Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 49 - 50)

(2004-2006)

Doanh số thu nợ là một trong những yếu tố thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như của khách hàng. Do đó ta cũng cần phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế để phần nào thấy được hiệu quả kinh doanh của hai thành phần kinh tế hiện nay.

Về cơ cấu thì doanh số thu nợ của thành phần quốc doanh qua ba năm tại chi nhánh chiếm tỷ lệ nhỏ, còn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ

trọng khá lớn trên 65% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng bởi vì doanh số cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng cao do đó doanh số thu nợ

cũng chiếm tỷ trọng cao, còn đối với thành phần kinh tế quốc doanh do doanh số

cho vay bị thu hẹp lại nên chiếm tỷ trọng nhỏ do đó doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.

Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)

ĐVT:Triệu đồng Chênh lệch Năm 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Quốc doanh Ngoài QD DSTN 98.074 176.138 274.212 88.241 174.104 262.345 43.169 87.693 130.862 -9.833 -2.034 -11.867 -10,03 -1,15 -4,33 -45.072 -86.411 -131.483 -51,08 -49,63 -50,12 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)

Qua bảng 7 ta thấy, khoản thu đối với thành phần ngoài quốc doanh giảm

đều qua ba năm. Đặc biệt năm 2006 khoản thu nợ giảm xuống khá nhiều giảm 49,63% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng

số cho vay của năm 2006 giảm so với năm 2005, bên cạnh đó một phần là do các món vay trong năm đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng xin gia hạn nợ làm cho tình hình thu nợ giảm đi. Đa số thành phần ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả nên ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với thành phần này, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ cũng làm cho doanh số

thu nợ của ngân hàng giảm đi.

Đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì tình hình thu nợ cũng diễn ra tương tự thành phần ngoài quốc doanh đó là khoản thu nợ giảm đều qua các năm. Và cũng giống như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2006, tình hình thu nợ của ngân hàng lại giảm khá nhanh, giảm 45.072 triệu đồng so với năm 2005. Đối với thành phần quốc doanh mặc dù được sự tín nhiệm của ngân hàng trong quá trình cho vay nhưng các thành phần này vẫn còn hạn chế về mặt tài sản thế chấp vì vậy khi các công ty này kinh doanh không hiệu quả sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong quá trình giải quyết tài sản thế chấp. Ngoài ra do các công ty vay vốn kinh doanh không hiệu quả, làm cho nợ quá hạn kéo dài khó thu hồi như Công ty Công trình Giao thông 5, Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 586…Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản gặp khó khăn do các ngành đánh bắt xa bờ có năng suất thấp, giá cả bất lợi, hiệu quả khai thác kém nên cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách đối với ngân hàng làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng giảm xuống.

Tóm lại: Tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh được thể hiện từ

doanh lợi thu được từ phương án, dự án đó. Hoạt động của ngân hàng cũng vậy, thường gắn liền với hoạt động của khách hàng vay vốn. Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cao thì việc trả nợ cho ngân hàng sẽ trôi chảy, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên, ngược lại thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm xuống. Đối với tình hình thu nợ của NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang trong ba năm qua còn thấp vì vậy các cán bộ tín dụng cần đẩy mạnh công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay nhất là những khách hàng có nguồn trả nợ

thực hiện tốt việc trả nợ vốn vay.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)