1 .3.5 Điều kiện về con người
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý
Môi trường pháp lý là điều kiện rất cơ bản để tạo điều kiện cho sựra đời của công cụ phái sinh và giúp cho thịtrường các công cụ này hoạt động an toàn, hiệu quả. Xu hướng phát triển chung, truyền thống từtrước đến nay là cứ cho thịtrường hoạt động và phát triển trước và từđó đúc rút ra kinh nghiệm và xây dựng hệ thống pháp lý phù hợp sau ở các
nước có TTCK truyền thống. Xu hướng thứ hai là thiết lập khung pháp lý cho TTCK trước. Việt nam ta đang theo xu thế sau, vì chúng ta đi sau nên có thể tận dụng được kinh nghiệm của các nước đi trước và rút ngắn được bước đi. Ở Việt Nam không những thiếu hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển của công cụ phái sinh cho chứng khoán mà ngay cả TTCK khuôn khổ pháp lý mới được hình thành và từng bước hoàn chỉnh. Do vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK và mở rộng cho thịtrường phái sinh là nhiệm vụ tiên quyết và nền tảng nhất của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của TTCK. Trên cơ sởđó tạo điều kiện vận dụng công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cũng như ngày càng tạo thêm nhiều công cụ đầu tư trên thịtrường, giúp cho các sản phẩm trên TTCK ngày càng phong phú, tạo tính thanh khoản cao cho thịtrường.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các vấn đề về chính sách phí, lệ phí, các chính sách về thuế,.v.v. cho các nhóm đối tượng trên TTCK. Cụ thểnhư sau:
Qui định về giới hạn giá và số lượng
Nhằm khống chế sự làm giá trên thịtrường sản phẩm phái sinh chúng tôi đưa ra một sốqui định sau:
- Số lượng cổ phiếu giới hạn trong tài khoản của công ty giao dịch quyền chọn và giao sau và tổng các hợp đồng bù trừ vị thế phải chiếm 25% tổng vốn điều lệ của công ty, đểđảm bảo cho hợp đồng được thực hiện được.
- Giá cả được biến động vượt 10% nhưng thấp hơn 15%, để đảm bảo rằng khi áp dụng khớp lệnh liên tục thì HĐQC và HĐGS sẽ khả thi hơn, mặt khác biến động về giá cũng không làm cho giá của các cổ phiếu đang giao dịch trên sàn dao động theo.
Yêu cầu về vốn và thế chấp.
Khi hoạt động kinh doanh về HĐQC và HĐGS các công ty chứng khoán phải ký quỹ hoặc tăng vốn điều lệ bằng 25% tổng giá trị thịtrường của các công ty chứng khoán hiện nay.
Trong điều kiện Việt Nam, sốdư tài khoản bảo chứng và mức duy trì bổ sung rất có thểlên đến 30% giá trị hợp đồng (so với mức khoảng 5% trên các thịtrường thế giới). Đối với những nhà môi giới trên các các hợp đồng phái sinh, yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, bởi vì chúng giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về những động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để
tránh tình trạng mất khảnăng thanh toán của nhà môi giới, và do đó họ sẽ tìm cách chuyển những rủi ro này sang các doanh nghiệp hiện đang nhờ các nhà môi giới này tư vấn.
Yêu cầu ký quỹ:
Tiền ký quỹ là một khoản tiền mà một cá nhân cam kết khi thực hiện một khoản đầu tư. Phần còn lại sẽ được mượn từ công ty môi giới. Mục tiêu của một giao dịch có ký quỹ là đểthu được lợi nhuận cao hơn nhờ đặt tính đầu tư bằng ít tiền riêng của bản thân nhà đầu tư hơn. Tuy nhiên, lợi thế này đi kèm với rủi ro tăng thêm. Nếu giá trị của khoản đầu tư không thay đổi theo chiều hướng mong đợi, lợi nhuận của khoản đầu tư sẽkhông đủđể chi trả khoản vay.
Yêu cầu về đăng ký và báo cáo.
Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả các thành viên tham gia thịtrường, tất cả các thành viên tham gia thịtrường phải biết hết toàn bộ thông tin lẫn nhau trước khi thực hiện các giao dịch phái sinh.
Các công ty chứng khoán sẽ tự động tìm kiếm HĐQC, HĐGS để bù trừ vị thế với nhau vì vậy việc đăng ký hợp đồng yêu cầu phải rõ ràng đầy đủ, đúng với qui định niêm yết giá. Báo cáo minh bạch những thông tin cần thiết về hợp đồng, giải trình (khi cần thiết).
Mở cửa thị trường:
Mở cửa thị trường các công cụ phái sinh để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là Chính phủ chỉ cho phép một sốđịnh chếtài chính làm thí điểm. Có thểnói, “thí điểm” hiện này là căn bệnh của các cơ quan hoạch toán chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ chỉlà độc quyền của một số định chế tài chính, và ắt hẳn sẽ cao hơn giá trị thực của chúng. Tất cả những bóp méo trong giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác động ngược lại của các độc quyền này: hoặc là sẽ không tồn tại các công cụ phòng ngừa rủi ro thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư hoặc các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm, tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao, với hy vọng gỡ gạc lại bằng những hy vọng đầu cơ trên những bất ổn của giá cả thịtrường. Không có khảnăng nào có lợi cho TTCK và nền kinh tế.
Thuế giao dịch quyền chọn.
Mặt dù quyền chọn và giao sau phần lớn được nhà đầu tư sử dụng vì mục đích đầu cơ hơn là sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá, nhưng để khuyến khích mọi
người tham gia, làm quen với thịtrường, trong thời gian đầu thực hiện quyền chọn và giao sau chứng khoán Nhà nước nên thực hiện chính sách ưu đãi về thuếcho nhà đầu tư.
Có thể nhận thấy điều này từ kinh nghiệm của TTCK trong thời gian qua bằng việc đưa vào dự thảo thuế thu nhập cá nhân từđầu tư vốn, mua bán CK, điều này đã tạo sự phản ứng mạnh mẽ từ phía nhà đầu tư. Việc đánh thuế thu nhập cá nhân là hoàn toàn hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu công bằng và kiểm soát thu nhập, nhưng mức thuế suất quá cao (20% trên lãi vốn và 5% trên cổ tức) không phù hợp với định hướng khuyến khích mở rộng thịtrường chứng khoán trong lộ trình đến năm 2010. Hoạt động đầu tư chứng khoán thời gian qua đem lại một tỷ suất sinh lợi không nhỏcho nhà đầu tư, nhưng đó là giai đoạn phát triển nóng tạm thời của thị trường chứng khoán, thực chất thì bản chất hoạt động đầu tư chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro nên việc đánh thuế quá cao sẽ làm cho lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được không tương xứng với rủi ro mà họ gánh chịu. Trên thế giới mức thuế suất này rất thấp như Trung Quốc và một số nước như Hồng Kông, Singapore, Thái Lan…hiện không áp dụng thuếđánh vào chuyển nhượng chứng khoán, hơn nữa thịtrường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên đề xuất mức thuế suất như vậy hoàn toàn không hợp lý, không có tầm nhìn vĩ mô, chiến lược.
Bắt buộc các công ty cổ phần phải minh bạch thông tin:
Do sự hạn chế của hệ thống pháp luật, hiện tại, theo luật chứng khoán Nhà nước chỉ yêu cầu những Công ty niêm yết trên sàn bắt buộc phải công khai minh bạch hóa thông tin. Trong khi đó, đại đa số các doanh nghiệp chưa niêm yết thì không có yêu cầu nào về vấn đề minh bạch hóa. Chính điều này là nguyên nhân chính gây cản trởđối với sự phát triển TTCK Việt Nam là do các doanh nghiệp “ngại” phải cung cấp thông tin kinh doanh khi niêm yết.
Công khai thông tin là đòi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là các quyền liên quan tới khả năng kiểm soát của nhà đầu tư đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đông chi phối phải có cơ chếđể kiểm soát bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả đểnhà đầu tư có thể yên tâm về tài sản của mình.
Về phía người điều hành và cổ đông chi phối, tình trạng mù mờ về thông tin và yếu kém của hệ thống pháp luật làm cho các tổ chức, nhà đầu tư bên ngoài không thể giám sát
được hoạt động công ty…là điều kiện lý tưởng để tận dụng quyền lợi cá nhân trong kiểm soát công ty.
Nhà nước đang thực hiện tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như thế cho thấy trong tương lai gần ngày càng có nhiều công ty cổ phần được ra đời, cũng có thể suy ra rằng sẽ có nhiều công ty sẽ được niêm yết trên TTCK. Nếu các công ty được niêm yết trên TTCK ngày càng nhiều, thông tin ngày càng minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ quyền chọn và giao sau chứng khoán phát triển. Như vậy, chỉ bằng cách bắt buộc tất cả các Công ty Cổ phần phải minh bạch hóa thông tin thì kết quả là không chỉ khuyến khích các công ty này ngày càng niêm yết nhiều hơn mà còn khuyến khích nhà đầu tư tham gia thịtrường ngày càng nhiều hơn. Bởi vì, khi đó ta loại trừđược nguyên nhân “ngại” công bố thông tin của các công ty khi niêm yết. Đương nhiên, các công ty được niêm yết phải thoả mãn điều kiện về tài chính nhất định.
Tóm lại, việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài chính phái sinh yêu cầu cấp thiết, nhưng chỉlà bước đi đầu tiên làm cơ sởpháp lý để các công ty chứng khoán phát triển các nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng nghĩa với việc giúp cho nhà đầu tư có công cụ phòng ngừa rủi ro cũng như công cụđểđầu tư đầu cơ trên thị trường. Để các nghiệp vụ này thực sự trở thành hoạt động kinh doanh hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, khách hàng và đặc biệt có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài thời kỳ hậu gia nhập WTO, UBCKNN cần phải có các giải pháp đồng bộ về chính sách quản lý rủi ro, đào tạo cán bộ, chính sách khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính phái sinh…