Nguyên tắc giám định bồi thường

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 31)

Thứ nhất: giám đinh bồi thường là một khâu quan trọng trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm:

Thông thường, triển khai một sản phẩm bảo hiểm được chia thành các giai đoạn:

- Thiết kế sản phẩm mới: Thông qua nghiên cứu thị trường và khách hàng, công ty đưa ra các sản phẩm mới nhằm thõa mãn nhu cầu khách hàng.

- Khai thác sản phẩm: Khi sản phẩm đã được thiết kế, các nhà bảo hiểm tiến hành tung sản phẩm của mình ra thị trường, cung cấp cho khách hàng thông qua việc ký kết các hợp đồng bảo hiểm.

- Đề phòng hạn chế tổn thất: sau khi ký hợp đồng với khách hang, công ty bảo hiểm đã cam kết chi trả bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Vì vậy, để giảm thiểu số vụ phải bồi thường, số tiền phải bồi thường mỗi vụ, công ty bảo hiểm trích một phần doanh thu phí để tiến hành các công việc nhằm đề phòng hạn chế tổn thất, tăng mức độ an toàn cho đối tượng bảo hiểm, và cả công ty bảo hiểm.

- Giám định và bồi thường: là giai đoạn cuối của quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm. Đây là giai đoạn công ty thực hiện cam kết của mình, thể hiện quyền lợi của người tham gia, uy tín của nhà bảo hiểm.

Thứ hai: Giám định bồi thường là khâu trực tiếp quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm bảo hiểm và mang lại uy tín cho công ty bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm với đặc tính dễ bắt chước, vì thế trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì chất lương sản phẩm là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Mặt khác, chất lượng sản phẩm bảo hiểm được khách hàng cẩm nhận chủ yếu thông qua công tác giám định bồi thường. Mong muốn lớn nhất của khách hàng là được giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng khi không may cso rủi ro xẩy ra đối với đối tượng mà họ mua bảo hiểm. Do đó, thực hiện tốt khâu này là tăng tính thõa mãn cho khách hàng, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm bảo hiểm và mang lại uy tín cho công ty.

Thứ ba: Giám định bồi thường là một điều kiện ảnh hưởng đến quyết định tái tục của khách hàng: Chỉ khi nào khách hàng được thõa mãn, cảm thấy hài lòng về chất lượng sản phẩm thông qua công tác giám định, bồi thường có nghĩa là công ty đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng. Nhờ đó khách hàng sẽ quay lại với công ty nhiều hon, tức là tỷ lệ tái tục các hợp đồng bảo hiểm sẽ cao hơn, công ty bảo hiểm giữ được khách hàng, tăng uy tín trên thị trường.

Thứ tư: Giám định, bồi thường ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của công ty bảo hiểm: Thông qua công tác giám định, công ty lấy kết quả làm cơ sở cho công tác bồi thường. Số tiền bồi thường là một khoản chi phí lớn đối với bất kỳ công ty bảo hiểm nào. Mặt khác, trong công tác giám dịnh bồi thường, rất dễ xẩy ra các hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm. Chỉ khi nào công ty bảo hiểm kiểm soát được công tác

giám định và chi phí bồi thường thì các doanh nghiệp mới có thể đảm bảo được mục đích lợi nhuận.

Thứ năm: Giám định bồi thường có vai trò quan trọng trong công tác chống trục lợi bảo hiểm:

Nếu công tác giám định không tốt, trình độ chuyên môn của cán bộ giám định không cao, thì thường dẫn đến sai sót, tạo điều kiện cho người tham gia gian lận bảo hiểm, làm cho công tác bồi thường sai. Hoặc nếu cán bộ giám định có đạo đức không tốt, có thể gian lận bảo hiểm lại xuất phát từ họ. Từ đó gây thiệt hại cho công ty.

1.2.2. Nguyên tắc của giám địnhbồi thường

- Khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền thực hiện giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, chi phí giám định là do công ty chịu.

1.3. Phân biệt bảo hiểm xây dựng với bảo hiểmlắp đặt

CAR EAR

Các công trình xây dựng trên công trường

Máy móc và thiết bị được sản xuất ở nhà máy và lắp đặt trên công trường

Vật liệu chủ yếu là bê tông, đá và cát

Chủ yếu là sắt thép

Chủ thầu chịu rủi ro chế tạo Nhà sản xuất chịu rủi ro chế tạo Tập trung giá trị thấp Tập trung giá trị cao

Nếu giá trị xây dựng > 50 % tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm xây dựng (CAR policy)

Nếu giá trị lắp đặt > 50 % tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm lắp đặt (EAR policy ) Phạm vi của Đơn bảo hiểm mọi rủi

ro xây dựng không bao gồm chạy thử nhưng có thể mở rộng bảo hiểm bằng điều khoản Sửa đổi bổ sung (100).

Phạm vi của Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt bao gồm cả quá trình chạy thử của máy móc, thiết bị lắp đặt

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM MỌI RỦI RO XÂY DỰNG

2.1 Thực trạng công tác giám định- bồi thường trong nghiệp vụ mọi rủi ro xây dựng ở PTI

2.1.1. Công tác giámđịnh

2.1.1.1. Yêu cầu của công tác giámđịnh

- Xác định chính xác nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không?

- Tính toán chính xác tổn thất thực tế xẩy ra trong tai nạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm để tạo điều kiện giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng, chính xác.

- Đề xuất biện pháp ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất trong tương lai.

- Giúp các cán bộ khai thác thực hiện tốt hơn công tác đánh giá rủi ro đối với các nhiệm vụ tương tự

2.1.1.2. Quy trình giám định bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ởPTI

Sơ đồ quy trình giám định bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng: Bước 1: nhận yêu cầu giám định / thông tin tổn thất

Bước 2: xử lý thông tin Bước 3: tiến hành giám dịnh

Bước 4: lập /trình duyệt phương án xử lý, khắc phục tổn thất

Bước 1 : nhận yêu cầu giám định/thông tin tổn thất

- Khi nhận thông báo tổn thất từ NĐBH, cần thu thập các thông tin ban đầu liên quan đến tổn thất theo Phiếu tiếp nhận thông tin (BM.PTI.TS.04.01); - Vào sổ theo dõi tổn thất;

-Người được phân công phải lập tức xuống ngay hiện trường (nếu có thể); Thu thập các thông tin ban đầu liên quan đến tổn thất theo mẫu Thông báo tổn thất (BM.PTI.TS..04.02);

- Hướng dẫn khách hàng kê khai theo mẫu thông báo tổn thất;

-Thông báo lãnh đạo đơn vị và bộ phận liên quan phối hợp giải quyết.

bước 2: Xử lý thông tin * Đánh giá sơ bộ tổn thất

- Đánh giá sơ bộ tổn thất có (hoặc có khả năng) thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm hay không? Nếu tổn thất không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì có thể thông báo ngay cho khách hàng để khách hàng có biện pháp thích hợp đối với tài sản của mình tránh tổn thất phát sinh thêm.

* Hướng dẫn khách hàng xử lý ban đầu GĐV/NĐPC hướng dẫn khách hàng:

- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất đồng thời cố gắng giữ nguyên hiện hiện trạng tổn thất để PTI hoặc đại diện của PTI tiến hành giám định.

- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo lưu quyền đòi người thứ ba của PTI. -Thông báo tổn thất tới các cơ quan chức năng và các bên liên quan. * Tập hợp hồ sơ tài liệu có liên quan đến tổn thất

* Xem xét phân cấp

-Sau khi tập hợp các hồ sơ tài liệu ban đầu của vụ tổn thất, trên cơ sở đánh giá sơ bộ nguyên nhân và mức độ tổn thất, GĐV/NĐPC xác định tổn thất có thuộc phân cấp của đơn vị hay không và báo cáo lãnh đạo đơn vị hướng xử lý.

bước 3: Tiến hành giám định

GĐV/NĐPC đề xuất phương án giám định: - Tự giám định

- Thuê giám định

Lãnh đạo đơn vị (trường hợp tổn thất thuộc phân cấp), lãnh đạo Công ty (trường hợp tổn thất trên phân cấp) căn cứ vào thông tin báo cáo ban đầu và đề xuất của GĐV/NĐPC để quyết định phương án giám định tổn thất.

bước4 : Lập/trình duyệt phương án xử lý, khắc phục tổn thất * GĐV/NĐPC đề xuất phương án chi tiết xử lý tổn thất:

GĐV/NĐPC trình lãnh đạo xem xét duyệt phương án xử lý tổn thất (BM.PTI.TS.04.09).

* Duyệt phương án xử lý tổn thất

Lãnh đạo xem xét duyệt phương án xử lý tổn thất.

bước 5: Thu thập, hoàn thiện hồ sơ giám định và giám sát khắc phục tổn thất GĐV/NĐPC tiến hành thu thập bổ sung hồ sơ khắc phục tổn thất, chuyển cho bộ phận bồi thường.

2.1.1.3. Kết quả giám định

Công tác giám định là một khâu rất quan trọng, công ty PTI luôn chú trọng thực hiện tốt công tác này, để đảm bảo chăm sóc khách hàng tận tình, khách quan, chính xác, khi các công trình mà công ty nhận bảo hiểm gặp rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo thời gian hoạt động, số lượng khách hàng tăng lên, tất yếu số trường hợp khiếu nại bồi thường cũng sẽ tăng lên, vì thế công tác giám định bồi thường càng cần được chú trọng.

Bảng 6: Tình hình giám định tai nạn Năm Số vụ tai nạn (vụ) Số tai nạn do PTI giám định (vụ) Số tai nạn thuê giám định độc lập (vụ) Tỷ lệ số tai nạn tự giám định (%) 2004 9 4 5 44.4% 2005 10 3 7 30% 2006 14 6 8 42.9% 2007 17 7 10 41.2% 2008 25 16 9 64% 2009 25 9 16 36%

(Nguồn : công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện)

Ta thấy, qua các năm, số vụ tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm ngày càng tăng, một phần do số hợp đồng ký kết được qua các năm tăng lên, một phần do đặc thù của đối tượng bảo hiểm là các công trình xây dựng, thời gian thi công thường kéo dài nhiều năm, nên có những năm, rủi ro tích tụ lại và số vụ tổn thất tăng lên rõ rệt. Năm 2007, số vụ tổn thất gần gấp đôi năm 2004, sang năm 2008, số vụ tổn thất là 177,8% năm 2004. Do PTI thường tự giám định những tổn thất ước tính dưới 50 triệu, nên tỷ lệ số tai nạn tự giám định không cao, dưới 45%, còn lại là công ty phải bỏ chi phí thuê giám định độc lập. Chỉ có năm 2008, số tiền bồi thường bình quan một vụ là 42,2 triệu, nên tỷ lệ tự giám định tăng lên 64%.

Đồ thị 1 : Tình hình giám định tổn thất

Số vụ tai nạn tăng lên, số tai nạn do PTI tự giám định cũng tăng lên. Những tổn thất của nghiệp vụ này nếu trong phân cấp thì phòng nào khai thác, phòng đó tự giám định, nếu trên phân cấp phải trình lên phòng TSKT, nhưng do hiện tại, PTI chưa có phòng giám định độc lập nên năng lực giám định cũng chưa cao. Công ty thường tự giám định những tổn thất ước tính dưới 50 triệu, còn những tổn thất nằm trên mức ấy, doanh nghiệp thuê giám định độc lập. Ta thấy khoảng cách giữa hai đường số vụ tai nạn và đường do PTI giám định ngày càng xa nhau, chứng tỏ số vụ tai nạn mà PTI phải thuê giám đinh độc lập ngày càng tăng. Đường thuê giám định luôn năm trên đường tự giám định, chứng tỏ, công ty còn phải thuê giám định cho hầu hết các vụ tổn thất, trừ năm 2008, tỷ lệ tự giám định của công ty cao hơn tỷ lệ thuê giám định do tổn thất bình quan không cao. Chình việc phải bỏ chi phí để thuê giám đinh độc lập, điều này sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty, công ty cần sớm thành lập phòng chuyên trách giám định- bồi thường.

2.1.2 Công tác bồi thường

2.1.2.1. Yêu cầu công tác bồi thường:

- Giải quyết đúng quy định, chế độ Bảo hiểm

+ Đúng trách nhiệm bảo hiểm: về đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm

+ Đúng thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra, thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Công ty bảo hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng, kịp thời, có phương án thay thế khi cần thiết, phục vụ khách hàng tận tình, mọi lúc, mọi nơi.

2.1.2.2 Quy trình bồi thường bảo hiểm mọirủi ro xây dựng ở PTI

Sơ đồ quy trình bồi thưòng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng bứoc 1:tiếp nhận , kiểm tra và bổ sung hồ sơ

bước 2: xét bồi thường

bước 5:thực hiện công việc sau bồi thường bước 6: đóng hồ sơ giải quyết bồi thường

bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra và bổ sung hồ sơ.

- Bồi thường viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường từ bộ phận giám định và/ hoặc từ khách hàng. Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm các chứng từ theo Danh mục hồ sơ giám định, bồi thường (BM.PTI.TS.04.02).

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ bồi thường từ bộ phận giám định và/hoặc từ khách hàng, bồi thường viên phải ghi giấy biên nhận hồ sơ (BM.PTI.TS.06.01). Biên nhận này phải được lưu 01 bản trong hồ sơ bồi thường, 01 bản được gửi cho giám định viên và/hoặc khách hàng.

bước 2: Xét bồi thường * Xác minh phí

- Chỉ xem xét khiếu nại khi có xác minh phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau khi Người được bảo hiểm thực hiện trách nhiệm đóng phí bảo hiểm trừ khi có thỏa thuận bằng văn bản về việc quy định thời hạn thanh toán phí. Trường hợp có vấn đề nảy sinh liên quan đến phí bảo hiểm, cần phải có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.

* Kiểm tra tính hợp lệ của tổn thất

- Người yêu cầu bồi thường phải là người có quyền lợi bảo hiểm theo đơn bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm

* Đánh giá trách nhiệm bảo hiểm đối với yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm

- Nếu tổn thất được xác định thuộc phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm chuyển sang bước tính toán số tiền bồi thường.

* Xác định số tiền bồi thường

- Để tính toán chính xác số tiền bồi thường cần phải dựa trên giá trị bảo hiểm của hạng mục tài sản bị tổn thất trên cơ sở thu thập các thông tin như: hóa đơn, chứng từ, sổ sách, hồ sơ quyết toán về giá trị gốc của hạng mục tài sản và chi phí sửa chữa khắc phục tổn thất.

* Lập tờ trình bồi thường

- Chuyển hồ sơ để kế toán kiểm tra lại chứng từ, số tiền bồi thường và thực hiện dự phòng thanh toán với khách hàng (yêu cầu kế toán ký xác nhận vào tờ trình bồi thường). Trên tờ trình ghi rõ ngày giao/ngày nhận giữa kế toán với nghiệp vụ.Nếu vụ tổn thất đã thực hiện giám định (thuê ngoài và/hoặc tự giám định) mà chưa xác định rõ chi phí thì sẽ trình duyệt sau. Chi phí giám định phải hạch toán vào chi phí giải quyết tổn thất không được hạch toán vào nguồn chi phí quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bước 3: Phê duyệt bồi thường * Đối với tổn thất trên phân cấp

- Hồ sơ tổn thất trên phân cấp phát sinh ở giai đoạn ở giai đoạn bồi thường. Do phương án sửa chữa đề xuất tại thời điểm giám định không thực hiện được hoặc do

biến động tỷ giá làm tăng chi phí khắc phục thiệt hại nên dẫn đến số tiền tổn thất vượt phân cấp của đơn vị.

* Đối với tổn thất trong phân cấp

- Trình bồi thường kèm theo toàn bộ tài liệu có liên quan để lãnh đạo bộ phận ký vào tờ trình bồi thường. Sau đó, trình lãnh đạo đơn vị ký duyệt bồi thường theo phân cấp.

- lãnh đạo xem xét và có ý kiến về việc bồi thường theo phân cấp

bước 4: Thông báo bồi thường/từ chối bồi thường * Thông báo bồi thường

- Khi có quyết định về số tiền bồi thường, bồi thường viên gửi cho khách hàng

Một phần của tài liệu thực trạng công tác giám định - giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng ở PTI hiện nay (Trang 31)