Nhóm giải pháp cần thiết để triển khai bán khống

Một phần của tài liệu Bán khống – Nhu cầu thiết yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49)

3.1.1 Giải pháp thứ nhất: Ban hành hướng dẫn cụ thể triển khai nghiệp vụ bán khống

Tính đến nay, luật chứng khoán vẫn là nền tảng cơ bản trong điều hành và quản lý thị trường chứng khoán, ngoài ra còn có Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật chứng khoán. Với một thị trường chứng khoán ngày càng phát triển sôi động, nhiều yêu cầu mới của thị trường và nhà đầu tư đặt ra, trong xu thế đó các quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tế, chúng ta vẫn còn thiếu một tầm nhìn xa chiến lược cần thiết cho thị trường chứng khoán trong lĩnh vực làm luật.

Luật chứng khoán đã có quy định về bán khống tuy nhiên nghiệp vụ này cần phải có hướng dẫn cụ thể của Bộ tài chính thì mới có thể triển khai, đây chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động bán khống chứng khoán. Các nghiên cứu đã củng cố nhận định về nhu cầu bán khống của NĐT Việt Nam là rất lớn. Mặt khác bán khống ra đời vào thời điểm này sẽ tạo một lực mới giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển sôi động hơn chứ không phải cảnh chợ chiều như hiện nay. Ngoài ra Bộ tài chính cũng cần quy định cụ thể vai trò của các nhà tạo lập thị trường, trung tâm lưu ký chứng khoán…

3.1.2 Giải pháp thứ hai: Phát triển nhà tạo lập thị trường

Nhà tạo lập thị trường là một công ty môi giới-giao dịch chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định để nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó. Mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh trên thị trường để nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng (là các NĐT tham gia trên thị trường) bằng cách báo các mức giá chào mua, chào bán đối với một khối lượng chắc chắn có thể giao dịch của loại chứng khoán nhất định. Khi nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng, nhà tạo lập thị trường sẽ gần như ngay lập tức bán những chứng khoán mà tổ chức này đang nắm giữ trong kho hoặc tìm kiếm một lệnh đối ứng phù hợp. Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường có tính thanh khoản cao bằng cách thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị trường hai chiều (mua bán liên tục). Như thế một nhà nhà tạo lập thị trường có thể đứng trên cả hai phía của thị trường để chào mua và chào bán.

Ở Việt Nam chúng ta do tính chất đặc thù và để triển khai tốt nghiệp vụ bán khống thì vai trò nhà tạo lập thị trường là rất cần thiết, nhà tạo lập thị trường như một chất bôi trơn giúp thị trường ổn định và vận hành tốt hơn. Trong thị trường phái sinh phải xây dựng và tổ chức hoạt động của các nhà (tổ chức) tạo lập thị trường với vai trò của các nhà môi giới-giao dịch nội bộ. Đây là một hình thức tổ chức tồn tại trong các thị trường trái phiếu và các thị trường OTC sản phẩm phái sinh ở các nước phát triển, những tổ chức này đóng vai trò như những trung gian giữa các công ty môi giới chính trên thị trường với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch nội bộ giữa các tổ chức này. Đối tượng giao dịch của họ là các công ty môi giới khác, các nhà môi giới khác, các tổ chức nhận quản lý danh mục đầu tư, tín thác, …Có như vậy thì việc điều phối cung cầu chứng

khoán được diễn ra nhịp nhàng, nhanh chóng và đảm bảo đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của các NĐT. Mặt khác cũng giúp các đơn vị này cạnh tranh lành mạnh và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết.

Nhóm đề xuất ý tưởng nên chăng đơn vị nào là đơn vị bảo trợ phát hành chứng khoán thì đơn vị đó cũng đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường cho chính loại chứng khoán đó, có như vậy mới xây dựng được uy tín và sự ổn định của các chứng khoán, đồng thời vừa gia tăng trách nhiệm tránh tình trạng bảo trợ “bừa” của đơn vị bảo trợ. Cũng có thể mở rộng để cho các CTCK đăng ký làm nhà tạo lập thị trường cho từ 2 đến 8 chứng khoán. Cũng có thể xây dựng một nhà tạo lập thị trường là một công ty cổ phần trong đó thành viên là các công ty chứng khoán nó sẽ gia tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán trong thị trường, điều chuyển nhanh chóng nguồn chứng khoán giữa các công ty thành viên kịp thời cung ứng cho thị trường theo chức năng. Xây dựng hiệp hội các nhà tạo lập thị trường để giữ vai trò điều phối, tư vấn nhằm giúp cho hoạt động tạo lập thị trường được trôi chảy và thuận lợi.

3.1.3 Giải pháp thứ ba: Giải quyết nguồn cung chứng khoán

Để có thể triển khai nghiệp vụ bán khống điều quan trọng là xây dựng nguồn cung chứng khoán cho vay. Việc huy động chứng khoán đáp ứng cho việc bán khống tập trung vào năm nguồn cung ứng chủ đạo: chứng khoán thế chấp trong tài khoản bảo chứng của khách hàng, chứng khoán trong danh mục đầu tư dài hạn của các tổ chức, thông qua huy động các CTCK khác, nguồn vay từ các NĐT có tổ chức và nguồn huy động trên thị trường tự do. Lúc này, có thể xem chứng khoán như là một dạng tiền tệ đặc biệt nên chúng ta có thể vay và huy động trên thị trường, tuy nhiên nó cũng mang những nét đặc trưng riêng có của chứng khoán. Sự cần thiết phải nâng cấp Trung tâm lưu ký chứng khoán thành Ngân hàng lưu ký chứng khoán để chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước và làm trung gian giữa các CTCK giúp điều phối hoạt động vay và cho vay của các CTCK. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các CTCK. Cái khó là cần phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên vay và cho vay. Cụ thể:

3.1.3.1 Quyền lợi của bên cho vay chứng khoán:

NĐT có chứng khoán sẽ được nhận một khoản lợi tức từ việc cho vay, lợi tức đó được tính bằng cách nhân giá trị chứng khoán cho lãi suất và thời gian vay mượn. Lãi

suất này sẽ do CTCK quy định (gọi là lãi suất huy động). Chứng khoán cho vay của họ sẽ được đảm bảo bằng cam kết hoàn trả của CTCK vào bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra trong thời gian họ cho vay nếu như cổ tức được chi trả thì người đi vay sẽ không được nhận mà người cho vay sẽ được hưởng bình thường.

Nếu như trước đây khi NĐT cần tiền họ sẽ đem cầm cố chứng khoán và chịu một mức cho vay thấp so với mệnh giá khoảng từ 30% đến 50% giá trị thực tế của chứng khoán, thì hôm nay nếu như có người hỏi vay số chứng khoán họ đang định cầm cố họ có thể cho vay để bù đắp lãi suất cho vay mà họ phải đang gánh chịu như vậy sẽ rất có lợi cho NĐT. Nếu như cổ phiếu đã được bán khống và người cho vay không còn hứng thú nắm giữ nó nữa (do giá xuống quá thấp, do có cơ hội đầu tư khác…) họ có thể đề nghị CTCK làm trung gian để họ bán hẳn chứng khoán đó cho bên đi vay, bằng cách thanh toán chênh lệch giữa hai bên (lúc này cổ phiếu đã do bên thứ 3 nắm giữ). Tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán đang xuống giá.

Nếu là NĐT hoặc tổ chức đầu tư dài hạn thì họ sẽ rất có lợi vì: thứ nhất, ngoài cổ tức họ được hưởng họ còn được hưởng lợi tức từ việc cho vay chứng khoán. Có thể sau đó chứng khoán của họ bị giảm nhưng điều đó không phải là mãi mãi, khi người bán khống tiến hành mua lại thì rất có thể giá cổ phiếu sẽ trở lại bình thường và nếu người bán khống dự đoán thị trường sai lầm thì phần thiệt hại sẽ thuộc về họ. Chứng khoán của người cho vay vẫn được bảo đảm bởi tài khoản ký quỹ (bảo chứng) ban đầu của người bán khống và cam kết của CTCK.

3.1.3.2 Quyền lợi của bên vay chứng khoán:

Thực hiện được nghiệp vụ bán khống mà họ mong muốn, hưởng chênh lệch giá khi họ dự báo đúng xu hướng giá của thị trường. Họ sẽ được nhận một phần lãi suất bằng với lãi suất tiền gửi cho tài khoản bảo chứng mà họ đã mở ra để ký quỹ và thực hiện nghiệp vụ bán khống trên tài khoản đó (lúc này tài khoản của họ bao gồm tiền đặt cọc và tiền bán chứng khoán) trong lúc chờ đợi có nguồn cung chứng khoán để họ mua để trả lại, như vậy phần nào giúp họ bù đắp lãi suất vay và chi phí môi giới.

3.1.3.3 Các giải pháp giúp tăng cung chứng khoán:

Như đã giới thiệu nguồn cung chứng khoán tập trung vào 5 nguồn: chứng khoán thế chấp trong tài khoản bảo chứng của khách hàng,chứng khoán trong danh mục đầu tư

dài hạn của các tổ chức,thông qua huy động các CTCK khác, nguồn vay từ các NĐT có tổ chức và nguồn huy động trên thị trường tự do.

Thứ nhất, Các CTCK cần tính toán để đưa ra một lãi suất hấp dẫn cho người cho

vay, đảm bảo các quyền lợi chính đáng của bên cho vay. Cam kết giám sát và chịu trách nhiệm về việc người vay không trả chứng khoán cho người cho vay đúng hạn.

Thứ hai, chúng ta đã và đang cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước một cách

mạnh mẽ, tuy nhiên cũng còn chậm trễ ở một số ngành nhạy cảm và hấp dẫn rất được mọi người quan tâm: hàng không, điện, viễn thông…hoặc nếu có cổ phần thì cổ đông nhà nước vẫn chiếm giữ một lượng cổ phiếu khá lớn cũng dẫn tới hạn chế nguồn cung. Số lượng doanh nghiệp hiện nay được niêm yết rất ít so với số doanh nghiệp đã cổ phần. Một mặt kích thích các công ty đã cổ phần cho họ niêm yết trên các sàn, xây dựng lộ trình cụ thể và kiên quyết thực hiện triệt để việc cổ phần một số DNNN nằm trong các ngành nhạy cảm, hấp dẫn để thu hút NĐT và giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn. Nhà nước cũng cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa, tức là chỉ cho phép các công ty làm ăn chân chính, các chỉ số kinh tế phản ảnh tình trạng công ty tốt thì mới cho lên sàn. Nếu công ty yếu kém lên sàn sẽ gia tăng rủi ro và có thể gây nên làn sóng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của TTCK.

TTCK Việt Nam đã có 253 tổ chức niêm yết (tăng 59 tổ chức niêm yết so với năm 2006) với tổng khối lượng niêm yết khoảng 5.087 triệu cổ phiếu. Có khoảng 570 loại trái phiếu được niêm yết trên TTCK Việt Nam, đạt giá trị khoảng 115.660 tỷ đồng, chiếm 10% GDP năm 2007. Số lượng chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn tăng 26% so với năm 2006, trong đó tổng số cổ phiếu niêm yết đạt 256 mã, tăng 33% so với năm trước. Số lượng niêm yết tăng khá nhưng mới chỉ chiếm khoảng 2% so với số lượng công ty cổ phần hiện hữu. Điều này cho thấy quy mô thị trường của chúng ta còn rất nhỏ và do đó nguồn cung ứng chứng khoán cũng ít đa dạng, thị trường dễ bị thao túng và làm giá bởi một số tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính, NĐT thì không có nhiều sự lựa chọn.

3.1.4 Giải pháp thứ tư: Hạn chế các mặt trái của nghiệp vụ bán khống 3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy 3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy

Cần quy định khách hàng muốn thực hiện nghiệp vụ bán khống phải ký quỹ tiền mặt bằng 50% giá trị chứng khoán vay vào tài khoản bảo chứng ở CTCK. Số tiền này cùng với số tiền thu được từ bán khống (50%ký quỹ + 100% tiền bán chứng khoán = 150% trị giá chứng khoán) đây là khoản đảm bảo của khách hàng cho việc mua cổ phiếu hoàn trả cho công ty chứng khoán. Nếu như số cố phiều họ vay mượn tăng giá và giá trị gia tăng của nó vượt quá số tiền ký quỹ (150%*giá trị lúc vay) thì NĐT phải nộp thêm tiền vào tài khoản, nếu không CTCK sẽ thanh toán vị thế. Ngược lại, nếu giá CK giảm thì NĐT có thể rút bớt khoảng chênh lệch trong số ký quỹ (150%*[giá trị CK lúc vay – giá hiện tại] ). Với quy định như trên nghiệp vụ bán khống sẽ tạo áp lực buộc NĐT phải mua lại chứng khoán để hoàn trả lại số đã vay. Khi họ mua như thế sẽ góp phần tăng cầu chứng khoán giúp giá chứng khoán có thể tăng lên. (Quy định T)

Bên cạnh việc ký quỹ vào tài khoản bảo chứng bằng tiền các CTCK có thể cho phép NĐT ký quỹ bằng chứng khoán cùng loại mà NĐT đang có như vậy sẽ kích thích NĐT tham gia hơn. Đây cũng là nghiệp vụ nhằm giúp NĐT tránh mất giá cổ phiếu mà mình đang nắm giữ khi thị trường đi xuống.

Giải pháp này nhằm khắc phục một phần mặt trái của bán khống nhắc nhở các NĐT cân nhắc kỹ trước khi quyết định bán khống loại chứng khoán nào, tiềm lực của NĐT là như thế nào? Mặt khác chúng giúp cho các CTCK và người cho vay được an toàn, đồng thời CTCK cũng quản lý được hoạt động mua bán khống của các NĐT tránh rủi ro NĐT thua lỗ “bỏ chạy”.

3.1.4.2 Thao túng giá (làm giá) trên thị trường

Thật ra khi thị trường đã dồi dào hàng hóa và đã có các nhà tạo lập thị trường thì sẽ có ít khả năng NĐT làm giá được. Một số NĐT sở dĩ làm giá được phần lớn là do thị trường nhỏ bé và họ lại có những thông tin nội gián từ đó nảy sinh tiêu cực. Nhóm đề nghị xem xét cho ra đời các công ty chuyên cung cấp thông tin (bán tin tức) cho khách hàng hoạt động một cách độc lập, nói cách khác các công ty này sẽ chuyên cung cấp thông tin liên quan đến các công ty niêm yết trên thị trường, tình hình TTCK, xu thế phát triển của TTCK …Các nhà đầu tư cần phải được biết và tiếp cận một cách đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp niêm yết. Những thông tin này rất quan trọng, để làm sao các nhà đầu tư có thể từ đó phân tích, biết được

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động tài chính có lành mạnh hay không. Qua các phiên giao dịch cho thấy lượng đặt mua, đặt bán rất nhiều các nhà đầu tư cần phải nắm bắt thông tin sao cho rõ ràng hơn, đặc biệt là về mức giá, lượng giao dịch, phân tích kết quả giao dịch để cung cấp cho nhà đầu tư một cách nhanh chóng và chính xác thì khi đó việc thông tin không minh bạch sẽ dần dần bị hạn chế, cơ chế đầu tư theo “tin đồn” sẽ không còn từ đó sẽ hạn chế khả năng làm giá.

Thứ nhất, cơ quan quản lý TTCK như UBCK và SGDCK phải đưa ra chính sách

vĩ mô thường xuyên để giải thích cho NĐT là nền kinh tế và TTCK đang phát triển tốt, không như một số thông tin từ phía nước ngoài đưa ra. Đồng thời kết hợp cùng các Bộ ngành khác thường xuyên cung cấp thông tin về sự phát triển và dự báo xu hướng phát triển của các ngành nghề, của nền kinh tế, mạnh dạn bác bỏ các thông tin không chính xác của các tổ chức nước ngoài đưa ra một cách nhanh chóng, kịp thời.

Thứ hai, các công ty chứng khoán hầu như chỉ làm việc nhập lệnh mua, lệnh bán

và mở tài khoản cho khách hàng mà không có động thái làm cho NĐT tin tưởng là việc mua và giữ cổ phiếu đó sẽ tốt trong tương lai. Các công ty thiếu bộ phận phân tích thị trường hàng ngày nên NĐT hoang mang khi thị trường đi xuống. Các bảng phân tích thị trường hàng ngày của công ty nên được cung cấp công khai để các NĐT nắm bắt tốt thị trường từ đó có cách hành động cho đúng, không hoang mang khi thị trường tuột dốc hoặc đảo chiều. Khi cung cấp thông tin cũng cần hạn chế thái độ chủ quan của nhà phân tích hoặc nói có lợi cho cổ phiếu mà mình là nhà tạo lập thị trường hay bảo lãnh phát

Một phần của tài liệu Bán khống – Nhu cầu thiết yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)