Phân tích tình hình thu nợ của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 47)

(2004-2006)

Nếu như doanh số cho vay phản ánh qui mô tín dụng của ngân hàng thì doanh số thu nợ là chỉ tiêu để thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng, doanh số cho vay cao chưa hẳn là tốt mà phải xem xét đến việc thu nợ, chính vì vậy doanh số thu nợ là nhân tố phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.4.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)

Ta biết rằng việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Vì vậy, xem xét việc thu hồi nợ của ngân hàng thông qua tỷ trọng cũng sẽ phản ánh được phần nào khả năng thu nợ của ngân hàng.

Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, hơn nữa do thời gian cho vay ngắn và sự hấp dẫn từ lợi nhuận làm cho tín dụng ngắn hạn có ưu thế hơn do đó thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2004 tỉ trọng thu nợ ngắn hạn chiếm 86,27% trong tổng doanh số thu nợ, tiếp tục đến năm 2005 thì tỷ trọng thu nợ ngắn hạn lại giảm xuống chỉ còn 85,45% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, đến năm 2006 tỷ trọng này lại tăng lên là 92,4%. Không giống như tỷ trọng đối với doanh số thu nợ ngắn hạn, đối với doanh số thu nợ trung-dài hạn thì tỷ trọng chiếm rất nhỏ, tỷ trọng trung bình của khoản vay này qua ba năm chỉ khoảng 12% trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng.

Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng giảm đều qua ba năm đặc biệt giảm mạnh vào năm 2006, giảm 131.483 triệu đồng là do doanh số thu nợ ngắn

hạn và trung-dài hạn đều giảm. Và tình hình thu nợ của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn TDH DSTN 236.554 37.658 274.212 224.168 38.177 262.345 120.913 9.949 130.862 -12.386 519 -11.867 -8,84 17,14 -4,33 -103.255 -28.228 -131.483 -43,06 -73,94 -50,12 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Qua bảng 6, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm đều qua ba năm trong đó giảm nhiều nhất là vào năm 2006, giảm 103.255 triệu đồng là vì trong thời gian này, ngân hàng cho vay đa số là các hộ sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống như: nuôi heo, nuôi gà, sản xuất hoa màu, nuôi cá bè, sản xuất những mặt hàng thiết yếu…tuy nhiên, do những điều kiện khách quan cũng đã ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng. Dịch cúm gia cầm kéo dài, thời tiết khắc nghiệt làm cho việc sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hơn nữa giá cả một số mặt hàng thiết yếu gia tăng nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận mang lại không cao thậm chí bị lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên việc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các đơn vị sản xuất này không đạt được hiệu quả.

Ngược lại, đối với khoản thu nợ trung-dài hạn lại tăng vào năm 2005. Khoản thu nợ trung-dài hạn tăng là do trong thời gian này có nhiều chính sách ưu

đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn nên phần lớn các khách hàng của chi nhánh trả nợ đúng và trước thời hạn cho ngân hàng do đó doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên, thêm vào đó trong năm này tình hình kinh tế của tỉnh nhà có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2006, tình hình thu nợ đối với khoản vay trung-dài

này nguyên nhân cũng một phần là do trong năm doanh số cho vay trung-dài hạn giảm xuống rất nhanh kéo theo doanh số thu nợ trung-dài hạn giảm xuống, mặt khác, do chi nhánh thu hẹp dần khoản đầu tư vào cho vay trung-dài hạn nhất là

đối với thành phần quốc doanh.

4.4.2. Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm (2004-2006) (2004-2006)

Doanh số thu nợ là một trong những yếu tố thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như của khách hàng. Do đó ta cũng cần phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế để phần nào thấy được hiệu quả kinh doanh của hai thành phần kinh tế hiện nay.

Về cơ cấu thì doanh số thu nợ của thành phần quốc doanh qua ba năm tại chi nhánh chiếm tỷ lệ nhỏ, còn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ

trọng khá lớn trên 65% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng bởi vì doanh số cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng cao do đó doanh số thu nợ

cũng chiếm tỷ trọng cao, còn đối với thành phần kinh tế quốc doanh do doanh số

cho vay bị thu hẹp lại nên chiếm tỷ trọng nhỏ do đó doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.

Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)

ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Quốc doanh Ngoài QD DSTN 98.074 176.138 274.212 88.241 174.104 262.345 43.169 87.693 130.862 -9.833 -2.034 -11.867 -10,03 -1,15 -4,33 -45.072 -86.411 -131.483 -51,08 -49,63 -50,12 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Qua bảng 7 ta thấy, khoản thu đối với thành phần ngoài quốc doanh giảm

đều qua ba năm. Đặc biệt năm 2006 khoản thu nợ giảm xuống khá nhiều giảm 49,63% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng

số cho vay của năm 2006 giảm so với năm 2005, bên cạnh đó một phần là do các món vay trong năm đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng xin gia hạn nợ làm cho tình hình thu nợ giảm đi. Đa số thành phần ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả nên ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với thành phần này, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ cũng làm cho doanh số

thu nợ của ngân hàng giảm đi.

Đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì tình hình thu nợ cũng diễn ra tương tự thành phần ngoài quốc doanh đó là khoản thu nợ giảm đều qua các năm. Và cũng giống như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2006, tình hình thu nợ của ngân hàng lại giảm khá nhanh, giảm 45.072 triệu đồng so với năm 2005. Đối với thành phần quốc doanh mặc dù được sự tín nhiệm của ngân hàng trong quá trình cho vay nhưng các thành phần này vẫn còn hạn chế về mặt tài sản thế chấp vì vậy khi các công ty này kinh doanh không hiệu quả sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong quá trình giải quyết tài sản thế chấp. Ngoài ra do các công ty vay vốn kinh doanh không hiệu quả, làm cho nợ quá hạn kéo dài khó thu hồi như Công ty Công trình Giao thông 5, Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 586…Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản gặp khó khăn do các ngành đánh bắt xa bờ có năng suất thấp, giá cả bất lợi, hiệu quả khai thác kém nên cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách đối với ngân hàng làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng giảm xuống.

Tóm lại: Tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh được thể hiện từ

doanh lợi thu được từ phương án, dự án đó. Hoạt động của ngân hàng cũng vậy, thường gắn liền với hoạt động của khách hàng vay vốn. Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cao thì việc trả nợ cho ngân hàng sẽ trôi chảy, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên, ngược lại thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm xuống. Đối với tình hình thu nợ của NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang trong ba năm qua còn thấp vì vậy các cán bộ tín dụng cần đẩy mạnh công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay nhất là những khách hàng có nguồn trả nợ

thực hiện tốt việc trả nợ vốn vay.

4.5. Phân tích tình hình dư nợ của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ với mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho vay khó mà thực hiện được, nếu dư nợ cao gần bằng doanh số cho vay thì ngân hàng sẽ không đủ tiền để phát vay cho chu kỳ tiếp theo, hay nói cách khác vòng vay vốn bị chậm lại, dễ dàng gây ra sự tắc nghẽn trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng của tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả

như thế nào đến thời điểm quyết toán cuối năm. Dư nợ cho vay còn phản ánh mức đầu tư vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

4.5.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)

Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang qua ba năm đối với dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung-dài hạn.

Năm 2004, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 62,94% trong tổng dư nợ, ngược lại tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn chiếm 37,06%. Sang năm 2005, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng chiếm 66,47% trong tổng dư nợ, nếu như tỷ trọng dư nợ

ngắn hạn tăng thì trong năm này tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn lại giảm xuống chiếm 33,53%. Đến năm 2006, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 68,37% trong tổng dư nợ, trái lại, tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn lại vẫn tiếp tục giảm nhẹ chiếm 31,63% trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Tuy nhiên, tổng dư nợ tăng đều đặn qua các năm, điều này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn TDH Dư nợ 212.353 125.059 337.412 281.282 141.915 423.197 333.520 154.278 487.798 68.929 16.856 85.785 32,46 13,48 25,42 52.230 12.363 64.601 18,57 8,71 15,26 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Yếu tố làm tăng tổng dư nợ là dư nợ ngắn hạn, mặc dù dư nợ trung và dài hạn cũng tăng qua ba năm nhưng chiếm phần lớn vẫn là dư nợ ngắn hạn.

Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tổng dư nợ là do doanh số cho vay gia tăng trong khi đó doanh số thu nợ lại giảm xuống. Ngoài ra chi nhánh đã huy

động được nhiều khách hàng lớn, có uy tín nên ngân hàng đầu tư vào những dự

án có hiệu quả, đặc biệt là những khoản vay ngắn hạn, mở rộng quy mô hoạt

động sản xuất kinh doanh, đồng thời chi nhánh mở thêm thị phần hoạt động cho những khoản đầu tư như: công trình xây dựng cơ bản, xây lắp…với lãi suất ưu

đãi. Mặt khác, ngân hàng cũng đáp ứng kịp thời những khoản đầu tư chi tiêu ngắn hạn, tạm thời của các hộ kinh doanh, các trang trại… từ đó làm tăng tổng dư nợ của ngân hàng.

4.5.2. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm (2004-2006) (2004-2006)

Xét về kết cấu, nhìn chung, dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng

đối với thành phần ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợđối với thành phần quốc doanh. Đây là thành phần kinh tế có dư nợ cao nhất tại ngân hàng chiếm tỷ trọng trên 80% tổng dư nợ qua ba năm.

Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Quốc doanh Ngoài QD Dư nợ 103.740 233.672 337.412 68.927 354.270 423.197 41.778 446.020 487.798 -34.813 120.598 85.785 -33,56 51,61 25,36 -27.149 91.750 64.601 -39,39 25,90 15,26 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Dư nợ theo thành phần kinh tế tăng qua ba năm trong đó dư nợ đối với thành phần ngoài quốc doanh chiếm đa số. Sự tăng trưởng này chứng tỏ ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.

Qua ba năm dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh đều giảm. Sự sụt giảm này là bởi vì thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nên số lượng các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn ngày càng ít đi. Ngoài ra, việc tuân thủ nghiêm chỉnh giới hạn dư nợ trung ương giao và chú trọng dư nợ có tài sản đảm bảo cũng đã làm cho dư nợđối với thành phần quốc doanh giảm đi. Khác với thành phần doanh nghiệp quốc doanh thì dư nợ đối với thành phần ngoài quốc doanh tăng rất nhanh. Dư nợ ngoài quốc doanh tăng nhanh chóng như

vậy là do chính sách phát triển kinh tế của đất nước, triển khai thực hiện mô hình theo dự án hiện đại hóa đất nước, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở kinh doanh thuộc ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến phục vụ xuất khẩu, chủ động liên hệ, tiếp xúc, đàm phán và đi

đến thiết lập quan hệ với doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào khu công nghiệp Mỹ Tho, khu công nghiệp Tân Hương, mở rộng cho đến các hộ tư nhân cá thể

ngoài quốc doanh. Hơn nữa, hiện nay thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II nên doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từđó nhu cầu vốn cũng tăng theo, mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân và kinh tế cá thể

cũng chiếm đa số trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, và do thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phục vụ Tết khá lớn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải tăng cường quản lý các món vay này vì đầu tư vào thành phần này rủi ro thường cao do đa phần họ sản xuất tự phát, theo mùa vụ, ít có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và sổ sách thường không đầy đủ, minh bạch nên ngân hàng khó mà đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này.

Tóm lại: Tổng dư nợ của chi nhánh qua ba năm 2004, 2005, 2006 tăng trưởng cao chứng tỏ rằng quy mô hoạt động của ngân hàng khá rộng, đăc biệt là dư nợ ngoài quốc doanh cao gấp nhiều lần so với dư nợ quốc doanh điều này tương ứng với việc chi nhánh đã nỗ lực rất lớn trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng ngoài quốc doanh nhằm bù đắp sự giảm dư nợ các doanh nghiệp quốc doanh.

4.6. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THÔNG QUA NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)

Vấn đề giải quyết nợ xấu làm lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng thương mại từ lâu đã được Chính phủ, ngành ngân hàng cũng như các đơn vị hữu quan xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay. Bởi vì sự yếu kém của các ngân hàng thương mại sẽ có tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 47)