Cải thiện chất lƣợng đào tạo nhân lực trong ngành bất động sản.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ chứng khoán hóa các khoản cho vay bất động sản ở Việt Nam (Trang 80 - 81)

IV. Cơ chế giám sát quản lý đối với công cụ mới này 1 Xây dựng chỉ số bất động sản

2. Cải thiện chất lƣợng đào tạo nhân lực trong ngành bất động sản.

Để có thể áp dụng công cụ chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp bất động sản thì yêu cầu cần thiết được đặt ra là phải định giá chính xác được giá trị các bất động sản được thế chấp. Đây là bài toán khó khi mà số lượng nhân lực được đào tạo bài bản ra còn ít và thiếu kinh nghiệm được cọ xát với thực tế, còn số khác được đào tạo dưới dạng chứng chỉ thì được đào tạo trọng trong thời gian ngắn không thể đảm bảo được chất lượng. Bài toán ở đây là cần phải cải thiện nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng mạnh mẽ. Theo đó, nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản sẽ cần rất nhiều, nhất là nhân lực có chuyên môn, chuyên nghiệp trong định giá, quản lý sàn. Ngoài các công ty trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhu cầu còn có từ các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các tổng công ty lớn… Tại một số ngân hàng thương mại, các

http://svnckh.com.vn 81 chuyên viên tín dụng phụ trách mảng khách hàng liên quan đến bất động sản cũng buộc phải có chứng chỉ nói trên. Đây cũng là yêu cầu có ở nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt là trình độ về khả năng thẩm định.

Hiện nay việc đào tạo và cấp các chứng chỉ này còn lỏng lẻo, để có được chứng nhận đào tạo về môi giới, định giá hay quản lý sàn bất động sản, các học viên chỉ mất trên dưới hai tháng, với học phí từ 4 - 5 triệu đồng/khóa. Trong khi đó, đào tạo chính quy chuyên sâu theo bậc đại học, thời gian đào tạo là 4 năm, trong đó có 2 năm học các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Với việc đào tạo đại trà như hiện nay chắc chắn sẽ không đảm bảo được chất lượng cao và đồng đều. Hơn nữa, chất lượng của các chương trình đào tạo hiện nay còn thiếu yếu tố thực tế. Chính học viên cũng chỉ được đào tạo một kiến thức chung chung, kiến thức chay mà chưa được thực hành, cọ xát với sàn mẫu, sàn thật nên còn thiếu tính thực hành và chưa phát huy được hết khả năng. Nếu xét về sự chuyên sâu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chỉ với thời lượng trên dưới hai tháng chất lượng đào tạo khó đảm bảo tương xứng.

Với những bất cập đã nêu trên thì vấn đề đặt ra Nhà nước nên có chính sách cụ thể đối với việc đào tạo nhân lực ngành này. Theo nhóm đề tài kiến nghị một số giải pháp cụ thể như sau:

-Cho phép các trường đại học thuộc ngành kinh tế và xây dựng được

phép đào tạo nhân lực ngành bất động sản hệ chính quy. Nội dung liên quan đến chương trình đào tạo này phải được các chuyên gia và cơ quan có liên quan thẩm định, đồng thời phải cân đối được yếu tố lý thuyết và yếu tố thực tế.

-Chấn chỉnh các cơ sở đào tạo chứng chỉ bất động sản, loại bỏ những

cơ sở chưa đạt yêu cầu và đưa ra một khung giáo trình thống nhất cho các cơ sở đào tạo này.

-Đưa ra một khung tiêu chuẩn, tiêu chí đối với nhân lực trong lĩnh vực này và muốn được cấp chứng chỉ thì phải thông qua kỳ thi quốc gia trong lĩnh vực này.

-Ban hành khung pháp lý cụ thể đối với chính sách đào tạo nhân lực

ngành này, trong nghị định hướng dẫn 153 còn chung chung và chưa cụ thể.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ chứng khoán hóa các khoản cho vay bất động sản ở Việt Nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)