Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp và khung pháp lý trên thế giới (Trang 27 - 29)

- Các vụ M&A chủ yếu là mua bán doanh nghiệp (toàn bộ hoặc một phần) Hầu

2.1.4.1 Mặt tích cực

Nền kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một xu thế tất yếu mang một ý nghĩa rất tích cực.

- Các hoạt động M&A là tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Nó có thể vực dậy một doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, hay chí ít thì nó cũng làm tươi mới một doanh nghiệp đang hoạt động tốt, làm cho nó tốt hơn lên và vì thế, xét về tổng thể, nguồn đầu tư trong toàn xã hội được sử dụng hiệu quả hơn..

- Trong trường hợp doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản mà thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp thành công thì sẽ hạn chế được số người lao động mất việc làm, tránh được một vấn đề xã hội phức tạp.

- Một vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp thành công nhà nước thu được thuế và tiếp tục thu được thuế từ doanh nghiệp mới làm ăn hiệu quả hơn.

Đối với các doanh nghiệp:

Khi một doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì việc bán doanh nghiệp của mình là một giải pháp tốt có thể giúp thu hồi vốn kinh doanh ban đầu đã bỏ ra. Còn trong trường hợp doanh nghiệp đó đang đối mặt với nguy cơ phá sản thì việc được mua lại là một “cứu cánh” cho người chủ khỏi những ràng buộc của Luật phá sản.

Đối với doanh nghiệp mua lại thì đây là cơ hội tốt để:

- Mở rộng thị trường.

- Tiết giảm chi phí do:

 Không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư vào toàn bộ một cơ sở sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí nghiên cứu thị trường.

 Cắt giảm nhân sự, giảm những công việc gián tiếp hoặc các sản phẩm không hiệu quả.

- Tăng khả năng cạnh tranh nhờ:

 Năng suất được nâng cao, giá cả trở nên cạnh tranh hơn

Khi công ty mở rộng thị trường. Thị phần cao hơn, sức mua tăng cao hơn doanh nghiệp phải sản xuất nhiều sản phẩm do đó giá cả nguyên vật liệu sẽ giảm xuống, cho phép công ty có thể có được một giá cả cạnh tranh hơn.

Thông qua hoạt động M&A doanh nghiệp có thể bổ sung thêm sản phẩm vào danh mục sản phẩm vốn có của mình từ đó tăng thêm các lựa chọn đối với hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng tiêu dùng, tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty của mình.

- Giảm thiểu được rủi ro

Ngoài ra các công ty còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị.

Hoạt động M&A xuyên biên giới có vai trò ngày càng quan trọng vì đây là cách thức nhanh chóng và hiệu quả nhất để các doanh nghiệp nắm được tài sản vô hình và tài sản hữu hình ở nhiều quốc gia; nhanh chóng có được một danh mục tài sản ở thị trường nước ngoài; đồng thời cho phép chủ đầu tư tiến hành tái thiết lại hoạt động kinh doanh trong nước hay trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu Thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp và khung pháp lý trên thế giới (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)