Giải pháp thứ năm: Quy định thời điểm cho phép bán khống trong ngày

Một phần của tài liệu Bán khống – Nhu cầu thiết yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 55)

Quy định “Tick +” hay “Tick 0 +” (Zero-Plus-Tick). Chẳng hạn, bạn đang ở phiên giao dịch thứ ba trong ngày giao dịch. Bạn chỉ được bán khống khi bạn đặt giá cao hơn

giá khớp lệnh của phiên thứ hai. Bạn cũng có thể đặt giá ngang bằng giá phiên thứ hai, nhưng giá này phải cao hơn giá thực hiện của phiên thứ nhất trong ngày. Mục đích là nhằm ngăn chặn NĐT làm tuột giá khi thị trường đang xuống giá.

Triển khai “Quy định T” và “Quy định Tick +” sẽ giúp cho nghiệp vụ bán khống không còn là con bài cho nhà đầu cơ trục lợi do giá cổ phiếu giảm. Từ đây nghiệp vụ bán khống trở thành một hành vi đầu tư chuyên nghiệp của những người hiểu rõ về luật chơi trên thị trường chứng khoán.

3.2 Hệ thống nhóm các giải pháp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của bán khống 3.2.1 Giải pháp thứ sáu: Tăng cường xây dựng các tổ chức Quỹ đầu tư công

chúng.

Theo kinh nghiệm các nước phát triển trên thế giới, hoạt động bán khống thường sẽ được các NĐT có tổ chức thực hiện rất nhiều và thường xuyên. Do đó, để giúp cho thị trường bán khống Việt Nam ra đời thì một nhân tố quan trọng đó là xây dựng và cho ra đời các tổ chức đầu tư. Đây cũng là xu thế tất yếu của Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới, các NĐT nhỏ lẻ phải được “gom” lại trong một tổ chức để hoạt động đầu tư của họ được tập trung, hiệu quả và an toàn hơn dưới sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia.

3.2.2 Giải pháp thứ bảy: Cho phép triển khai các hoạt động ứng trước T+3 3.2.2.1 Cho phép ứng tiền bán chứng khoán trước ngày T+3

Hoạt động cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán cũng đã xuất hiện với tên gọi: “ứng trước tiền bán chứng khoán”. Hiện nay, để thực hiện nghiệp vụ này, các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3. Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí quy định. Một số công ty thực hiện ứng trước tiền cho khách hàng ngay sau khi có kết quả khớp lệnh và khách hàng có thể dùng để mua chứng khoán ngay trong phiên giao dịch. Có như vậy thì NĐT có cơ hội nhận tiền và mua lại chứng khoán nhanh chóng để trả lại chứng khoán đã vay của CTCK. Giúp cho vòng quay của đồng vốn đầu tư nhanh hơn.

3.2.2.2 Cho phép ứng trước chứng khoán trước ngày T+3

Theo quy định, sau khi mua chứng khoán, đến ngày T+3 chứng khoán mới được ghi nhận vào tài khoản, nhưng do chứng khoán được chuyển vào chiều ngày T+3 nên khách hàng chỉ có thể bán chứng khoán vào sáng ngày T+4. Vậy, với một nghiệp vụ tương tự như “ứng trước tiền bán chứng khoán” thì có thể có nghiệp vụ “ứng trước chứng khoán” với những khách hàng đã có thông báo kết quả khớp lệnh mua thành công chứng khoán nhằm giúp NĐT có thể cắt lỗ trong trường hợp giá có xu hướng giảm? Nghiệp vụ này có thể được thực hiện giữa CTCK và khách hàng của mình hoặc các khách hàng của công ty với nhau hay giữa các CTCK với nhau. Nghiệp vụ này sẽ giúp cho tính thanh khoản của thị trường cao hơn, mặt khác cũng góp phần tăng nguồn cung chứng khoán.

Nếu nghiệp vụ áp dụng giữa CTCK với khách hàng thì yêu cầu để thực hiện là tài khoản tự doanh của CTCK phải có chứng khoán để có thể ứng trước cho khách hàng và khách hàng ký với công ty cam kết vay và chuyển giao chứng khoán mình đã mua lại cho công ty. Tất nhiên, khách hàng sẽ chịu một mức phí nhất định gọi là phí “ứng trước chứng khoán”. Nếu nghiệp vụ áp dụng giữa khách hàng với nhau thì CTCK đứng ra làm trung gian và hưởng phí môi giới, phí quản lý hoạt động vay mượn và thanh toán giữa các khách hàng.

3.2.3 Giải pháp thứ tám: Phát triển nghiệp vụ repo chứng khoán

Cho vay cầm cố là việc thế chấp cổ phiếu đã niêm yết để vay tiền CTCK hoặc Ngân hàng trong một thời hạn nhất định, mức vay thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên thị giá thường không quá 5 lần mệnh giá.

Còn repo là nghiệp vụ mà CTCK mua lại cổ phiếu chưa niêm yết của NĐT trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ bán lại chính cổ phiếu đó cho NĐT. Repo còn thể hiện giao dịch mua và bán hẳn trong đó người mua sẽ có quyền kinh doanh chứng khoán trong suốt thời gian hợp đồng repo có hiệu lực, thể hiện chuyển giao quyền sở hữu. Điều này là sự khác biệt đối với nghiệp vụ cầm cố.

Ngoài việc làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng hiệu quả đồng vốn kinh doanh cho NĐT giúp NĐT phản ứng nhanh với thị trường thì đây sẽ là một nguồn cung

ứng chứng khoán cho vay hấp dẫn, dồi dào, tương đối ổn định. Với nghiệp vụ repo, NĐT sẽ nhận lại quyền sở hữu ngay khi mua lại cổ phiếu khi kết thúc thời hạn, nói cách khác, NĐT đã đổi quyền sở hữu trong một thời gian để lấy tiền và NĐT đã không phải bán cổ phiếu với giá rẻ khi cần vốn. Nghiệp vụ repo thường tính giá mua cổ phiếu cao hơn nghiệp vụ cầm cố. nếu NĐT được CTCK nhận mua cổ phiếu với giá tương đối cao, gần với giá thị trường thì họ sẽ tận dụng lại được nguồn vốn họ đã bỏ ra. Đây cũng là một lực hấp dẫn nữa kích thích NĐT sử dụng nghiệp vụ repo. (xem thêm phụ lục 10)

3.2.4 Giải pháp thứ chín: Sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán

Các CTCK đóng vai trò trung gian trong huy động chứng khoán, họ sẽ đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn để thu hút việc gửi chứng khoán của NĐT. Sau đó họ sẽ tiến hành cho những người bán khống vay lại với một lãi suất cao hơn và hưởng chênh lệch. Các CTCK cũng phải tăng cường hợp tác trao đổi thông tin để điều phối tốt hơn nguồn cung ứng chứng khoán cho người bán khống khi họ cần vay hoặc cần mua lại. Để các công ty chứng khoán tự do trong việc quy định lãi suất nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của họ và NĐT có thể tìm được nhà cung cấp với chi phí rẻ nhất.

Về phần mình, các CTCK phải xây dựng nhân sự để nắm bắt, triển khai và thực hiện tư vấn nghiệp vụ bán khống cho khách hàng. Phổ biến kiến thức cho NĐT, nghiệp vụ bán khống không quá khó nhưng cần nhất là sự nhạy bén thị trường và phải dự đoán tốt được xu thế giá của thị trường để có hành động đúng. Tăng cường tư vấn cho NĐT về xu thế của thị trường. Thận trọng và nâng cao chất lượng các phân tích nhằm theo sát và phản ánh tương đối đúng xu thế giá của chứng khoán.

CTCK cần phải dành một phần đủ lớn để nâng cao hoạt động tự doanh chứng khoán của mình. Trước là đầu tư, sau là để có một quỹ chứng khoán đủ lớn đáp ứng nhu cầu ứng trước hoặc cho vay chứng khoán khi xuất hiện nhu cầu vay mượn của NĐT. Nhưng để tránh sự nhập nhằng giữa hoạt động đầu tư và kinh doanh của CTCK, thị trường cần có các nhà tạo lập thị trường.

Bên cạnh đó, CTCK phải tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát chặt chẽ, quản trị rủi ro, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan theo quy định của pháp luật, mục đích là để ngăn chặn một

số nhân viên của công ty làm gia tăng thêm chí phí dịch vụ cho những người bán khống.

Một ví dụ cụ thể, Theo Business Week, Văn phòng Chưởng lý liên bang tại Brooklyn

(New York) đã điều tra gần 18 tháng về thị trường cho vay chứng khoán để bán khống tại phố Wall.Theo các nguồn tin giấu tên, văn phòng chưởng lý đã tìm hiểu các tố giác nói rằng một số nhân viên thuộc bộ phận cho vay chứng khoán ăn hối lộ hoặc nhận tiền mình không được phép nhận từ những “chuyên viên săn lùng chứng khoán”. Đây là những người trung gian độc lập. Công việc chính của họ là mách mối mua chứng khoán cho các doanh nghiệp hoạt động tại phố Wall. Sau đó, các doanh nghiệp sẽ dùng chứng khoán mua được cho các nhà đầu tư theo kiểu bán khống vay lại. Điều này đã khiến cho những người bán khống bị thiệt hại nhiều triệu USD do phải trả những khoản phí dịch vụ vô ích hoặc quá cao.

3.2.5 Giải pháp thứ mười: Tăng cường vai trò của NHTM

NHTM đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thị trường bán khống. NHTM sẽ là nhà cung cấp vốn chủ lực nhất trên thị trường, nếu nhà tạo lập thị trường là dầu bôi trơn thì NHTM đóng vai trò là cái giò đạp, nó tạo cú huých ban đầu để các NĐT thực hiện vay tiền để ký quỹ hoặc cầm cố chứng khoán họ có để lấy tiền. Về lâu dài, các CTCK cần thiết xây dựng theo mô hình Ngân hàng đầu tư để họ dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ cung cấp vốn cũng như tự tài trợ vốn trong nội bộ công ty chứng khoán. Giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và thủ tục. Tuy nhiên cũng cần tuân thủ các quy định của NHNN để tránh tình trạng lạm dụng khi mọi thứ đã quy về một mối rất dễ xảy ra khủng hoảng và sụp đổ.

3.2.6 Giải pháp thứ mười một: Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm cần nghiên cứu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cho hoạt động của các nhân viên công ty chứng khoán tại sàn (bảo hiểm rủi ro nghiệp vụ), bảo hiểm cho các khoản cho vay liên quan đến chứng khoán của các NHTM nhằm hạn chế đổ vỡ trong hệ thống tài chính. Các công ty bảo hiểm vừa đóng vai trò là cái phao cứu sinh vừa đóng vài trò là cái thắng an toàn.

3.2.7 Giải pháp thứ mười hai: Xây dựng mô hình và cách điều hành Ngân hàng lưu ký chứng khoán ký chứng khoán

Nhóm đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và nội dung hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán dưới dáng dấp của một Ngân hàng cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán (NH LKCK). NH LKCK sẽ quản lý về mặt Nhà nước các CTCK trong công tác lưu ký và thanh toán bù trừ. Ngoài ra NH LKCK sẽ là trung gian điều phối các nguồn cung cầu chứng khoán trong thị trường để giúp hoạt động của thị trường diễn ra suôn sẻ, làm cầu nối thông tin giữa các CTCK.

NH LKCK nên thành lập dưới dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần có sự tham gia quản lý của Nhà nước.

3.3 Các dấu hiệu giúp NĐT nhận biết thời điểm có thể thực hiện nghiệp vụ bán khống khống

Thứ nhất, thị trường đang đi xuống: tiến hành việc bán khống khi thị trường có

biểu hiện đi xuống hoặc đang đi xuống thì NĐT sẽ gặp ít rủi ro nhất. Điều này đòi hỏi NĐT cần thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, phân tích xu hướng tương lai của thị trường, nhanh nhạy trong việc nhận ra sớm các dấu hiệu đi xuống của thị trường, bán khống ngay tại thời điểm thị trường tuột dốc sẽ cho lợi nhuận cao nhất. Khi nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta - đặc biệt là thị trường tài chính - trở nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới nên phải hết sức chú ý.

Thứ hai, cổ phiếu có liên quan đến hoặc thuộc về một ngành nào đó trong thị

trường đang đi xuống: tiến hành bán khống cổ phiếu có liên quan đến thị trường đang suy thoái hoặc về một ngành một lĩnh vực nào đó trong thị trường đang suy thoái mà NĐT có cơ hội thu lợi.

Thứ ba, sự tăng trưởng giả tạo: trường hợp này thường gặp ở những cổ phiếu có

giá trị cao một cách vô lý, các cổ phiếu này thường do một nhóm các nhà đầu cơ có tiềm lực cố tình đẩy giá cao để trục lợi. Đối với các cổ phiếu này, thực hiện việc bán khống cũng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận vì trước sau gì thì các cổ phiếu này cũng rớt giá thảm hại khi các nhà đầu cơ không còn kích giá chúng nữa.

3.4 Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống

Bước 2: Phân tích, quan sát các dấu hiệu của thị trường để chọn lựa chứng khoán

dự định thực hiện bán khống.

Bước 3: Tìm kiếm người mua chứng khoán mà NĐT dự định bán khống trên thị

trường.

Bước 4: Tính toán giá trị của khối lượng chứng khoán cần bán khống, tiến hành

đăng ký vay mượn ở CTCK và nộp vào tài khoản bảo chứng đã mở số tiền ký quỹ theo yêu cầu.

Bước 5: Tiến hành giao cổ phiếu cho người mua như thỏa thuận thông qua tài

khoản bảo chứng đã mở tại CTCK.

Bước 6: Quan sát thị trường, tìm kiếm thời điểm thích hợp mua lại cổ phiếu để trả

lại CTCK đóng vị thế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương 3, nhóm đã đề nghị một số giải pháp để triển khai bán khống và các giải pháp hỗ trợ để bán khống tồn tại, phát triển. Đây là bước đi cần thiết cho TTCK nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nếu chúng ta không sớm có các quy định cần thiết để triển khai thì khi các tổ chức tài chính nước ngoài ào ạt vào Việt Nam có khả năng chúng ta sẽ không thể đứng vững trước họ nữa. Mặt khác khi hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc một số công ty của Việt Nam sẽ được niêm yết ở các thị trường nước ngoài, rất có khả năng NĐT nước ngoài sẽ bán khống cổ phiếu các công ty trên và gây ảnh hưởng xấu đến công ty. Tuy nhiên NĐT Việt Nam thì không được làm như thế với các công ty nước ngoài nếu chúng ta chưa có nghiệp vụ bán khống, đó sẽ là thiệt thòi lớn của các NĐT Việt Nam. Cho nên chúng ta cần phải nhanh chóng triển khai nghiệp vụ bán khống.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận chung về bán khống và kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bán khống ở các nước, nhóm hy vọng nghiệp vụ bán khống sẽ được các cơ quan chức năng xem xét và sớm được triển khai tại Việt Nam. Nghiệp vụ bán khống ra đời sẽ giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường suy thoái từ đó thu hút các NĐT nhiều hơn nữa. Khi đó, nhóm tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sôi động hơn và sẽ không còn cảnh giao dịch chợ chiều như hiện nay mỗi khi thị trường suy thoái. Mặt khác, nghiệp vụ bán khống không chỉ là một công cụ để phòng ngừa rủi ro hiệu quả giúp NĐT tự bảo vệ mình khi thị trường suy thoái mà nghiệp vụ bán khống cũng sẽ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả hơn, lành mạnh hơn thông qua tác dụng của việc phòng ngừa rủi ro và bình ổn thị trường mà nó mang lại.

Hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng đòi hỏi chúng ta mở cửa cả thị trường chứng khoán và bán khống là nghiệp vụ không thể thiếu khi hội nhập. Các cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ Tài chính cần nhanh chóng nghiên cứu hướng dẫn để sớm cho ra đời nghiệp vụ bán khống ở Việt Nam từ đó đáp ứng nhu cầu chính đáng và bức thiết của các nhà đầu tư. Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các hạn chế của bán khống, các bài học kinh nghiệm của nước bạn để có các chính sách ban hành hợp lý, đồng bộ và chặt chẽ, hạn chế tối đa yếu tố tiêu cực của bán khống đối với thị trường.

Các đề xuất nghiên cứu thêm của nhóm:

Một phần của tài liệu Bán khống – Nhu cầu thiết yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 55)