Tác dụng của các cải cách chính sách bảo hộ sáng chế

Một phần của tài liệu 303726 (Trang 40 - 41)

Chính sách Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu

2.2.6. Tác dụng của các cải cách chính sách bảo hộ sáng chế

Trước khi Đạo luật Bayh-Dole ban hành, mọi quyền sở hữu sáng chế đều thuộc Chính phủ và không một ai được khai thác các kết quả nghiên cứu khi không có sự đàm phán vất vả với cơ quan hữu quan của Chính phủ. Năm 1980, chỉ có 5% trong số 28.000 sáng chế do Chính phủ sở hữu là được phép sử dụng ở khu vực công nghiệp. Ngoài ra, trước năm 1980, không đến 250 bằng sáng chế được cấp cho trường đại học mỗi năm.

Trong thập kỷ 90 (NTK 1991-1999), mức tăng trưởng của số lượng đăng ký cấp bằng sáng chế mới chỉ ở các trường đại học là 198% và số lượng giấy phép sử dụng là 133%. Từ 1993, có trên 1600, thậm chí có những năm lên tới 2000, số sáng chế đã được cấp cho các trường đại học hàng năm. Theo kết quả khảo sát của AUTM, trên 200 trường đại học đã tiến hành hoạt động CGCN, gấp 8 lần so với năm 1980.

Các hoạt động CGCN thông qua Đạo luật Bayh-Dole đã giúp thành lập được các doanh nghiệp mới, tạo ra các ngành công nghiệp mới và mở ra các thị trường mới. Từ 1980, theo ước tính, các hoạt động CGCN (cấp phép sử dụng sáng chế) đã góp phần trong việc thành lập 2.200 doanh nghiệp, tạo ra 250.000-300.000 việc làm và đã bổ sung 30-40 tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế Mỹ. Ví dụ, các công ty như Genetech và Amgen đã dựa vào những sản phẩm CNSH đầu tiên nhờ những nghiên cứu lấy kinh phí từ Chính phủ Liên bang.

Tạp chí Economist gần đây đã mệnh danh Đạo luật Bayh-Dole “Có lẽ là một bộ luật gây nhiều hứng khởi nhất được ban hành ở Mỹ trong nửa thế kỷ qua”. Tạp chí này cũng cho thấy rằng hơn tất cả mọi thứ, chỉ bằng một biện pháp chính sách này, nền kinh tế Mỹ đã tái tạo được sức mạnh từ đầu thập kỷ 80 và còn tiếp tục cho đến nay. Năm 2001, Viện Y tế Quốc gia đã kết luật rằng 2 thập kỷ sau khi ban hành Đạo luật Bayh-Dole, hệ thống phát minh và CGCN y sinh của Mỹ đang hoạt động rất có hiệu quả và những người đóng thuế đang thực thi được những lợi ích quan trọng ở hệ thống hiện hành. Một điều đã được thừa nhận rộng khắp rằng thành công của đạo luật Bayh- Dole đã khẳng định một chân lý: công nghệ ở giai đoạn đầu cần được sự đảm bảo của luật pháp, có tiềm năng được hưởng lợi ích và các kỹ năng xúc tiến và đàm phán tích cực của các nhà chuyên môn về CGCN để thu hút đầu tư và cuối cùng là đưa được ra thị trường.

Một lưu ý quan trọng là hầu hết các nghiên cứu mang tính hàn lâm đều không chịu ảnh hưởng của Luật này. Đạo luật Bayh-Dole không hoặc ít đem lại thay đổi cho các lĩnh vực vật lý, thiên văn, sinh học tiến hoá, khoa học xã hội và nhân văn. Những hoạt động sáng chế ở bất cứ trường đại học nào cũng đều tập trung vào một lĩnh vực như y học, kỹ thuật, hoá chất và viễn thông. Ngoài ra, mọi người cũng cho rằng còn có những nhân tố khác giúp giải thích vì sao lại có sự gia tăng hoạt động cấp bằng sáng chế và giấy phép sử dụng. Ví dụ, sự tăng cường hỗ trợ tài chính của Chính phủ Liên bang cho nghiên cứu cơ bản về y sinh ở các trường đại học được bắt đầu từ cuối thập kỷ 60, cùng với sự gia tăng hoạt động nghiên cứu có liên quan về CNSH được bắt đầu

từ thập kỷ 70, đều có đóng góp vào sự gia tăng số lượng các bằng sáng chế và số giấy phép được cấp.

Một phần của tài liệu 303726 (Trang 40 - 41)