Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống

Một phần của tài liệu Bán khống – Nhu cầu thiết yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 60 - 64)

Bước 2: Phân tích, quan sát các dấu hiệu của thị trường để chọn lựa chứng khoán

dự định thực hiện bán khống.

Bước 3: Tìm kiếm người mua chứng khoán mà NĐT dự định bán khống trên thị

trường.

Bước 4: Tính toán giá trị của khối lượng chứng khoán cần bán khống, tiến hành

đăng ký vay mượn ở CTCK và nộp vào tài khoản bảo chứng đã mở số tiền ký quỹ theo yêu cầu.

Bước 5: Tiến hành giao cổ phiếu cho người mua như thỏa thuận thông qua tài

khoản bảo chứng đã mở tại CTCK.

Bước 6: Quan sát thị trường, tìm kiếm thời điểm thích hợp mua lại cổ phiếu để trả

lại CTCK đóng vị thế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương 3, nhóm đã đề nghị một số giải pháp để triển khai bán khống và các giải pháp hỗ trợ để bán khống tồn tại, phát triển. Đây là bước đi cần thiết cho TTCK nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nếu chúng ta không sớm có các quy định cần thiết để triển khai thì khi các tổ chức tài chính nước ngoài ào ạt vào Việt Nam có khả năng chúng ta sẽ không thể đứng vững trước họ nữa. Mặt khác khi hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc một số công ty của Việt Nam sẽ được niêm yết ở các thị trường nước ngoài, rất có khả năng NĐT nước ngoài sẽ bán khống cổ phiếu các công ty trên và gây ảnh hưởng xấu đến công ty. Tuy nhiên NĐT Việt Nam thì không được làm như thế với các công ty nước ngoài nếu chúng ta chưa có nghiệp vụ bán khống, đó sẽ là thiệt thòi lớn của các NĐT Việt Nam. Cho nên chúng ta cần phải nhanh chóng triển khai nghiệp vụ bán khống.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận chung về bán khống và kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bán khống ở các nước, nhóm hy vọng nghiệp vụ bán khống sẽ được các cơ quan chức năng xem xét và sớm được triển khai tại Việt Nam. Nghiệp vụ bán khống ra đời sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường suy thoái từ đó thu hút các NĐT nhiều hơn nữa. Khi đó, nhóm tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sôi động hơn và sẽ không còn cảnh giao dịch chợ chiều như hiện nay mỗi khi thị trường suy thoái. Mặt khác, nghiệp vụ bán khống không chỉ là một công cụ để phòng ngừa rủi ro hiệu quả giúp NĐT tự bảo vệ mình khi thị trường suy thoái mà nghiệp vụ bán khống cũng sẽ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả hơn, lành mạnh hơn thông qua tác dụng của việc phòng ngừa rủi ro và bình ổn thị trường mà nó mang lại.

Hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng đòi hỏi chúng ta mở cửa cả thị trường chứng khoán và bán khống là nghiệp vụ không thể thiếu khi hội nhập. Các cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ Tài chính cần nhanh chóng nghiên cứu hướng dẫn để sớm cho ra đời nghiệp vụ bán khống ở Việt Nam từ đó đáp ứng nhu cầu chính đáng và bức thiết của các nhà đầu tư. Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các hạn chế của bán khống, các bài học kinh nghiệm của nước bạn để có các chính sách ban hành hợp lý, đồng bộ và chặt chẽ, hạn chế tối đa yếu tố tiêu cực của bán khống đối với thị trường.

Các đề xuất nghiên cứu thêm của nhóm:

1. Giải pháp tăng cường nghiệp vụ repo chứng khoán. 2. Giải pháp nâng cấp trung tâm lưu ký chứng khoán.

3. Mô hình của nhà tạo lập thị trường với đặc thù của Việt Nam 4. Ứng dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro chứng khoán.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên đề tài cũng còn nhiều thiếu sót. Phần bài học kinh nghiệm vẫn chưa viết thật sự sâu sắc, các giải pháp cũng còn hạn chế chỉ mang tính chất đóng góp một phần vào quá trình triển khai nghiệp vụ bán khống ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm cũng gợi ý một vài hướng nghiên cứu tiếp theo để nhằm hỗ trợ, làm rõ thêm đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt 2006, Giáo trình Đầu Tư Tài Chính trường Đại

học Kinh Tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Th.S Vũ Việt Quảng 2007, Giáo trình Lập mô hình tài

chính trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội. 3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ 2005, Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp trường Đại

học Kinh Tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống Kê.

4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định 2005, Giáo trình Tài chính Quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê

5. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang 2007, Giáo trình Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê

6. Frank J.Fabozzi 2004, Short selling strategies, risks, and rewazds. John Wiley & Sons, Inc.

7. Trương Đại Hùng 2007, Ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ .

8. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 12 (tháng 12/2004), số 3 (tháng 3/2005), số 4 (tháng 4/2005), số 5 (tháng 5/2005), số 6 (tháng 6/2005), số 1+2 (tháng 1+2/2008)

9. Báo đầu tư Chứng khoán số 32 (14/07/2000), số 33 (21/07/2000), số 35 (04/08/2000), số 71 (13/04/2001), số 73-74 (27/04/2001), số 75 (11/05/2001), số 80 (15/06/2001), số 92 (10/09/2001), số 93 (17/08/2001), số 96 (8/10/2001), số 98 (22/10/2001), số 152 (04/11/2002), số 27 (03/03/2008), số 28 (05/03/2008)

10. Báo Thương mại số 35/2002

12. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 27/12/2007 13. Một số trang web http://www.ssc.gov.vn http://www.ckvn.com http://www.vsd.vn http://www.hastc.org.vn http://www.hsx.vn http://www.acb.com.vn http://www.tinnhanhchungkhoan.vn http://dautuchungkhoan.com www.vangvietnam.vn http://www.vnba.org.vn http://vietnamnet.vn http://saga.vn http://vi.wikipedia.org http://vietnamnet.vn http:///www.investopedia.com

Một phần của tài liệu Bán khống – Nhu cầu thiết yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 60 - 64)