Tăng cường hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng lợi nhuận
3.5.2. Các cơ sở ƯTDN được công ty tài trợ
Sự khác biệt giữa các tổ chức mạo hiểm của công ty và các cơ sở ƯTDN được công ty tài trợ thường không rõ rệt, vì những cơ cấu đó có thể cung cấp cho những doanh nghiệp khởi sự những khoản vốn và dịch vụ tương tự nhau, trong khi đó, các công ty mẹ cũng nhận được những lợi ích giống nhau về cổ phần và sự hợp tác chiến lược. Có lẽ đặc trưng chủ yếu nhất để phân biệt giữa các tổ chức đầu tư mạo hiểm của công ty với các cơ sở ƯTDN được công ty tài trợ là ở những điều kiện vật chất mà các doanh nghiệp nằm trong danh sách “được ươm tạo” bằng vốn và dịch vụ. ở tất cả các doanh nghiệp nằm trong danh sách được đầu tư của các tổ chức đầu tư mạo hiểm của công ty, họ đều được cung cấp những khoản vốn và dịch vụ từ xa và không thay đổi, trong khi vẫn bảo tồn các trụ sở và kết cấu hạ tầng của mình.
Số lượng các cơ sở ƯTDN do công ty tài trợ ít hơn nhiều so với số tổ chức đầu tư mạo hiểm của công ty, mặc dù 2 năm gần đây có tăng lên. Sau việc các công ty lớn, nhỏ như Monsanto Corp, Panasonic Technologies, thành lập các cơ sở ƯTDN, các công ty khác cũng nhanh chóng làm theo chiến lược này để theo kịp với các công nghệ mới. Theo Dinah Adkins, Chủ tịch NSIA, trong vòng 6 tháng trước tháng 10/2000, số các cơ sở ƯTDN có liên quan đến các công ty đã tăng lên 3 lần, từ 5 cơ sở lên 15 cơ sở. Ông cho biết: “Các công ty đang tiếp tục ý thức được rằng họ không thể chỉ dựa vào các hoạt động đổi mới của mình để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và theo kịp các đối thủ cạnh tranh”. Phần lớn các công ty nào mở ra các cơ sở ƯTDN cho riêng mình đều tìm kiếm các công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình. Kết cục, họ có thể muốn giữ quan hệ đối tác, hoặc thu nạp những doanh nghiệp mà họ ươm tạo (Etzel 2000).
Việc phải đương đầu với sự cạnh tranh về các công nghệ mới có thể là một động lực khiến một số công ty giữ các doanh nghiệp khởi sự được mình ươm tạo nằm trong vòng kiểm soát của mình. Như vậy, cơ sở ƯTDN do công ty tài trợ thực hiện vai trò R&D cho công ty, với 3 điểm khác biệt quan trọng:
(1) Phát triển các công nghệ có nguồn gốc từ bên ngoài, hoặc trong nội bộ,
(2) Doanh nghiệp, thường là do một cán bộ của công ty lập ra hoặc có liên quan với công ty sẽ duy trì quyền sở hữu đối với các công nghệ đang phát triển, (3) Chia sẻ chi phí phát triển công nghệ.
* * *
Tóm lại, là một siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự, KH&CN, nước Mỹ luôn phải đối mặt với thách thức là làm sao duy trì được vị trí đó trong hoàn cảnh luôn luôn có những thay đổi và sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên toàn cầu. Để đối phó với những thách thức này, Mỹ đã liên tục hoạch định ra các chiến lược, chính sách nhằm giải phóng mọi tiềm năng đổi
mới, đem lại năng suất cao, nâng cao mức sống và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình ở thị trường toàn cầu. Kinh nghiệm thành công hay thất bại trong chiến lược/chính sách của Mỹ là những bài học đáng được tham khảo và học tập.
Tài liệu tham khảo:
1. 21st Century Nanotechnology Research and Development Act, Public Law 108– 153, 108th Congress, 12/2003.
2. E.Drexler, Engines of Creation, The Coming Era of Nanotechnology, 1986. 3. Nanoscience Research for Energy Needs, Report of the National Nanotechnology
Initiative Grand Challenge Workshop, 2004.
4. Small Wonders, Endless Frontiers: A Review of the National Nanotechnology Initiative, The National Academy of Sciences/National Research Council, 2002. 5. Grand Challenges: Science, Engineering and Societal Advances Requiring
Networking and Information Technology Research and Development, Interagency Working Group on Information Technology R&D, 3/2004.
6. Nanotechnology: From the Laboratory to New Commercial Frontiers, Southern Regional Workshop Report, National Nanotechnology Initiative, 2002.
7. National Nanotechnology Initiative, Supplement to The President FY 2004 Budget, 2003.
8. Nanoscale Science and Engineering, Program Solicitation for FY 2005, National Science Foundation, 2004.
9. The National Nanotechnology Initiative Strategic Plan, National Science and Technology Council, 12/2004.
10. Patterns in US University-Industry Relationships: Lessons from Current Experience, Technology Policy International, 2002
11. The Decision Making Process In US Science and Technology Policy, Technology Policy International, 11/2003.
12. Adams, J.D., E.P. Chiang & K. Starkey. Industry-University Cooperative Research Centers, Journal of Technology Transfer, Vol. 26, No. 1.2; 2001.
13. Allan, Michael F.A Review of Best Practices in University Technology Licensing Offices., The Journal of the Association of University Technology Managers, Vol. XIII, 2001
14. Bok, Derek. Universities in the Marketplace . The Commercialization of Higher Education., Princeton University Press, 2003.
15. Charney, Alberta & Gary D. Libecap (2002) . Impact of Entrepreneurship Education., Kauffman Center for Entrepreneurial Leadership, 2003. 16. A National Benchmarking Analysis of Technology Business Incubator
Performance and Practices., U.S. Department of Commerce, Technology Administration and National Business Incubation Association, 4/2003.
17. Etzkowitz, Henry. MIT and the Rise of Entrepreneurial Science., Routledge, 2002. 18. FLC. Federal Technology Transfer Legislation and Policy., Federal Laboratory
Consortium for Technology Transfer, 2002.
19. NBIA, State of the Business Incubation Industry, National Business Incubation Association, 3/2003.
20. Technology Transfer of Federally Funded R&D , RAND Science and Technology Policy Institute, 2003.