Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế qua ba năm (2004-2006)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 56 - 58)

Xét về cơ cấu thì tỷ trọng nợ xấu đối với thành phần ngoài quốc doanh chiếm khá cao trên 60%, mà đa số thành phần này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn vốn không nhiều lại vay dài hạn nên làm cho nợ xấu tập trung nhiều, nợ xấu đối với thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ xấu bởi vì thành phần này ít và chi nhánh giảm cho vay trung-dài hạn nên hạn chếđược rủi ro, do đó nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp.

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Quốc doanh Ngoài QD Nợ xấu 1.504 1.751 3.255 7.384 14.594 21.978 608 1.086 1.694 5.880 12.843 18.723 390,96 733,47 575,21 -6.776 -13.508 -20.284 -91,77 -92,56 -92,29 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Qua bảng 12 ta thấy, đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì nợ xấu tăng

đột phá vào năm 2005 với tỷ lệ là 390,96% so với năm 2004. Cùng với sự tăng lên về nợ xấu của thành phần kinh tế quốc doanh thì nợ xấu của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng tăng lên đáng kể là 735,47% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do nợ xấu tại NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang chỉ

tập trung vào một số ít khách hàng nhưng là những khách hàng lớn nên nợ quá hạn khá nhiều lại kéo dài vì phần lớn các khách hàng của ngân hàng là các đơn vị

xây lắp lại hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Nợ xấu tăng vào năm 2005 chủ

yếu là của các công ty như: Tổng công ty Xây dựng số 1 do dự án sau khi tái thẩm định bị lỗ, của Xí nghiệp Xây dựng công trình 4 vì công trình thi công phải sửa chữa lại nhiều lần làm giảm tiến độ dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ngân sách chậm thanh toán. Và chiếm phần lớn trong nợ xấu là của Công ty Xây dựng Công trình giao thông 586 và Công ty Công trình giao thông 518 bởi vì do các công ty này nhận sáp nhập các đơn vị kinh doanh thua lỗ thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 nên thiếu vốn thi công, tiến độ chậm, ngân sách chậm thanh toán kết quả là kinh doanh thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. Ngoài ra do thực hiện chương trình hiện đại hóa nên bước đầu đổi mới phát sinh ra nợ quá hạn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn, địa bàn cho vay rộng nên công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro còn nhiều hạn chế dẫn đến nợ quá hạn và nhất là nợ xấu sau hiện đại hóa dâng lên.

Đến năm 2006, tình hình nợ xấu diễn ra ngược lại, đối với thành phần kinh tế quốc doanh nợ xấu giảm xuống đáng kể, giảm 91,77% so với năm 2005. Mặc dù thành phần kinh tế này chiếm thiểu số nhưng đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng, có quan hệ tín dụng tương đối ổn định nên dễ kiểm soát các món vay, vì vậy việc thu nợ có hiệu quả hơn dẫn đến nợ xấu phát sinh ít. Cũng giống như nợ xấu đối với thành phần quốc doanh thì nợ xấu đối với thành phần ngoài quốc doanh giảm rất nhiều chỉ còn 1.086 triệu đồng tức giảm 92,56% so với năm 2005. Đểđạt được kết quả này là do thành phần này sử dụng đúng mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó họ trả được nợ

cho ngân hàng đúng hạn để không chịu lãi suất nợ quá hạn. Hơn nữa, do chi nhánh đã bám sát nguồn thu từ các công trình và thu nợ theo cam kết của các công ty đã kinh doanh thua lỗ mất khả năng trả nợ từ những năm trước bằng cách

tiến hành xử lý tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Ngoài ra, trong năm chi nhánh đã thu hồi được nợ xấu của Công ty Thủy sản Tiền Giang đã phá sản còn tồn đọng trong những năm trước và hạch toán ngoại bảng nên nợ quá hạn giảm xuống do đó nợ xấu giảm xuống, đây là điều đáng mừng cho chi nhánh.

Tóm lại: Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế nào cao thì nợ quá hạn hay nợ xấu tập trung nhiều vào thành phần đó. Việc giảm thiểu nợ quá hạn hay nợ

xấu là giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về phía khách hàng, họ sẽ chịu mức lãi suất nợ quá hạn cao đến 150% lãi suất cho vay. Nợ xấu năm 2005 cao làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng, điều này cho thấy các cán bộ tín dụng cần thẩm định kỹ càng hơn các món vay dù lớn hay nhỏ, nhất là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng của thị trường, thường xuyên xem xét đồng vốn

đến tay khách hàng có được sử dụng đúng mục đích không, xét đoán được những biến động của thị trường…

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)