Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, nguồn vốn hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiệp vụ
này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ rất nhạy cảm với môi trường kinh tế-xã hội-chính trị.
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % DSCV DSTN Dư nợ 279.479 274.212 337.412 348.130 262.345 423.197 195.463 130.862 487.798 68.651 -11.867 85.785 24,56 -4,33 25,42 -152.667 -131.483 64.601 -43,85 -50,12 15,26 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
- Doanh số cho vay của ngân hàng qua ba năm không ổn định, đặc biệt là năm 2006 doanh số cho vay này giảm xuống rất nhiều. Sự tăng, giảm của doanh số cho vay là do ngân hàng thực hiện theo chỉ đạo của trung ương về cơ cấu lại dư nợ tín dụng.
- Đi đôi với công tác cho vay điều cũng cần quan tâm của tất cả các ngân hàng thương mại đó chính là công tác thu nợ. Việc thu hồi nợ tốt sẽđảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Qua bảng 2 ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng giảm liên tục qua ba năm đặc biệt là năm 2006 giảm đáng kể. Sự sụt giảm này là do khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn
đến tình trạng ngân hàng không thu hồi được nợ.
- Về tình hình dư nợ: dư nợ của ngân hàng liên tục tăng qua ba năm và dư
nợ luôn lớn hơn doanh số cho vay vì doanh số cho vay chỉ tính cho kỳ phân tích còn dư nợ bao gồm cả dư nợ của kỳ trước. Sự tăng trưởng này là phù hợp với tốc
Tình hình cho vay của chi nhánh đã phản ánh khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, do bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích chi tiết tình hình cho vay của chi nhánh.
4.3. Phân tích doanh số cho vay tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Các doanh nghiệp sau khi sản xuất sản phẩm thì phải tìm thị trường tiêu thụ
hay nói cách khác hơn là tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngân hàng cũng vậy sau khi huy động vốn cũng phải tìm “thị trường” để cho nguồn vốn lưu thông, vấn đề là cho vay như thế nào đểđồng vốn lưu thông có hiệu quả.
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Xét về kết cấu thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, tỷ
trọng trung bình của khoản vay ngắn hạn qua ba năm chiếm gần 90% trong tổng doanh số cho vay, điều này cho thấy chi nhánh rất chú trọng vào khoản vay ngắn hạn. Còn đối với khoản cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng không nhiều, chủ
yếu là khách hàng vay để mua đất xây nhà, mua nhà, sửa chữa nhà, đóng xà lan nên chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh số cho vay. Thực tế cho thấy rằng tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng.
Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM(2004-2006) ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn TDH DSCV 256.137 23.342 279.479 300.915 47.215 310.915 177.373 18.090 195.463 44.778 23.873 68.651 17,48 102,27 24,56 -123.542 -29.125 -152.667 -41,06 -61,67 -43,85 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Nhìn chung doanh số cho vay của chi nhánh NHĐT&PT Tiền Giang qua ba năm có sự biến động không đồng nhất, tăng vào năm 2005 và giảm vào năm 2006. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn doanh số cho vay trung-dài hạn, đặc biệt là vào năm 2005 doanh số cho vay tăng rất nhanh trong đó tốc độ tăng của khoản vay trung-dài hạn tăng rất nhanh, tăng 102,27% so với năm trước đó là do ngân hàng tích cực tìm kiếm khách hàng và giải quyết tốt đầu
ra, cho vay những dự án mang tính hiệu quả cao, có khả năng hoàn vốn nhanh, nhưng sự tăng lên của khoản vay trung-dài hạn không đáng kể so với sự tăng
trưởng của khoản vay ngắn hạn.
Doanh số cho vay tăng do trong những năm qua ngân hàng đã tập trung nguồn vốn duy trì tín dụng đối với những khách hàng lớn, truyền thống của chi nhánh như cho vay xuất nhập khẩu trong đó có xuất khẩu gạo, thủy sản, ngân hàng cho vay với số lượng nhiều và với mức lãi suất hợp lý. Đồng thời, ngân hàng giải ngân kịp thời cho các dự án đã ký hợp đồng tín dụng với khách hàng nhằm đảm bảo phục vụđủ vốn giúp cho các dự án cho vay sớm đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, ngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng đủ điều kiện vay vốn, có khả năng cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường, những dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ tốt. Đồng thời, mở rộng dịch vụ tín dụng đến với khách hàng là cá nhân để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, từ bảng số liệu ta thấy ngân hàng tập trung nhiều vào khoản vay ngắn hạn hơn là khoản vay trung-dài hạn bởi vì ngân hàng mong muốn hoạt động trong môi trường ít rủi ro, từđó tỷ trọng khoản đầu tư trung-dài hạn giảm đi nhiều và chú trọng đến khoản cho vay ngắn hạn như: cho vay cán bộ
công nhân viên, cho vay du lịch, cho vay cải tạo vườn tạp, mua phân bón, hóa chất phục vụ cho nông nghiệp, và trong thời gian này các doanh nghiệp vay vào mục đích ngắn hạn như: sản xuất bánh kẹo, kinh doanh tạp hóa, nuôi tôm, nuôi heo, nuôi cá bè, trả lương cán bộ công nhân viên…và ngoài ra cho vay ngắn hạn thì hồ sơ, thủ tục đơn giản, lãi suất phù hợp với từng món vay nên dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng.
Sang năm 2006, do cả doanh số cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn đều giảm nên làm cho tổng doanh số cho vay của ngân hàng giảm xuống đáng kể, trong đó cho vay ngắn hạn giảm 41,06% và cho vay trung-dài hạn giảm 61,67%.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2006 chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc thực hiện cơ cấu lại khách hàng, dư nợ tín dụng đặc biệt là đối với khoản cho vay trung và dài hạn với cơ
cấu trung dài hạn trên tổng dư nợ nhỏ hơn 40%, điều này làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn giảm xuống nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất
4.3.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua ba năm (2004-2006) (2004-2006)
Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang luôn mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế để vừa
đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro.
Về cơ cấu, trong ba năm qua tỷ trọng các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá lớn trong tổng doanh số cho vay năm 2004 là 55,4%, đến năm 2005 chiếm tỷ trọng là 71,63% và đến năm 2006 thành phần này chiếm 62,89%, trong khi đó thành phần kinh tế quốc doanh là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và là khách hàng truyền thống của ngân hàng lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn khoảng 37% trong tổng doanh số cho vay. Nhận thấy rằng, trong ba năm qua tỷ trọng các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng, đạt được điều này là do thực hiện chủ trương đẩy mạnh cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảng 5:TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM(2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Quốc doanh Ngoài QD DSCV 124.646 154.833 279.479 98.764 249.366 348.130 72.528 122.935 195.463 -25.882 94.533 68.651 -20,76 61,05 24,56 -26.236 -126.431 -152.667 -26,56 -50,70 -43,85 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Qua bảng 5 cho thấy doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh giảm liên tục qua ba năm. Bởi vì các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng ít đi do thực hiện cổ phần hóa nên ngân hàng phải xem xét lựa chọn những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả và cho vay đối với những khách hàng lớn và thường xuyên của ngân hàng như Công ty chăn nuôi Tiền Giang, Công ty Dược và vật tư y tế Tiền Giang, Công ty khai thác và cung cấp nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang…mặt khác, thành phần này còn hạn chế về khả năng thế chấp tài sản.
Ngược lại, đối với thành phần ngoài quốc doanh thì doanh số cho vay lại tăng vào năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tăng cường tiếp thị mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có thể nói trong thời gian này các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nên nhận được sựưu ái đầu tư của ngân hàng. Ngoài ra, đối tượng này đa số
là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần điển hình là Công ty cổ phần Nhựa Mêkông, Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco, Công ty cổ phần Thủy sản Vinh Quang đều là những khách hàng lớn của ngân hàng. Hơn nữa, phần lớn thành phần này có năng lực tài chính và vốn tự có cao, có tài sản thế chấp, cầm cố có giá trị lớn, mà theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Vì thế, với mức vốn tự có cao và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của thành phần này tham gia càng lớn điều đó chứng tỏ họ quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó ngân hàng cho vay đối với thành phần này nhiều dẫn đến doanh số cho vay tăng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể cũng được ngân hàng chú ý vì cho vay đối với đối tượng này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được vay với điều kiện giá trị tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo của họ
lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay. Trái lại, đến năm 2006 doanh số
cho vay giảm là do thực hiện cơ cấu giảm cho vay trung và dài hạn, trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa số là vay trung và dài hạn.
Tóm lại: Trong những năm qua, cơ cấu cho vay của NHĐT&PT Tiền Giang có nhiều thay đổi, đặc biệt chú trọng đối với cho vay ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn. Đối với thành phần kinh tế cũng có nhiều thay đổi, tỉ trọng
doanh số cho vay thiên về thành phần ngoài quốc doanh hơn. Điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu theo chính sách tín dụng mở là mở rộng cho vay đối với thành kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay với mọi loại hình kinh tế, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn luôn quan tâm đến thành phần kinh tế quốc doanh vì đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) (2004-2006)
Nếu như doanh số cho vay phản ánh qui mô tín dụng của ngân hàng thì doanh số thu nợ là chỉ tiêu để thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng, doanh số cho vay cao chưa hẳn là tốt mà phải xem xét đến việc thu nợ, chính vì vậy doanh số thu nợ là nhân tố phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.4.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Ta biết rằng việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Vì vậy, xem xét việc thu hồi nợ của ngân hàng thông qua tỷ trọng cũng sẽ phản ánh được phần nào khả năng thu nợ của ngân hàng.
Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, hơn nữa do thời gian cho vay ngắn và sự hấp dẫn từ lợi nhuận làm cho tín dụng ngắn hạn có ưu thế hơn do đó thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2004 tỉ trọng thu nợ ngắn hạn chiếm 86,27% trong tổng doanh số thu nợ, tiếp tục đến năm 2005 thì tỷ trọng thu nợ ngắn hạn lại giảm xuống chỉ còn 85,45% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, đến năm 2006 tỷ trọng này lại tăng lên là 92,4%. Không giống như tỷ trọng đối với doanh số thu nợ ngắn hạn, đối với doanh số thu nợ trung-dài hạn thì tỷ trọng chiếm rất nhỏ, tỷ trọng trung bình của khoản vay này qua ba năm chỉ khoảng 12% trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng.
Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng giảm đều qua ba năm đặc biệt giảm mạnh vào năm 2006, giảm 131.483 triệu đồng là do doanh số thu nợ ngắn
hạn và trung-dài hạn đều giảm. Và tình hình thu nợ của ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn TDH DSTN 236.554 37.658 274.212 224.168 38.177 262.345 120.913 9.949 130.862 -12.386 519 -11.867 -8,84 17,14 -4,33 -103.255 -28.228 -131.483 -43,06 -73,94 -50,12 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Qua bảng 6, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm đều qua ba năm trong đó giảm nhiều nhất là vào năm 2006, giảm 103.255 triệu đồng là vì trong thời gian này, ngân hàng cho vay đa số là các hộ sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống như: nuôi heo, nuôi gà, sản xuất hoa màu, nuôi cá bè, sản xuất những mặt hàng thiết yếu…tuy nhiên, do những điều kiện khách quan cũng đã ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng. Dịch cúm gia cầm kéo dài, thời tiết khắc nghiệt làm cho việc sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hơn nữa giá cả một số mặt hàng thiết yếu gia tăng nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận mang lại không cao thậm chí bị lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên việc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các đơn vị sản xuất này không đạt được hiệu quả.
Ngược lại, đối với khoản thu nợ trung-dài hạn lại tăng vào năm 2005. Khoản thu nợ trung-dài hạn tăng là do trong thời gian này có nhiều chính sách ưu
đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn nên phần lớn các khách hàng của chi nhánh trả nợ đúng và trước thời hạn cho ngân hàng do đó doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên, thêm vào đó trong năm này tình hình kinh tế của tỉnh nhà có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm