp vụ:

Sau khi giám định, nếu tổn thất thuộc trách nhiệm của PTI, công ty tiến hành bồi thường cho khách hàng. Kết quả bồi thường được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: STBT nghiệp vụ CAR qua các năm 2004-2009

(đơn vị: tỷ đồng)

Năm Số vụ bồi thường STBT STBT bình quân

Số vụ Tăng trưởng (%) STBT (triệu) Tăng trưởng (%) BQ (triệu) Tăng trưởng (%) 2004 9 - 679 - 75,4 - 7.520 9 2005 10 11.11 804 18,4 80,4 6,6 8.878 9,1 2006 14 40 1.205 48,9 86,1 7,1 11.999 10 2007 17 21,43 1.890 56,8 111,20 29,2 14.531 13 2008 25 47 1.055 42,17 42,2 -62,1 17.367 6,1 2009 25 0 2.294 117,4 91,8 117,5 27.634 8,3

(Nguồn: công ty bảo hiểm bưu điện) Nhìn vào bảng ta thấy, số vụ công ty phải bồi thường tăng qua các năm, và số vụ tai nạn của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng xẩy ra đều thuộc phạm vi bảo hiểm của công ty. Năm 2006, số vụ phải bồi thường tăng 40% so với năm 2005 tương ứng với 4 vụ, năm 2008 tăng nhiều nhất- 8 vụ so với 2007, tăng 47%. Năm 2009 không tăng vụ tổn thất nào so với 2008.

Số tiền bồi thường qua các năm cũng tăng lên theo số vụ tai nạn, nhưng ngược lại so với số vụ tổn thất, năm 2008 tăng trưởng 47%, nhưng số tiền bồi thường lại giảm 42,17%; do số tiền bồi thường bình quân thấp là 42,2 triệu so với 2008 là 111,2 triệu. Năm 2009, nếu số vụ tổn thất tăng 0, thì số tiền bồi thường lại tăng mạnh 117,4%, bởi vì số tiền bồi thường bình quân cao, 91,8 triệu với 2008 là 42,2 triệu. Điều đó chúng tỏ, những tổn thất xẩy năm 2009 nghiêm trọng hơn nhiều so với 2008. Công ty cũng phải xem xét lại chất lượng các hợp đồng mới ký kết và công tác quản trị rủi ro của những hợp đồng ký kết ở các năm trước.

Biểu đồ 1: Doanh thu phí và STBT của nghiệp vụ CAR năm 2003-2009

Nhìn vào biểu đồ , ta cũng thấy được lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng tăng nhanh qua các năm, khi mà doanh thu phí cảu nghiệp vụ này tăng nhanh, tăng mạnh, còn số tiền bồi thường- khoản chi lớn nhất- lại tăng lên với số tuyệt đối không cao. Do đó, đóng góp của nghiệp vụ này vào trong tình hình hoạt động của công ty ngày một lớn hơn, vì thế công ty cần có chiến lược phát triển nghiệp vụ này, đặc biệt khi tiềm năng phía trước còn đang rất lớn.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 38 - 43)