Nghiệp vụ kinh doanh được các công ty chứng khoán và giới đầu tư mong đợi là mua bán khống (short sale). Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật Chứng khoán trình Quốc hội mới đây, Bộ Tài chính một lần nữa đề nghị cấm nghiệp vụ này. Tuy nhiên bán khống vẫn được diễn ra ngầm trên thị trường OTC và thị trường niêm yết. Bán khống ở đây phần lớn dựa trên sự quen biết và tin tưởng giữa các NĐT với nhau.
Trên thị trường OTC vì việc sang tên cổ phiếu khá dễ dàng và cũng chỉ gói gọn
trong từng nhóm những NĐT đã quen biết và tin tưởng lẫn nhau.
Thông thường NĐT có nhu cầu bán khống sẽ "mượn" cổ phiếu của một NĐT khác trong một khoảng thời gian nhất định với mức lãi suất thỏa thuận giữa hai bên. Cổ phiếu sau đó sẽ được sang tên để bên mượn có thể thực hiện hoạt động bán khống.
Đối tượng cho vay, thường là những NĐT nắm giữ cổ phiếu dài hạn mà không chú ý nhiều đến biến động giá ngắn hạn hay là các NĐT ngắn hạn đang bị lỗ nặng, khoảng 30% trở lên, vì tiếc của mà không còn ý định cắt lỗ nữa mà họ sẽ nắm cổ phiếu "chung thân" chuyển sang đầu tư dài hạn. Đây là đối tượng dễ khai thác để "mượn" cổ phiếu nhất. Bên cạnh đó, đối tượng cho vay cũng cảm thấy hài lòng nhờ thu lời qua lãi suất cho vay chứng khoán.
Trên thị trường niêm yết, cổ phiếu niêm yết cũng có thể lướt được theo cách này.
Tuy nhiên mọi chuyện sẽ phức tạp hơn vì NĐT muốn mượn cổ phiếu không thể trực tiếp đặt lệnh mà vẫn phải thông qua NĐT có cổ phiếu. Sau khi bán cổ phiếu hai bên còn phải tiếp tục chuyển tiền qua lại, nên rất bất tiện.
Những rủi ro NĐT bán khống “ ngầm” trên TTCK Việt Nam gặp phải là:
Tính thanh khoản của cả thị trường niêm yết và OTC đang thấp, sau khi NĐT đã mượn được cổ phiếu để tiến hành bán khống, thì bây giờ việc tìm người mua những cổ phiếu đó cũng không hề đơn giản.
Việc mượn cổ phiếu rồi "xù" luôn không phải là không có. Người cho mượn cổ phiếu rất khó bảo vệ quyền lợi của mình, do mọi hoạt động sang tên cổ phiếu OTC đều được thực hiện một cách hợp pháp.
Chưa hề có chế tài, quy định nào về việc thực hiện giao dịch bán khống như trên, quyền lợi của NĐT chưa được bảo vệ. Ràng buộc duy nhất giữa hai bên chỉ là sự tin tưởng lẫn nhau.
Nhiều NĐT cho rằng giới đầu tư chứng khoán tại Việt Nam rõ ràng đang có nhu cầu bán khống. Nếu nghiệp vụ này được áp dụng tại thị trường Việt Nam thì sẽ có thể giúp tăng tính thanh khoản, ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi cũng như tạo thêm một phương tiện giao dịch nữa cho các NĐT.
2.3.2 Giao dịch ký quỹ vàng – Một hình thức bán khống hợp pháp
Khoản 9, Điều 71 Luật Chứng khoán quy định về nghĩa vụ của CTCK như sau:
“Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng
khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”.
Như vậy, Luật thì không cấm nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo lộ trình phát triển công ty chứng khoán của UBCKNN thì đến năm 2009 nghiệp vụ bán khống mới có quy chế hướng dẫn thực hiện. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các NĐT quan tâm đến nghiệp vụ bán khống, tuy nhiên khi nào thì bán khống mới thật sự được triển khai mới là điều quan trọng.
TTCK của Việt Nam còn non trẻ và phát triển chưa vững chắc, các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế và chưa hoàn thiện nên chúng ta thận trọng trong việc triển khai nghiệp vụ bán khống là cần thiết. Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, bán khống có tính hai mặt của nó: nó vừa mang lại lợi ích nhưng cũng mang đến cho thị trường nhiều rủi ro.
Như chúng ta đã biết, vàng và chứng khoán là hai công cụ đầu tư có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng có nhiều nét tương đồng với nhau. Việc tổ chức sàn giao dịch vàng và cho phép các hoạt động mua bán khống vàng trong thời gian qua đã thỏa mãn nhu cầu đầu tư và đầu cơ của mọi người, cung cấp thêm một kênh đầu tư và phòng ngừa rủi ro mới, hấp dẫn. Qua nghiên cứu cách vận hành, cũng như sự phát triển lớn mạnh của sàn giao dịch vàng và sự đón nhận nồng nhiệt nghiệp vụ bán khống vàng của NĐT sẽ phần nào cung cấp kinh nghiệm thực tế quý báu giúp ích trong quá trình xây dựng và triển khai nghiệp vụ bán khống trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Đó là lý do để nhóm tiến hành một phần khảo cứu nhỏ về sàn giao dịch vàng. (xem thêm phụ lục 5)
Trong bối cảnh, đồng đôla ngày càng mất giá và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư và đầu cơ thế giới chuyển danh mục sang hàng hoá, nhất là vàng, dầu và lương thực.
Hình 2.2-Biểu đồ biểu diễn sự biến động của tỷ giá USD/VND từ 2005-2008 15,300 15,400 15,500 15,600 15,700 15,800 15,900 16,000 16,100 16,200 16,300 16,400 16,500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TG Thị trường 2007 TG Thị trường 2006 TG Thị trường 2008 TG Thị trường 2005
Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB
Với sự biến động mạnh mẽ của thị trường vàng đã khiến cho các NĐT và nhà đầu cơ khao khát được giao dịch loại hàng hoá này. Hệ lụy là giá vàng trong nước tăng mạnh, hút một lượng lớn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư và đầu cơ trong nước. Một lượng vốn lớn từ TTCK đã bị hút sang thị trường vàng. Để đáp ứng nhu cầu của NĐT và đầu cơ, Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB đã thiết lập sàn giao dịch vàng và triển khai thêm sản phẩm mang hình thức giao dịch mua bán khống – Vay đầu tư vàng tại ACB.
Hình 2.3-Biểu đồ biểu diễn sự biến động giá vàng thế giới và giá vàng trong nước
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900 950 1,000 1,050 1,100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 USD/ounce 0 100 ,00 0 200 ,00 0 300 ,00 0 400 ,00 0 500 ,00 0 600 ,00 0 700 ,00 0 800 ,00 0 900 ,00 0 1,0 00,000 1,1 00,000 1,2 00,000 1,3 00,000 1,4 00,000 1,5 00,000 1,6 00,000 1,7 00,000 1,8 00,000 1,9 00,000 2,0 00,000 2,1 00,000 VND/chỉ VÀNG TG2005 VÀNG TG2006 VÀNG TG2007 VÀNG TG2008 VÀNG ACB2005 VÀNG ACB2006 VÀNG ACB2007 VÀNG ACB2008
Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB
“Vay đầu tư vàng tại ACB” là sản phẩm cho phép các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân mua bán vàng gấp 14 lần vốn tự có. Ngân hàng sẽ cho vay vàng hay tiền đồng tùy theo kỳ vọng của NĐT.
Chẳng hạn trường hợp NĐT kỳ vọng giá vàng sẽ tăng và quyết định vay tiền đồng và sau đó mua vàng tại Ngân hàng. Khi giá vàng tăng đến mức mong muốn, NĐT bán vàng cho Ngân hàng và trả nợ vay tiền đồng. Đây là hình thức giao dịch mua khống.
Ngược lại, khi NĐT dự báo giá vàng sẽ xuống thì cho vay vàng, người vay bán số vàng vay được lại cho Ngân hàng. Đến khi giá vàng giảm đến một mức mong muốn, NĐT mua lại vàng và trả nợ vay cho ngân hàng. Đây là hình thức giao dịch bán khống.
Tham gia sàn, NĐT chỉ cần ký quĩ 7% giá trị giao dịch, phần còn lại sẽ được Ngân hàng cho vay theo hạn mức tín dụng được cấp, hiện tối đa là 30 tỉ đồng đối với cá nhân. Chẳng hạn, giá vàng đang là 20 triệu đồng/lượng, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 50 lượng, tức tổng giá trị giao dịch là 1 tỉ đồng, nhưng NĐT (về lý thuyết) chỉ cần có khoảng 70 triệu đồng là có thể giao dịch. (xem thêm phụ lục 6)
Một ví dụ cụ thể: NĐT có vốn là 3,75 lượng vàng quy đổi ra tiền đồng hơn 57,976
triệu đồng (lấy giá vàng là 1,624 triệu đồng/chỉ), khi giá vàng giảm 10% thì lợi nhuận thu được hơn 5,783 triệu đồng. Nếu NĐT sử dụng dịch vụ này thì với 3,57 lượng vàng tự có, NĐT sẽ được cho vay đến 50 lượng vàng (gấp 14 lần số vốn tự có). Khi giá vàng
giảm 10% đúng như nhận định của NĐT, số lời mà họ thu được đạt 81 triệu đồng. Mức cho vay tối đa của Ngân hàng ở dịch vụ này là 30 tỉ đồng, thời gian vay là 12 tháng, người vay trả lãi hằng tháng, trả vốn khi đến hạn.
Hơn 6.000 lượng vàng đã được Ngân hàng cho vay chỉ sau vài tháng triển khai đã chứng tỏ sức hấp dẫn của hình thức tín dụng này. Hình thức này cũng tạo ra tính đòn bẩy rất cao, đồng thời đây cũng là công cụ bảo hiểm hữu hiệu, vì xu hướng mua bán bất động sản ở Việt Nam thường bằng vàng, hình thức cho vay này sẽ giúp khách hàng thuận lợi hơn rất nhiều. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2007, dư nợ cho vay bằng vàng của 9 ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ này đã đạt gần 8.400 tỷ đồng, tăng 225% so với năm 2006.
Sàn vàng là một trong những minh chứng cho sự sôi động của thị trường vàng hiện nay, khi số lượng tài khoản của các NĐT mở tại Sàn giao dịch vàng Sài Gòn đã tăng gần gấp đôi, lên 3.500-3.700 tài khoản. Sàn có giao dịch bình quân tới trên 10.000 lệnh/ngày, ngày cao điểm lên đến 400.000 lệnh, số lượng vàng giao dịch mỗi ngày dao động từ 200.000 - 400.000 lượng (hình 2.4), tổng giá trị giao dịch từ 4.000 - 7.000 tỉ đồng/ngày.
Hình 2.4-Khối lượng giao dịch trên sàn vàng năm 2008
KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH SÀN VÀNG NĂM 2008
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000
2-Jan 9-Jan 16-Jan 23-Jan 30-Jan 6-Feb 13-Feb 20-Feb 27-Feb 5-Mar 12-Mar 19-Mar 26-Mar 2-Apr 9-Apr 16-Apr Lượng
Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB
Những điểm khiến đầu tư vàng hấp dẫn hơn chứng khoán là việc chỉ phải nộp tiền ký quỹ 7% giá trị giao dịch là đã có thể mua bán. Trong khi với chứng khoán, mặc dù luật cho phép chỉ ký quỹ 70% nhưng đa phần các công ty chứng khoán đều bắt NĐT
phải có đủ 100% ký quỹ mới cho phép giao dịch. Thêm vào đó, NĐT được phép mua bán vàng ngay trong ngày, chỉ cần có đủ số ký quỹ là được phép giao dịch. Đồng thời, cũng còn có thể thực hiện nghiệp vụ mua bán khống.
Do NĐT đầu tư chủ yếu bằng tiền vay của ngân hàng, nên Ngân hàng sẽ yêu cầu NĐT nộp thêm tiền ký quỹ ngay trong ngày khi tỷ lệ tổng giá trị tài sản ròng/tổng dư nợ vay chỉ còn 5% (tỷ lệ cảnh báo). Nếu tỷ lệ tiếp tục biến động xuống 4% (tỷ lệ xử lý) thì Ngân hàng sẽ có toàn quyền xử lý tài sản của bạn để đảm bảo mức an toàn cho Ngân hàng. Lợi nhuận lớn bao giờ cũng đi kèm rủi ro cao, nếu mức lỗ 7% vẫn nằm trong khả năng chịu lỗ (trên lý thuyết) đối với đầu tư chứng khoán thì với đầu tư vàng, coi như NĐT đã phá sản. Bước chân vào thị trường mới thấy kinh doanh vàng ngắn hạn mức sinh lời cao vô cùng hấp dẫn nhưng cũng vô cùng khốc liệt. Rủi ro cho các NĐT nhỏ lẻ lớn hơn rất nhiều các lĩnh vực khác như chứng khoán hay bất động sản. Cơ hội ở thị trường vàng hơn chứng khoán ở chỗ khi thị trường lên NĐT đương nhiên kiếm được tiền, khi thị trường xuống họ cũng có thể kiếm được tiền bằng cách bán khống hoặc mua khống.
Tóm lại, thị trường Việt Nam đã có bán khống nhưng theo các hình thức khác
nhau. Ở TTCK Việt Nam, bán khống đã được thực hiện “ngầm” thông qua sự tin tưởng
giữa các NĐT với nhau. Còn thị trường vàng, tuy rằng bán khống được công khai thực
hiện nhưng nó chỉ là một dạng bán khống “trá hình” do nó chưa được pháp luật thừa
nhận là nghiệp vụ bán khống. Hai loại hình thức bán khống ở trên là một sự minh chứng
rõ ràng cho nhu cầu bán khống ở thị trường Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng.
2.4 Lợi ích nghiệp vụ bán khống mang đến khi được triển khai ở thị trường Việt Nam Nam
2.4.1 Những lợi ích của bán khống mang lại cho thị trường Việt Nam
Thứ nhất, nghiệp vụ bán khống sẽ góp một phần quan trọng trong việc giúp bình
ổn thị trường.
Bán khống làm cho nguồn cung-cầu chứng khoán trở nên điều hòa hơn bởi vì nó chính là một công cụ điều tiết thị trường hiệu quả. Tránh những biến động lớn cho thị trường mỗi khi có các đợt phát hành cổ phiếu mới. Bán khống cũng sẽ giúp ngăn chặn việc thực hiện hành vi gom chứng khoán để đầu cơ giá lên của một số cá nhân tổ chức
có tiềm lực tài chính mạnh, nhằm tạo áp lực khan hiếm giả tạo trên thị trường để đẩy giá chứng khoán lên cao và trục lợi.
Thứ hai, bán khống giúp giao dịch sôi động, tăng tính thanh khoản, gia tăng lợi
nhuận.
TTCK liên tiếp đi xuống khiến nhiều NĐT không mặn mà với các buổi giao dịch, họ đã rút vốn ra khỏi thị trường, chuyển sang tính theo mức lãi không kỳ hạn. Nhìn vào khối lượng giao dịch chứng khoán trong những ngày này, cũng như chính sự thừa nhận của các công ty chứng khoán, NĐT đã rút vốn ra rất nhiều. Nghiệp vụ bán khống sẽ mở rộng biên độ hoạt động cho NĐT, cho dù lúc này thị trường đang suy thoái, các cổ phiếu đang giảm giá thì NĐT vẫn có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, từ đó hạn chế việc rút vốn ồ ạt chuyển kênh đầu tư qua các thị trường khác. Khi TTCK tuột dốc, nhờ có bán khống thị trường sẽ sôi nổi, tránh không khí ảm đạm, tâm lý NĐT sẽ thoải mái hơn chứ không phải lo ngại, chán nản như hiện nay. Bán khống sẽ giúp duy trì tính thanh khoản cao hoặc chí ít cũng cải thiện tính thanh khoản của chứng khoán và do đó sẽ hạn chế các bất ổn giá cổ phiếu.
Nghiệp vụ bán khống sẽ cùng với các nghiệp vụ khác như cầm cố, repo sẽ tạo nên sự sôi động của thị trường khắc phục tình trạng giao dịch đơn điệu, tẻ nhạt hiện nay. Số lượng và khối lượng giao dịch trên thị trường sẽ tăng cao, thúc đẩy TTCK ngày càng phát triển.
Thứ ba, bán khống sẽ là tiền đề phát triển các công cụ phái sinh khác.
Bán khống ra đời sẽ tạo tiền đề quan trọng để các công cụ phái sinh cao cấp, cần thiết khác ra đời phục vụ NĐT như quyền chọn, kỳ hạn….
Thứ tư, bán khống sẽ giúp cổ phiếu của các công ty được định giá tốt hơn, gần với
giá trị thực tế hơn, loại trừ các doanh nghiệp làm ăn không minh bạch.
Thông qua bán khống NĐT sẽ làm cho các cổ phiếu của các công ty bị định giá cao trở về đúng giá trị thực chất của nó. Điều này là cần thiết vì hiện nay, ở nước ta, giá cổ phiếu vẫn chưa thể hiện được thực chất tình hình kinh doanh làm ăn của doanh nghiệp, giá trị cổ phiếu đôi khi được nâng lên rất cao so với giá trị thực tế. Điều này thật sự nguy hiểm, nó tiềm ẩn cho nguy cơ đỗ vỡ do tình trạng bong bóng ảo của các chứng khoán.
TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ về quy mô, đơn điệu về chủng loại hàng hóa và số lượng các công ty niêm yết, nên tạm thời chúng ta còn khá dễ dàng kiểm soát các công ty niêm yết, tuy nhiên về sau sẽ có nhiều công ty lên sàn, lúc này bán khống sẽ giúp ta phần nào loại trừ các công ty làm ăn kinh doanh gian dối hoặc có những bất minh trong báo cáo kế toán và kinh doanh của mình.
Thứ năm, bán khống là công cụ phòng ngừa rủi ro tốt cho NĐT Việt Nam.
Bán khống tự thân nó cũng là một công cụ giúp NĐT phòng ngừa rủi ro hiệu quả.