Một số mặt còn tồn tại khác

Một phần của tài liệu Thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp và khung pháp lý trên thế giới (Trang 45 - 46)

- Các vụ M&A chủ yếu là mua bán doanh nghiệp (toàn bộ hoặc một phần) Hầu

3.1.4Một số mặt còn tồn tại khác

- Người Việt Nam còn mang nặng tâm lý Á Đông ít khi muốn bán công ty của mình đi. Chính vì vậy, mà nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn còn dè dặt với hoạt động M&A. Điều này khiến cho các vụ mua lại và sáp nhập tại Việt Nam còn hạn chế. Từ đó, vấn đề hiện nay là phải làm cho các doanh nghiệp trong nước có cái nhìn thoáng hơn về M&A nhằm đem lại những lợi ích về kinh tế và xã hội, cả cho bản thân họ và cho đất nước.

- Hoạt động M&A còn rất mới không chỉ với các doanh nghiệp, mà còn khá xa lạ với cả các nhà tư vấn, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Các quy định hiện có trong Luật cũng chỉ mang tính khái lược và chưa có được những quy trình cụ thể để thực hiện tiến trình này trong khi các hình thức sáp nhập để thành lập các tổng công ty lớn của Nhà nước diễn ra khá rầm rộ trong thời gian qua lại chưa có được sự phân tích công khai về góp độ tập trung kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn những đường đi khác, như là trở thành đối tác chiến lược - một hình thức sáp nhập theo chiều chéo, thay vì chính thức bắt tay vào quy trình để thực hiện M&A.

- Một thực trạng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ trước tới nay lại không có nhiều điều kiện và cơ hội để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

- Trên thị trường hiện nay, các nhà dịch vụ mua bán công ty chuyên nghiệp còn rất ít. Một số trang web như (muabancongty.com của công ty TigerInvest và muabandoanhnghiep.com của IDJ) đã được lập và được coi là “sàn giao dịch” của thị trường M&A. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động M&A trên thế giới không diễn ra trên những trang web mang tính chất rao vặt như vậy. Ngược lại, chúng được thực hiện qua những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phòng họp kín. Nội dung thương thảo M&A bao giờ cũng cần được giữ tuyệt mật cho đến phút chót bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các công ty, thậm chí hủy hoại ngay cả dự định sáp nhập đang được tiến hành. Do đó, những trao đổi thể hiện trên các trang web như cách một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm chỉ

phù hợp để tìm kiếm cơ hội mua bán các cơ sở sản xuất, cửa hàng, thương hiệu rất khiếm tốn. Tâm điểm của hoạt động M&A chính là các công ty tư vấn chuyên nghiệp về hoạt động này. Họ vừa đóng vai trò môi giới vừa làm tư vấn cho các bên trong vụ M&A. Các thể chế tài chính ngân hàng của Mỹ như Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merill Lynch, JPMorgan Chase đều là những công ty tư vấn hàng đầu về M&A trên phạm vi toàn thế giới.

- Mặc dù những thông tin về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải không ít, song lại không hề có số liệu chính thức nào được đưa ra tại Hội thảo về các vấn đề pháp lý và thực tiễn về tập trung kinh tế, do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại) tổ chức vào 5/2007.

Theo bảng số liệu tổng quan về M&A của khu vực châu Á -Thái Bình Dương năm 2006 (trích nguồn Asia-Pacific Bulletin) Việt Nam đang ở “con số 0” trong hoạt động này. Asia-Pacific Bulletin thống kê số liệu dựa trên các thông tin từ các cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, phải chăng hoạt động M&A của Việt Nam hoàn toàn vô hình trong con mắt của các nhà quản lý?

Nhìn chung, thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, số lượng ít, thiếu hiểu biết, ít thông tin cũng như không có nhiều tổ chức uy tín đứng ra thực hiện hoạt động này.

3.2 GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp và khung pháp lý trên thế giới (Trang 45 - 46)