Mua bán và sáp nhập doanhnghi ệp làm ột nhu cầu thực tế, một thị

Một phần của tài liệu Thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp và khung pháp lý trên thế giới (Trang 25 - 26)

trường rất phát triển trên thế giới

- Xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu bán và nhu cầu mua doanh nghiệp:

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 8/2007, cả nước hiện có khoảng 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong số đó kinh doanh thua lỗ, lợi thế kinh doanh ngày càng giảm sau một số năm hoạt động, không thích nghi với môi trường mới… Vì vậy khi cơ hội kinh doanh mới xuất hiện doanh nghiệp muốn chuyển hướng đầu tư hoặc nhận được lời đề nghị mua hấp

dẫn doanh nghiệp muốn bán mình đi... nhưng cũng có thêm nhiều doanh nghiệp mới được thành lập để mở rộng hoạt động kinh doanh, để lập doanh nghiệp mới hoặc để thôn tính đối thủ cạnh tranh. Cùng với mục tiêu đạt 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để hoạt động M&A ở Việt Nam phát triển mạnh trong tương lai.

- Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát triển: Các lĩnh vực thực hiện M&A nhiều nhất đều cùng chung đặc điểm phát triển nhanh, cạnh tranh lớn như tài chính, ngân hàng, thực phẩm…Hiện nay, có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài; yếu hơn về kinh nghiệm thương trường, về khả năng tài chính; thiếu đội ngũ nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp... Trong cuộc cạnh tranh không cân sức đó, việc liên kết nói chung và thông qua hoạt động M&A nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu vì đây cũng chính là một cách thức tạo nên động lực cho các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế M&A đang diễn ra khá phổ biến trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp và khung pháp lý trên thế giới (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)