Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 27)

3.3.2.1. Phòng Tín dụng

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với mỗi khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong mọi quan hệ, xem xét quyết định cho vay theo phân cấp ủy quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị, kiểm tra tài sản, đảm bảo nợ vay, mở sổ theo dõi thu nợ, thu lãi, cấp phát vốn và cấp phát tín dụng.

- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh dự thầu…

3.3.2.2. Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng

- Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định đối với các dự án, các khoản vay, bảo lãnh; quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh cho khách hàng.

- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, giới hạn tín dụng, xếp loại khách hàng, phân loại nợ.

- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

3.3.2.3. Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn

- Chăm lo phát triển nguồn vốn huy động, quản lý cân đối nguồn vốn huy

động đểđáp ứng yêu cầu và đảm bảo hiệu quả.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệđảm bảo đúng pháp luật và kinh doanh có lãi.

- Thực hiện chức năng thống kê, tổng hợp và thông tin tín dụng.

3.3.2.4. Phòng Thanh toán quốc tế

- Thực hiện chức năng dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng, thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, chuyển tiền quốc tế, phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh

- Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế…

3.3.2.5. Phòng Tài chính-Kế toán, Dịch vụ khách hàng và Tổ điện toán

- Phòng Tài chính- Kế toán: tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chếđộ báo cáo kế toán.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: phụ trách tiếp thị, giao dịch và quản lý tài khoản của khách hàng, thực hiện thanh toán theo chếđộ, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền…

- Tổ điện toán: phụ trách quản lý mạng máy vi tính, tổng hợp dữ liệu, vận hành và điều hành công tác điện toán toàn chi nhánh.

3.3.2.6. Phòng Tổ chức hành chính, Tổ ngân quỹ và Tổ kiểm tra nội bộ

- Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, tuyển dụng, nâng lương, thi đua khen thưởng…Thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh. - Tổ ngân quỹ: quản lý kho, quản lý tiền mặt và các loại tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng và các công việc liên quan đến kho và quỹ tiền mặt tại chi nhánh.

- Tổ kiểm tra nội bộ: phụ trách kiểm soát toàn bộ hoạt động của chi nhánh theo quy chế, quy trình tổng kiểm soát. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TIỀN GIANG QUA BA NĂM (2004-2006)

Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng, qua đó giúp cho nhà phân tích hạn chếđược những khoản chi bất hợp lý và từđó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 1: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Thu nhập Chi phí Lợi nhuận 21.252 12.744 8.508 85.332 68.886 16.446 100.058 82.684 17.376 64.080 56.142 7.938 301,52 440,54 93,30 14.726 13.798 930 17,26 20,03 5,65 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Qua bảng 1 ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng lên đồng bộ với thu nhập và chi phí qua ba năm, điều này thể hiện rõ qua hình sau:

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm (04-06) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1. Về thu nhập: tăng qua ba năm, năm 2005 tăng 301,52% hay tăng 64.080 triệu đồng so với năm 2004 với thu nhập là 21.252 triệu đồng. Năm 2006 64.080 triệu đồng so với năm 2004 với thu nhập là 21.252 triệu đồng. Năm 2006 thu nhập mà ngân hàng đạt được là 100.058 triệu đồng tăng thêm 14.726 triệu

đồng hay tăng 17,26% so với năm 2005. Nguồn thu nhập của ngân hàng tăng qua ba năm chủ yếu là do thu từ lãi cho vay tương ứng với việc cho vay của ngân hàng tăng qua ba năm. Ngoài ra, do ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp đã hạn

chếđược việc thu nợ kéo dài như chủđộng nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến

hạn từđó phát huy được vòng vay của vốn. 3.4.2. Về chi phí: năm 2004 chi phí mà ngân hàng phải chi ra là 12.744 triệu

đồng, năm 2005 tăng thêm 56.142 triệu đồng tức tăng 440,54% với chi phí là 68.886 triệu đồng. Sở dĩ chi phí tăng cao như vậy là do trong năm chi nhánh đã phải trích dự phòng rủi ro với số tiền trích hơn 15 tỷđồng. Đến năm 2006 chi phí là 82.684 triệu đồng, tăng 13.798 triệu đồng hay tăng 20.03%. Chi phí tăng chủ

yếu là chi từ hoạt động tín dụng và tiền gửi, chi cho việc mua sắm máy móc, thiết bị, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đóng trên địa bàn đã làm cho chi phí của ngân hàng tăng cao do phải tăng lãi suất huy động.

3.4.3. Về lợi nhuận

Bất kỳ một ngân hàng, một tổ chức kinh tế hay tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển đều bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất là vấn đề quyết định và đây chính là

điều phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sử dụng vốn.

Trong ba năm qua lợi nhuận của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tiền Giang tương đối cao và ổn định. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên ngân hàng. Tính đến cuối năm 2006 sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế ngân sách Nhà nước hơn 4,8 tỷ đồng thì lợi nhuận của ngân hàng là 17.376 triệu đồng.

Tóm lại: qua ba năm tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có biểu hiện ngày càng tốt, càng cho thấy sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) BA NĂM (2004-2006)

4.1.1. Sơ lược về tình hình nguồn vốn của chi nhánh

Bản chất của hoạt động ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn do đó nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng là một vấn đềđược các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt

động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Vì vậy, nguồn vốn không những đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá mà còn mang tính quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép ngân hàng biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Trong đó, mỗi một khoản mục nguồn vốn có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau...Do đó, phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy được một cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng và thấy được xu hướng biến động của nó, từđó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để kịp thời có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.

Hình 3: Kết cấu nguồn vốn của chi nhánh qua ba năm (04-06)

97.86 2.14 98.18 1.82 VỐN HUY ĐỘNG VỐN TỰ CÓ Năm 2006 Năm 2005 98.44 1.56 Năm 2004

Trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ trọng vốn huy động chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Qua ba năm tỷ trọng vốn huy động chiếm trên 97% điều này chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn và cũng đồng nghĩa với uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng lên đối với khách hàng.

Nguồn vốn của ngân hàng ngoài vốn huy động là nguồn vốn chính thì vốn tự có của ngân hàng cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo

đối với các khoản nợ của khách hàng.

Dựa vào biểu đồ kết cấu nguồn vốn ta thấy vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Mặc dù vốn tự có chiếm tỉ trọng nhỏ trong

Tuy nhiên, xét về tỷ lệ vốn huy động trên vốn tự có thì ta thấy rằng chỉ số

vốn huy động trên vốn tự có khá lớn, ngân hàng đã huy động gấp 62,93 lần vào cuối năm 2004, gấp 45,72 lần vào cuối năm 2005 và gấp 53,83 lần vào cuối năm 2006, so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (20 lần) thì ngân hàng đã huy động vượt mức cho phép, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi vì khi vốn huy động trên vốn tự có tăng vượt mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng không cân đối vốn, khi ngân hàng dùng vốn huy động cho vay nhiều mà không thu hồi kịp thì ngân hàng sẽ dùng vốn tự có để đáp ứng yêu cầu thanh toán cho khách hàng vì vốn tự có có chức năng bảo vệ cho khách hàng. Tuy nhiên, vốn tự có quá ít nên không đáp ứng được khả

năng thanh khoản của ngân hàng dẫn đến rủi ro tiềm ẩn. Do đó ngân hàng cần có biện pháp tăng vốn tự có hơn nữa để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tóm lại: Nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm, đã góp phần vào việc mở rộng, đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa các khách hàng, phù hợp với chiến lược phát triển của cả ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng thương mại hoạt động, ngân hàng huy động bằng nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đồng thời mở rộng các nghiệp vụ

có liên quan.

Hay nói cách khác, ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khi huy động vốn các ngân hàng thương mại có trách nhiệm phải hoàn trả cho khách hàng đúng hạn và đầy đủ cả

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.TG của các TCKT -Không kỳ hạn -Có kỳ hạn 2.TG tiết kiệm -Không kỳ hạn -Có kỳ hạn 3.Phát hành KP,TP 4.TG của các TCTD khác Tổng VHĐ 235.073 224.272 10.801 324.917 9.501 315.416 110.820 1.207 672.017 229.689 197.366 32.323 496.812 1.955 494.857 42.947 1.317 770.765 279.091 254.561 24.530 602.175 2.417 599.758 6.408 47.777 935.451 -5.384 -26.906 21.522 171.895 -7.546 179.441 -67.873 110 98.748 -2,3 -12 199,3 52,9 -79,4 56,9 -61,3 9,1 14,69 49.402 57.195 -7.793 105.363 462 104.901 -36.539 46.460 164.686 21,5 28,9 -24,1 21,2 23,6 21,2 -85,1 3528 21,4 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Trước đây nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là do ngân sách nhà nước cấp phát cho vay nên huy động vốn không nhiều. Tuy nhiên, từ năm 1995 ngân hàng chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp, hoạt động như một ngân hàng thương mại thì đã mở rộng mạng lưới huy động thích hợp, đảm bảo cho việc kinh doanh đa năng tổng hợp. Việc phát triển theo chiều sâu, đa dạng hóa các hoạt động của ngân hàng ngày càng giúp cho ngân hàng hoạt động có kết quả

hơn trong việc huy động vốn cũng như cho vay vốn.

kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động, mặc dù trong năm các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện nhiều chính sách huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút nhiều khách hàng, làm sôi động thị trường huy động vốn, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, tiếp tục phát huy những ưu điểm trong huy động vốn nên vẫn giữđược nguồn vốn và tăng trưởng ổn định, thực hiện cân

đối, điều hành nguồn vốn có hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử dụng vốn và thanh toán cho khách hàng.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Loại tiền gửi này bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những nục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tếđa phần là tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền gửi này không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm mục đích thanh toán, chi trả

trong kinh doanh do đó lãi suất của hình thức huy động này thường thấp hơn các hình thức huy động khác nên nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí thấp. Những năm qua Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang đã đẩy mạnh huy động vốn từ tiền gửi này, mặt khác ngân hàng có quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, từ doanh nghiệp Nhà nước đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên ngân hàng có một lợi thế rất lớn trong việc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 27)