Trình độ của nhân lực quản lý thị trường chưa cao

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 32)

1 .3.5 Điều kiện về con người

2.2.3.5.Trình độ của nhân lực quản lý thị trường chưa cao

Trong tất cả các yếu tố quyết định phát triển, nhân lực là yếu tố quan trọng nhất. Con người hoạch định ra các chính sách, các chiến lược phát triển và quyết định sự thành công hay thất bại của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Nhân lực quản lý thịtrường đề cập ởđây là nhân lực quản lý tại các tổ chức trung gian (công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty quản lý quỹ).

Đối với các nhân lực quản trịcông ty, đây là nhân tố quan trọng quyết định số lượng hàng hóa được giao dịch trên TTCK. Một nhà quản trị tồi một công ty niêm yết thì công ty đó dễ bị hủy niêm yết, như làm ăn thua lỗ chẳng hạn; và họ sẽ không thấy được ích lợi của việc niêm yết, vì khi niêm yết thì quyền lợi cũng như tiếng nói của họ trong công ty sẽ không còn như trước, và đây cũng là những người lên tiếng ủng hộ cho việc Nhà nước nắm

giữ 51% trong các công ty cổ phần. Hiện nay, phần lớn các công ty niêm yết chỉ vừa đủ yêu cầu niêm yết, ít có công ty có tiếng tăm lớn và uy tín cao, điều này chứng tỏ số lượng các nhà quản trị giỏi rất hiếm. Việc thuê giám đốc bên ngoài vẫn chưa được ưa chuộng vì sẽảnh hưởng đến quyền lợi của các giám đốc tiền nhiệm như đã nói ở trên.

Đối với các nhân lực quản trị các tổ chức trung gian trong nước, do TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ so với bềdày hàng trăm năm của các thịtrường phát triển trên thế giới, nên đội ngũ này thiếu kiến thức chuyên sâu lẫn kinh nghiệm về TTCK, họ vẫn chưa thật sự hiểu rõ TTCK chứ đừng nói đến thịtrường phái sinh. Còn đối với các chuyên gia quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài, khoảng 80% trong số đó không có bằng cấp chuyên môn về tài chính, phân tích hay môi giới chứng khoán; chính vì vậy, việc lựa chọn danh mục các loại cổ phiếu mang tính cảm tính nhiều hơn, trong khi đó các nhà đầu tư cá nhân rất tin tưởng vào các quyết định của họ.

Để nâng cao nhận thức và trình độ của các nhà quản lý thịtrường về TTCK và tiến tới việc xây dựng thịtrường quyền chọn và giao sau chứng khoán, cần phải tổ chức các khóa học dành riêng cho từng đội ngũ các nhà quản lý và lãnh đạo hàng đầu như các nhà quản trị doanh nghiệp, các lãnh đạo ngân hàng, các nhà quản lý công ty chứng khoán.

2.3. Triển vọng xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán. 2.3.1. Các chính sách của Nhà nước.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Việt Nam có môi trường chính trịổn định, thuận lợi cho phát triển. Chính phủ đã và đang nỗ lực cải cách thể chế, nhằm tăng cường công khai minh bạch trong tài chính công, dịch vụ công, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Nhà nước đang đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới căn bản cơ chế quản lý tài chính đối với phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế chủ quản, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhằm đa dạng hóa quan hệ sở hữu, tạo sự bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Đây chính là những nền tảng tốt cho thịtrường tài chính phát triển, trong đó có TTCK Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua việc Chính phủ ban hành hàng loạt các nghịđịnh, nghị quyết, quyết định, Thông tư nhằm điều chỉnh hoạt động của TTCK theo hướng tích cực và hoàn thiện, chính sự phát triển của TTCK, đó là cơ sở tiền đề cho sựra đời và phát triển thịtrường quyền chọn và giao sau cho TTCK Việt Nam.

2.3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế - Tiềm năng phát triển của TTCK

Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trên lĩnh vực kinh tế, là một trong những nước có tốc độtăng trưởng kinh tế cao nhất Châu Á. Đặc biệt trong năm 2007, bằng việc được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức thành công hội nghịAPEC…đã từng bước mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư từnước ngoài cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong nước. Trong xu thế phát triển đó, TTCK là thịtrường có nhiều chuyển biến nhất trong thời kỳ hội nhập.

Trong thời gian tới kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ phát triển mạnh và bền vững hơn do sau thời gian điều chỉnh mặt bằng giá cảtrong nước và giá chứng khoán mới đã được hình thành, dần đi vào ổn định. Động lực và cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là nhu cầu và nguồn vốn đầu tư phát triển còn dồi dào cả vốn trong nước và vốn nước ngoài, sẽ tạo thuận lợi chung cả về nhận thức, tâm lý và thực tiễn hành động cho các bên có liên quan. Năm 2008 và thời gian tới sẽ có nhiều đợt IPO mới hấp dẫn giới đầu tư và giúp phát triển TTCK, kinh nghiệm quản lý và cơ chế thịtrường của Việt Nam sẽ tốt hơn nhờ quyết tâm của cơ quan quản lý và yêu cầu của thịtrường, cạnh tranh thịtrường sẽđầy đủ và lành mạnh hơn.

Tóm lại, đầu tư vào TTCK VN trong những năm tới đây có xu hướng ngày càng hấp dẫn với tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định, tích cực, hệ thống pháp luật từng bước được củng cố và minh bạch hóa, lượng hàng hóa có tính thanh khoản cao. Những điều kiện này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quyền chọn và giao sau chứng khoán vào giao dịch trên TTCK Việt Nam. Bởi TTCK Việt nam đã phát triển đủ lớn và đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho việc áp dụng quyền chọn chứng khoán. Đó là tính thanh khoản trên TTCK ngày càng cao; hàng hóa tăng mạnh cả về sốlượng lẫn chất lượng; đã xuất hiện nhiều công ty cổ phần đại chúng lớn, vừa qua việc Ngân hàng Vietcombank đã được niêm yết trên thị trường cũng như sắp tới đây sẽ tiến hành cổ phần hóa gắn kết niêm yết trên TTCK các công ty hàng đầu, các tổng công ty lớn như: các ngân hàng quốc doanh (BIDV, Incombank), tổng công ty Bưu chính Viễn thông (Vinaphone, Mobifone), tập đoàn dầu khí Petrolimex; đã có sự tham gia giao dịch rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài …

2.3.3. Nhu cầu đầu tư ngày càng cao.

Sức cầu đầu tư về chứng khoán được đánh giá là có triển vọng rất lớn, điều đó được thể hiện qua khảnăng có thể tham gia của các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước

ngoài, và các tổ chức đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước, lượng người đầu tư tiềm năng được đánh giá là rất lớn thông qua dự đoán về lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng, có chuyên gia kinh tế ước tích có khoảng từ 8 đến 10 tỷđô là Mỹ tiền đang nhàn rỗi trong công chúng, đây là nguồn cầu tiềm năng rất lớn cho TTCK. Hiện tại, đã có một số lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác đang thăm dò và có ý muốn đầu tư vào TTCK Việt Nam.

Tuy số lượng nhà đầu tư là tổ chức trên TTCK Việt Nam chưa nhiều nhưng họ vẫn đang kiên nhẫn đứng bên ngoài quan sát và khi thật sự tìm thấy cơ hội, sẵn sàng đầu tư lớn vào TTCK, đây thực sự là nhân tố tác động đến lượng cầu đầu tư rất lớn cho TTCK Việt Nam trong tương lai. Sựra đời của Quỹđầu tư chứng khoán (VF1) của Công ty quản lý quỹ Việt Nam (Viet Fund Management – VFM) là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển TTCK. Việc ra đời VF1 sẽ tạo thêm một kênh huy động có hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cả về mặt cung và cầu của hàng hóa cho TTCK.

Ngoài ra, việc ứng dụng giao dịch quyền chọn cũng là cơ hội tăng thu nhập của các CTCK thông qua việc thu phí từ giao dịch, tư vấn,… từđó, tăng thêm khoản thu cho ngân sách Nhà nước bằng các khoản thuế.

Không chỉ với ý nghĩa đầu tư đầu cơ, việc vận dụng HĐQC và HĐGS để phòng ngừa rủi ro cho TTCK Việt Nam hiện nay còn nhiều biến động là yêu cầu bức thiết góp phần ổn định và phát triển TTCK hiện nay.

2.3.4. Kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh cho vàng, ngoại tệ và nông sản trong thời gian qua. sản trong thời gian qua.

Việc ứng dụng giao dịch quyền chọn ngoại tệ, người kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam thời gian qua tuy không như mong đợi, nhưng qua đó cho thấy một số vấn đề cần xem xét, đánh giá lại và đềhướng giải quyết.

Thứ nhất: việc xây dựng thị sàn giao sau cà phê tại Ngân hàng kỹthương không được sự quan tâm của nhà đầu tư, nhưng với sàn giao dịch quyền chọn vàng của ACB đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Từđó cho thấy, một mặt là do mục tiêu của đại đa sốcác nhà đầu tư khi tham gia thịtrường là vì mục tiêu đầu tư đầu cơ hơn là phòng ngừa rủi ro, mặt khác là việc Nhà nước can thiệp quá sâu vào thịtrường nên biến động lãi suất, tỷ giá rất thấp nên nhu cầu phòng ngừa rủi ro hầu như không có, làm cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thờơ với rủi ro lãi suất, tỷ giá. Trong thời gian tới Nhà nước sẽ thực hiện cam kết khi gia nhập

WTO thì chắc chắn rằng biên độdao động của tỷ giá, lãi suất được nới lỏng. Một nguyên nhân nữa do tính chất độc quyền cũng như nhà cung cấp sản phẩm phái sinh chỉ làm trung gian nên dẫn đến phí giao dịch quá cao.

Thứ hai: tuy việc xây dựng sàn quyền chọn vàng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia nhưng phần lớn là các nhà đầu tư không chuyên, đầu tư mang tính chất cơ hội khi giá vàng có nhiều biến động, kiến thức về quyền chọn và giao sau rất hạn chế. Chính các điều này làm cho thịtrường phát triển kém bền vững, mang tính chớp nhoáng. Do vậy song song với việc mở sàn giao dịch Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc nâng cao kiến thức cho các nhà đầu tư về giao dịch phái sinh.

Tóm lại: thông qua hoạt động của thịtrường phái sinh thời gian qua sẽ giúp cho các nhà quản lý, nhà tạo lập thịtrường một cái nhìn chính xác, thực tế hơn về thịtrường phái sinh Việt Nam, từđó đánh giá được những gì còn tồn tại cần phải giải quyết, khắc phục. Đối với nhà đầu tư, sẽgiúp nhà đầu tư làm quen với nghiệp vụ này từđó khi mở nghiệp vụ phái sinh cho chứng khoán nhà đầu tư sẽ không ngỡ ngàng và tiếp cận một cách nhanh chóng. Hơn nữa, trong thời gian qua khi thịtrường phái sinh trên hàng hóa được xây dựng thì các Trường Đại học, các tổ chức giáo dục, tổ chức nghiên cứu kinh tế quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nghiên cứu, vận dụng và đào tạo, đây là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của hợp đồng quyền chọn và giao sau chứng khoán.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ GIAO SAU CHO THỊ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

3.1. Lộ trình xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho TTCK Việt Nam. 3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị 3-5 năm 3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị 3-5 năm

Trong giai đoạn này, chúng ta cần chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc xây dựng thịtrường quyền chọn và giao sau. Cụ thể:

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện TTCK trong những năm tới. Bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, minh bạch hóa thông tin, phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật theo chuẩn quốc tế…Đây là điều kiện cần vì thịtrường quyền chọn và giao sau có xây dựng và phát triển được hay không còn tuỳ thuộc vào sự phát triển của thịtrường tài sản cơ sở của nó cụ thểở đây là chứng khoán. Đồng thời trong quá trình hoàn thiện và phát triển TTCK, chúng ta cũng cần phải triển khai xúc tiến việc thành lập thị trường quyền chọn và giao sau cho TTCK.

Như đã nói ở trên, quyền chọn và giao sau chứng khoán là một sản phẩm tài chính rất phức tạp. Vì vậy, trước khi đưa quyền chọn và giao sau chứng khoán chính thức ra thị trường thì bên cạnh việc chuẩn bị cơ sở pháp lý, thì việc đào tạo kiến thức hiểu biết về quyền chọn và giao sau cho nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, các nhà môi giới chứng khoán, các nhà hoạch định chính sách…nhằm tạo ra một lớp các nhà đầu tư , đội ngũ nhà chuyên doanh, và nhà quản lý để hình thành nên một thịtrường quyền chọn và giao sau một cách hiệu quả.

Đặc biệt trong giai đoạn này Nhà nước cần phải hình thành bảng kế hoạch về lộ trình xây dựng thịtrường quyền chọn và giao sau. Sau đó sẽđược công bố rộng rãi trên mạng và thông tin đại chúng, đểbáo cho các nhà đầu tư về việc Nhà nước sẽ thành lập thịtrường nhằm kích thích nhà đầu tư.

3.1.2. Giai đoạn thực nghiệm và hoàn thiện ( 2 năm ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những tiền đề chuẩn bịtrong giai đoạn đầu, chúng ta cũng đã có một nền tảng tương đối trong việc hình thành thịtrường quyền chọn và giao sau. Vì vậy, trong giai đoạn này chúng ta cố gắng bằng mọi cách đưa sản phẩm quyền chọn và giao sau vào TTCK, cũng như việc đưa sản phẩm khác trên TTCK đến với khách hàng, chúng ta cần phải thường xuyên tổ chức giới thiệu sản phẩm, mở ra những sàn giao dịch ảo cho các nhà đầu

tư tham gia để họ có cơ hội thực hành làm quen với việc giao dịch trên thịtrường qua đó cũng tạo một sân chơi cho các nhà đầu tư, các nhà chuyên doanh quyền chọn và giao sau… thực hành kỹnăng, việc làm này có thể thông qua mạng Internet hoặc việc đưa vào chạy thử sàn giao dịch quyền chọn và giao sau, đồng thời tổ chức các cuộc thi chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp cho mọi tầng lớp, đối tượng từ những nhà đầu tư chuyên nghiệp đến các nhà đầu tư không chuyên nhằm thuyết phục cho các nhà đầu tư vềtính năng ưu việt của công cụ tài chính này.

Trong giai đoạn này, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện những công việc cần thiết nhất để phổ cập những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ kinh doanh quyền chọn và giao sau đến mọi tầng lớp nhân dân.

Việc xây dựng và vận hành thử các trung tâm giao dịch mới cũng là một trong những biện pháp rất cần thiết để có thể đưa quyền chọn và giao sau được gần gũi hơn với công chúng.

3.1.3. Giai đoạn vận hành và phát triển

Tiếp tục nâng cao và hoàn thiện thêm kỹ thuật vận hành cũng như cơ sở pháp lý cho hoạt động của quyền chọn và giao sau chứng khoán.

Trong giai đoạn này Chính phủ và Nhà nước cần quan tâm đến việc sửa đổi bổ sung cơ sở pháp lý, luật thuế, điều kiện tham gia kinh doanh, mua bán quyền chọn và giao sau trên thị trường, các công ty kinh doanh và quản lý cần theo dõi và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình vận hành thực tế, từđó đưa ra những phương pháp chuẩn hóa hợp đồng sao cho phù hợp với thực tiễn trên thịtrường Việt Nam. Trong giai đoạn này, chỉ có những kinh nghiệm rút ra từ chính quá trình vận hành thực tế phát sinh mới mang lại được hiệu quả tốt nhất cho quá trình phát triển về sau ổn định hơn và quy mô hơn.

3.2. Các giải pháp cụ thể để xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán. khoán.

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý.

Môi trường pháp lý là điều kiện rất cơ bản để tạo điều kiện cho sựra đời của công cụ phái sinh và giúp cho thịtrường các công cụ này hoạt động an toàn, hiệu quả. Xu hướng

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 32)