Những hạn chế từ thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29)

1 .3.5 Điều kiện về con người

2.2.3. Những hạn chế từ thị trường

2.2.3.1. Thị trường chưa thật sự hiệu quả.

Tính hiệu quả của TTCK Việt Nam vẫn còn kém. Giá trị vốn hóa TTCK là 43% GDP trong khi ở các thịtrường như Indonesia gần 70%, Ấn Độhơn 80%, Trung Quốc đã xấp xỉ 100%. Giá trị vốn hóa của 10 công ty lớn nhất TTCK Việt Nam hơn 50%, trong khi tại các thịtrường phát triển thì tỷ trọng này càng thấp càng tốt. Hiện nay có khoảng 307,000 tài khoản giao dịch, trong đó hơn 90% là của các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức tuy vốn lớn nhưng một trong số đó không hề có trình độ chuyên môn cao như người ta lầm tưởng và thường quyết định theo cảm tính.

Hiện nay, thông tin trên thịtrường chưa có tính minh bạch cao. Một mặt do những hạn chế về kế toán và kiểm toán của các công ty niêm yết lẫn các công ty chứng khoán và việc giám sát lỏng lẻo các công ty chưa niêm yết. Mặt khác các phương tiện thông tin đại chúng lại cập nhật tin tức khá chậm. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một tổ chức chuyên nghiệp và khách quan trong việc phân tích và đánh giá thị trường, trong khi ở nước ngoài rất phổ biến. Những điều đó đã làm cho các nhà đầu tư bị mất phương hướng, mù mờ về thông tin, có những người đã tung tin đồn thất thiệt để trục lợi, hay tình trạng mua bán nội gián vẫn thường xảy ra và khó tìm được bằng chứng cụ thể.

Một thịtrường không có tính hiệu quả hoặc hiệu quả không cao thì dễ làm nản lòng các nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ lựa chọn hướng đầu tư khác, thịtrường sẽ rất ảm đạm. Để khắc phục, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hơn nữa về hệ thống thông tin, cập nhật tin tức càng nhanh càng tốt, giúp cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn kịp

thời; cần có một bộ phận chuyên trách và khách quan để cập nhật thông tin của toàn thị trường, cũng như có một đội ngũ chuyên nghiệp đểphân tích và đánh giá thịtrường.

2.2.3.2. Thị trường chưa có tính thanh khoản cao.

Thịtrường có tính thanh khoản cao thể hiện ởcác đặc điểm sau: có chi phí giao dịch thấp (chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra hoặc các chi phí giao dịch chìm khác), hiệu quả của hệ thống giao dịch thanh toán hay trung tâm thanh toán bù trừ cao, khi có nhiều lệnh giao dịch cùng lúc hoặc những lệnh quy mô lớn mà không ảnh hưởng đến giá hoặc ảnh hưởng thấp nhất, khảnăng điều chỉnh cân bằng cung cầu cao.

Với những đặc điểm nhận dạng trên, chỉ dựa vào định tính ta cũng có thể kết luận rằng TTCK Việt Nam chưa có tính thanh khoản cao. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là khi các nhà đầu tư có tổ chức mua vào hay bán ra với khối lượng lớn hay khi có quá nhiều người đổ xô đi mua hay bán chứng khoán, thì thịtrường dễ gặp những cú sốc lớn. Ngoài ra, cung cầu TTCK Việt Nam không ổn định và tình trạng này thường kéo dài. Có những giai đoạn nhu cầu đầu tư chứng khoán rất cao như giai đoạn cuối 2006, cung chứng khoán tăng nhanh do các công ty liên tục niêm yết, nhưng nhà đầu tư vẫn còn “khát chứng khoán”, bằng chứng là giai đoạn đầu năm 2007 chỉ số VN Index tiếp tục tăng. Trong khi đó, có giai đoạn dư thừa cung như việc các ngân hàng ào ạt bán cổ phiếu để giải ngân các khoản cho vay cầm cố chứng khoán trong khi đó thị trường bất động sản lại đóng băng khiến các nhà đầu tư tháo chạy không kịp.

Một khi tính thanh khoản của TTCK cơ sở chưa được cải thiện thì khó cho việc thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu cơ cũng như các nhà tạo lập thị trường cho thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán.

2.2.3.3. Danh mục hàng hóa chưa phong phú, chất lượng chưa đảm bảo.

Hiện nay, trên thịtrường tập trung, có khoảng 138 chứng khoán, 3 chứng chỉ quỹ, và một chỉ số chứng khoán. Thực ra khi thành lập vào năm 1973, thị trường quyền chọn Chicago cũng chỉ giao dịch trên 16 chứng khoán cơ sởvà đến 1983 mới cho giao dịch trên chỉ số chứng khoán mở rộng là S&P 100 và S&P 500, vậy đối với một danh mục các chứng khoán như của Việt Nam thì không thể xem là ít. Vấn đề là chất lượng của các chứng khoán ra sao?

Trước đây, dưới mô hình TTGDCK TP.HCM, điều kiện vốn điều lệ góp tối thiểu của các công ty niêm yết là trên 10 tỷđồng. Hiện nay, các công ty muốn niêm yết trên SDGCK

TP.HCM phải có vốn điều lệ tối thiểu là 80 tỷ đồng. Vô hình chung đã tạo ra một chênh lệch khá lớn về chất lượng của các công ty niêm yết. Mặc dù chưa có văn bản chính thức quy định về việc tăng vốn, nhưng dự kiến sẽ áp dụng vào cuối năm 2008. Bên cạnh đó, mặt bằng của các công ty niêm yết còn khá thấp, công ty niêm yết có giá trị vốn hóa thịtrường lớn nhất Việt Nam chưa được 2,7 tỷ USD và số công ty niêm yết đạt từ 1 tỷ USD trở lên chỉcó 10. Thêm vào đó, so với số công ty cổ phần có trên thịtrường, số công ty niêm yết chưa tới 2%. Điều này đặt ra câu hỏi về chất lượng minh bạch hóa thông tin trên thị trường.

Giai đoạn cuối năm 2006, đánh dấu sựtăng mạnh mẽ về sốlượng các mã chứng khoán niêm yết, vì đến tháng 1/2007, Chính phủ sẽ bãi bỏ quy định về ưu đãi thuế cho các công ty niêm yết. Chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm 2006 đã có thêm 53 công ty mới niêm yết. Trước tháng 11/2006, trung bình 6 tuần mới có thêm một công ty mới niêm yết, còn 2 tháng cuối năm 2006: trong vòng 27 giờ lại có thêm một công ty mới niêm yết. Việc chạy đua niêm yết để dành lấy những ưu đãi về thuế, liệu có đặt nặng thêm câu hỏi về chất lượng của các chứng khoán niêm yết, khi mà các vấn đề về kế toán kiểm toán cũng đang là một bài toán khó.

Nhìn chung, đa số các công ty thuộc sở hữu Nhà nước khi chuyển sang công ty cổ phần vẫn giữnguyên cơ cấu tổ chức cũ, hoặc nếu có thay đổi thì chỉthay đổi ở những vị trí ít quan trọng. Các nhà quản lý trong các công ty Nhà nước là những người nắm quyền từ mấy chục năm nay, học tập và làm việc theo đường lối cũ, chưa quen với mô hình công ty cổ phần (khái niệm TTCK vẫn còn khá mới), vì vậy còn gặp nhiều lúng túng trong quản trị công ty.

Tóm lại, khi chất lượng các chứng khoán niêm yết còn kém, thì việc xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với thị trường giao sau vì hàng hóa trên thị trường giao sau phải được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, vì vậy tăng cường kiểm toán và minh bạch hóa thông tin của các công ty niêm yết là nhiệm vụđề ra.

2.2.3.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao dịch chưa vững mạnh.

So với các thịtrường phát triển trên thế giới, TTCK Việt Nam vẫn chưa sánh kịp về quy mô và bề dày lịch sử. Ngay cả thịtrường OTC tuy ra đời trước thịtrường tập trung nhưng vẫn chưa xây dựng được một mạng lưới giao dịch chứng khoán thực sự hiệu quả:

chưa có tổ chức có quy mô lớn điều hành và chưa có hệ thống kỹ thuật giao dịch hiện đại. Thịtrường tập trung thì có hệ thống giao dịch điện tử nhưng chất lượng chưa cao. Ngoài ra, hệ thống phần cứng lại có chất lượng trung bình, chưa có máy chủ dự phòng theo đúng chuẩn quốc tế cho hệ thống giao dịch, hệ thống mạng chập chờn, băng tần hẹp, v.v. Tuy đã thay thế hệ thống khớp lệnh định kỳ bằng hệ thống khớp lệnh liên tục, nhưng nhìn chung tốc độ khớp lệnh chưa cao.

Hiện nay, có hơn 120 công ty chứng khoán và 253 công ty niêm yết, trung bình cứ 1 công ty chứng khoán quản lý 2 công ty niêm yết (đó là chưa kể đến 50 bộ hồ sơ của các công ty niêm yết đang chờ UBCKNN duyệt); và với hơn 300,000 tài khoản giao dịch thì trung bình 1 công ty chứng khoán phục vụ hơn 4,000 tài khoản, điều này làm cho các công ty chứng khoán thật sự quá tải (và thực tế các công ty chứng khoán đã chọn giải pháp tiêu cực là chỉ phục vụcho các nhà đầu tư có vốn lớn). Việc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán đã làm cho chất lượng giao dịch giảm sút, các công ty chứng khoán lại ngại đổi mới công nghệ, cho nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao dịch vẫn còn yếu kém.

Với những yếu kém trong cơ sở hạ tầng giao dịch như hiện nay và nếu không được cải thiện, liệu rằng các nhà đầu tư có còn muốn giao dịch chứng khoán nữa hay không (có những lệnh khi nhập phải 1-2 phút sau mới hiển thị lên bảng điện tử, như vậy có thể làm nhà đầu tư bị lỗ). Đó là chưa kể đến việc xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán sau này, nhất là thị trường giao sau phải được theo dõi liên tục, những yếu kém về kỹ thuật là một trong những nhân tố cản trở thịtrường phát triển.

2.2.3.5. Trình độ của nhân lực quản lý thị trường chưa cao.

Trong tất cả các yếu tố quyết định phát triển, nhân lực là yếu tố quan trọng nhất. Con người hoạch định ra các chính sách, các chiến lược phát triển và quyết định sự thành công hay thất bại của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Nhân lực quản lý thịtrường đề cập ởđây là nhân lực quản lý tại các tổ chức trung gian (công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty quản lý quỹ).

Đối với các nhân lực quản trịcông ty, đây là nhân tố quan trọng quyết định số lượng hàng hóa được giao dịch trên TTCK. Một nhà quản trị tồi một công ty niêm yết thì công ty đó dễ bị hủy niêm yết, như làm ăn thua lỗ chẳng hạn; và họ sẽ không thấy được ích lợi của việc niêm yết, vì khi niêm yết thì quyền lợi cũng như tiếng nói của họ trong công ty sẽ không còn như trước, và đây cũng là những người lên tiếng ủng hộ cho việc Nhà nước nắm

giữ 51% trong các công ty cổ phần. Hiện nay, phần lớn các công ty niêm yết chỉ vừa đủ yêu cầu niêm yết, ít có công ty có tiếng tăm lớn và uy tín cao, điều này chứng tỏ số lượng các nhà quản trị giỏi rất hiếm. Việc thuê giám đốc bên ngoài vẫn chưa được ưa chuộng vì sẽảnh hưởng đến quyền lợi của các giám đốc tiền nhiệm như đã nói ở trên.

Đối với các nhân lực quản trị các tổ chức trung gian trong nước, do TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ so với bềdày hàng trăm năm của các thịtrường phát triển trên thế giới, nên đội ngũ này thiếu kiến thức chuyên sâu lẫn kinh nghiệm về TTCK, họ vẫn chưa thật sự hiểu rõ TTCK chứ đừng nói đến thịtrường phái sinh. Còn đối với các chuyên gia quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài, khoảng 80% trong số đó không có bằng cấp chuyên môn về tài chính, phân tích hay môi giới chứng khoán; chính vì vậy, việc lựa chọn danh mục các loại cổ phiếu mang tính cảm tính nhiều hơn, trong khi đó các nhà đầu tư cá nhân rất tin tưởng vào các quyết định của họ.

Để nâng cao nhận thức và trình độ của các nhà quản lý thịtrường về TTCK và tiến tới việc xây dựng thịtrường quyền chọn và giao sau chứng khoán, cần phải tổ chức các khóa học dành riêng cho từng đội ngũ các nhà quản lý và lãnh đạo hàng đầu như các nhà quản trị doanh nghiệp, các lãnh đạo ngân hàng, các nhà quản lý công ty chứng khoán.

2.3. Triển vọng xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán. 2.3.1. Các chính sách của Nhà nước.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, Việt Nam có môi trường chính trịổn định, thuận lợi cho phát triển. Chính phủ đã và đang nỗ lực cải cách thể chế, nhằm tăng cường công khai minh bạch trong tài chính công, dịch vụ công, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Nhà nước đang đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới căn bản cơ chế quản lý tài chính đối với phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế chủ quản, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhằm đa dạng hóa quan hệ sở hữu, tạo sự bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Đây chính là những nền tảng tốt cho thịtrường tài chính phát triển, trong đó có TTCK Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua việc Chính phủ ban hành hàng loạt các nghịđịnh, nghị quyết, quyết định, Thông tư nhằm điều chỉnh hoạt động của TTCK theo hướng tích cực và hoàn thiện, chính sự phát triển của TTCK, đó là cơ sở tiền đề cho sựra đời và phát triển thịtrường quyền chọn và giao sau cho TTCK Việt Nam.

2.3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế - Tiềm năng phát triển của TTCK

Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trên lĩnh vực kinh tế, là một trong những nước có tốc độtăng trưởng kinh tế cao nhất Châu Á. Đặc biệt trong năm 2007, bằng việc được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức thành công hội nghịAPEC…đã từng bước mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư từnước ngoài cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong nước. Trong xu thế phát triển đó, TTCK là thịtrường có nhiều chuyển biến nhất trong thời kỳ hội nhập.

Trong thời gian tới kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ phát triển mạnh và bền vững hơn do sau thời gian điều chỉnh mặt bằng giá cảtrong nước và giá chứng khoán mới đã được hình thành, dần đi vào ổn định. Động lực và cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là nhu cầu và nguồn vốn đầu tư phát triển còn dồi dào cả vốn trong nước và vốn nước ngoài, sẽ tạo thuận lợi chung cả về nhận thức, tâm lý và thực tiễn hành động cho các bên có liên quan. Năm 2008 và thời gian tới sẽ có nhiều đợt IPO mới hấp dẫn giới đầu tư và giúp phát triển TTCK, kinh nghiệm quản lý và cơ chế thịtrường của Việt Nam sẽ tốt hơn nhờ quyết tâm của cơ quan quản lý và yêu cầu của thịtrường, cạnh tranh thịtrường sẽđầy đủ và lành mạnh hơn.

Tóm lại, đầu tư vào TTCK VN trong những năm tới đây có xu hướng ngày càng hấp dẫn với tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định, tích cực, hệ thống pháp luật từng bước được củng cố và minh bạch hóa, lượng hàng hóa có tính thanh khoản cao. Những điều kiện này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quyền chọn và giao sau chứng khoán vào giao dịch trên TTCK Việt Nam. Bởi TTCK Việt nam đã phát triển đủ lớn và đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho việc áp dụng quyền chọn chứng khoán. Đó là tính thanh khoản trên TTCK ngày càng cao; hàng hóa tăng mạnh cả về sốlượng lẫn chất lượng; đã xuất hiện nhiều công ty cổ phần đại chúng lớn, vừa qua việc Ngân hàng Vietcombank đã được niêm yết trên thị trường cũng như sắp tới đây sẽ tiến hành cổ phần hóa gắn kết niêm yết trên TTCK các công ty hàng đầu, các tổng công ty lớn như: các ngân hàng quốc doanh (BIDV, Incombank), tổng công ty Bưu chính Viễn thông (Vinaphone, Mobifone), tập đoàn dầu khí Petrolimex; đã có sự tham gia giao dịch rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài …

2.3.3. Nhu cầu đầu tư ngày càng cao.

Sức cầu đầu tư về chứng khoán được đánh giá là có triển vọng rất lớn, điều đó được thể hiện qua khảnăng có thể tham gia của các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)