4.3.1.Nợ quá hạn của từng đối tượng theo thời gian:
Nợ quá hạn là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác động sâu sắc đến quan hệ kinh tế trong xã hội. Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan nhưng dù bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng gây ra những rủi ro. Nợ quá hạn luôn là mối quan tâm thường xuyên của các ngân hàng thương mại. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của ngân hàng. Trước tiên ta sẽ phân tích nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất.
4.3.1.1. Nợ quá hạn ngắn hạn: Bảng 15. NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 ĐỐI TƯỢNG Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt - - - - - - - - - - 2. Chăn nuôi 5 0,86 14 1,95 38 6,88 9 180,00 24 171,43 3. Kinh tế tổng hợp 570 98,28 433 60,39 488 88,41 -137 -24,04 55 12,70 4. Sửa chữa máy NN - - - - - - - - - 5. TTCN - Dịch vụ 5 0,86 270 37,66 26 4,71 265 5.300,00 -244 -90,37 Tổng cộng 580 100,00 717 100,00 552 100,00 137 23,62 -165 -23,01 Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm qua là ổn định. Năm 2004 nợ quá hạn ngắn hạn là 580 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nợ quá hạn của đối tượng KTTH là 570 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất lớn 98,28% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Do lúc đầu mới áp dụng mô hình KTTH còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật nên hiệu quả chưa cao khiến nợ quá hạn của nó chiếm tỷ trọng cao, mặt khác doanh số cho vay đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng đáng kể 61,17% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, vì vậy mà nợ
quá hạn của nó cũng lớn hơn các đối tượng khác. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay ngắn hạn, mô hình KTTH là lĩnh vực hoạt động có thể tận dụng
được chi phí và có tính linh hoạt tuy nhiên cũng chính vì vậy mà ngân hàng đã khó quản lý được vốn cho vay do việc đầu tư không chỉ tập trung vào một đối tượng. Ngoài ra, chăn nuôi và TTCN - dịch vụ cũng có nợ quá hạn nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể 0,86% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn, con số này không đáng lo ngại vì việc xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng là chuyện không xa lạ đối với bất kỳ ngân hàng nào. Nhưng nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng khi con số này lớn đáng kể. Sang năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn là 717 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn của KTTH giảm nhẹ 24,04% so với năm 2004 và vẫn còn cao với 433 triệu đồng, chiếm 60,39% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm. Nợ quá hạn có phần giảm xuống là vì mô hình KTTH có hiệu quả hơn do huyện có tổ chức tư vấn và có nhiều chương trình giải đáp thắc mắc cho người dân, theo thời gian trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Tuy vậy do sự biến động giá của cá da trơn, cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở heo cho nên nợ quá hạn của lĩnh vực KTTH trong năm 2005 là còn cao. Từ đó ta cũng thấy được việc sản xuất của các hộ nông dân còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá cả thị trường. Từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về TTCN - dịch vụ thì nợ quá hạn trong năm 2005 chiếm 37,66% trong tổng nợ quá hạn, tăng hơn rất nhiều so với năm 2004 đạt 5.300,00% về tốc độ tăng. Do doanh số cho vay lĩnh vực này cũng tăng lên, nhưng nguyên nhân chính là do việc làm ăn thua lỗ của lò gạch Phúc Quỳnh xã Tân Lược đã không hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đối với ngành chăn nuôi thì nợ quá hạn là 14 triệu đồng, tăng hơn năm 2004 là 180,00%. Nguyên nhân do dịch cúm H5N1 nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của toàn huyện, những người chăn nuôi gia cầm như gà, vịt đã bị chao đảo, bấp bênh do giá gia cầm giảm mạnh, thị trường tiêu thụ bị tắc nghẽn do Chính phủ có lệnh cấm buôn bán mặt hàng là gia cầm dẫn đến người vay chăn nuôi không thể trả nợ ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng. Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2006 có phần giảm xuống đáng kể từ 717 triệu đồng năm 2005 thì sang năm 2006 còn 552 triệu đồng tức giảm 23,01% trong đó chủ yếu là do nợ quá hạn TTCN - dịch vụ giảm đáng kể, nợ quá hạn của nó là 26 triệu đồng, giảm 90,37% so với năm 2005, do ngân
hàng đã có nhiều cố gắng trong khâu thẩm định, giám sát nợ vay và đẩy mạnh công tác thu nợ một cách sát sao. Trong khi đó nợ quá hạn chăn nuôi tiếp tục tăng 171,43%, điều này cũng không nằm ngoài nguyên nhân do tác động dịch cúm gia cầm và vì cho đến thời điểm này bệnh dịch cúm gia cầm chưa được khắc phục.
Để đánh giá rủi ro tín dụng người ta thường dung tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ, tỷ lệ này phản ánh có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Nó nói lên hiệu quả của việc đầu tư tín dụng, tỷ lệ này càng nhỏ thì hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả, thường nhỏ hơn 2 là tốt.
Bảng 16. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ NGẮN HẠN ĐVT: Triệu đồng NỢ QUÁ HẠN DƯ NỢ NGẮN HẠN NỢ QUÁ HẠN/DƯ NỢ (%) ĐỐI TƯỢNG 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 1. Trồng trọt - - - 301 426 279 0,00 0,00 0,00 2. Chăn nuôi 5 14 38 6.153 6.021 6.329 0,08 0,23 0,60 3. Kinh tế tổng hợp 570 433 488 107.402 117.532 139.014 0,53 0,37 0,35 4. Sửa chữa máy NN - - - 1.702 1.569 1.413 0,00 0,00 0,00 5. TTCN - Dịch vụ 5 270 26 22.905 30.475 31.965 0,02 0,89 0,08 Tổng cộng 580 717 552 138.463 156.023 179.000 0,42 0,46 0,31 Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn có sự biến động tăng giảm mạnh qua 3 năm, tỷ số nợ quá hạn trên dư nợ có biến động tăng giảm nhưng tỷ số này rất thấp.
Đối với chăn nuôi, nợ quá hạn tăng cao trong khi dư nợ có giảm xuống trong năm 2005, mặc dù năm 2006 có tăng nhưng tỷ số nợ quá hạn trên dư nợ là thấp và nằm trong phạm vi cho phép. Ngành chăn nuôi là lĩnh vực được ngân hàng rất quan tâm và là một trong những mặt mạnh của bà con nông dân trong huyện, góp phần giảm bớt hộ nghèo ở địa phương. Tuy nhiên do còn là một ngành nghề phát triển một cách tự phát, quy mô nhỏ nên khó giám sát món vay, cộng thêm dịch bệnh luôn là mối đe doạ thường xuyên của khách hàng và ngân hàng. Cần trang bị kiến thức về chăn nuôi cho bà con nông dân để phần nào giảm bớt rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người dân cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Về KTTH, mặc dù nợ quá hạn có tăng có giảm trong 3 năm nhưng tỷ số nợ quá hạn trên dư nợ giảm xuống qua 3 năm. Năm 2004 tỷ số này là 0,53%, năm
2005 là 0,37%, đến năm 2006 là 0,35%. Điều này cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực KTTH, đây là một ngành phát triển trong huyện, ngân hàng cần chú trọng để không những mở rộng cho vay mà còn cho vay có hiệu quả hơn.
Về TTCN - dịch vụ những năm qua khá an toàn nếu xét về tổng thể. Năm 2004 nợ quá hạn trên dư nợ là 0,02% nhưng đến năm 2005 lên đến 0,89%, do một số bộ phận làm ăn thua lỗ, buôn bán ế ẩm, tuy nhiên đến năm 2006 con số này giảm xuống 0,08%. Chứng tỏ ngân hàng đã tăng cường giám sát từng món vay và có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả đối với cho vay TTCN - dịch vụ. Nhìn chung nợ quá hạn trong những năm qua mặc dù không ổn định lắm nhưng những năm qua ngân hàng đã làm tốt công tác mở rộng tín dụng vào những lĩnh vực mới. Sự mạnh dạn của ngân hàng đã có kết quả. Tuy nhiên công tác thu nợ còn gặp một số bất cập khách quan lẫn chủ quan, điều này đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn có sự biến động tăng đôi chút. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,31% so với năm 2005 là 0,46% và năm 2004 là 0,42%. Tỷ lệ này thấp và nằm trong phạm vi cho phép cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng không những được mở rộng mà còn có chất lượng. Mặc dù vậy không nên chủ quan mà cần phải đưa ra những chiến lược mới phù hợp với tình hình cụ thể.
4.3.1.2. Nợ quá hạn trung – dài hạn:
Bảng 17. NỢ QUÁ HẠN TRUNG – DÀI HẠN
ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 ĐỐI TƯỢNG Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 3 10,00 19 1,74 34 3,50 16 533,33 15 78,95 2. Điện 23 76,67 151 13,84 - 0,00 128 556,52 -151 -100,00 3. Máy nông nghiệp 4 13,33 613 56,19 529 54,48 609 15.225,00 -84 -13,70
4. XD, sửa chữa nhà - 0,00 217 19,89 236 24,30 217 - 19 8,76 5. Chăn nuôi - 0,00 46 4,22 67 6,90 46 - 21 45,65 6. Khác - 0,00 45 4,12 105 10,81 45 - 60 133,33
Tổng cộng 30 100,00 1.091 100,00 971 100,00 1.061 3.536,67 -120 -11,00
Nguồn: phòng kế toán
Ta thấy trong năm 2005 nợ quá hạn trung – dài hạn tăng mạnh và giảm nhẹ trong năm 2006. Năm 2004 nợ quá hạn trung – dài hạn là 30 triệu đồng nhưng đến năm 2005 thì lại tăng cao, cụ thể đạt 1.091 triệu đồng tăng 1.061 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 3.536,67% so với năm 2004. Nguyên nhân là do nợ
quá hạn của tất cả các khoản mục đều tăng cao so với năm trước. Nợ quá hạn của cải tạo vườn là 19 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng là 533,33% so với năm 2004, nguyên nhân trong năm này giá của sầu riêng, măng cụt, chôm chôm…khi vào mùa đã bị dội chợ, do sự cạnh tranh trái cây từ các tỉnh khác nên làm giá giảm mạnh.
Còn về kéo điện trong năm 2005 cũng tăng rất cao 151 triệu đồng, tăng 128 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 556,52% so với năm 2004. Cho vay kéo điện là một trong những hình thức góp phần điện khí hoá nông thôn, là một hình thức cho vay tiêu dung, không nhằm mục đích kinh doanh nên không đem lại lợi nhuận trực tiếp từ đồng vốn vay, do đó một bộ phận người dân đi vay nhưng đến hạn trả nợ thì không đủ khả năng dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng.
Nợ quá hạn cho vay lĩnh vực máy nông nghiệp cũng tăng cao, năm 2004 chỉ 4 triệu đồng nhưng đến năm 2005 là 613 triệu đồng, tăng 609 triệu, tương ứng tốc độ tăng 15.225,00%. Nguyên nhân là do trước đây máy nông nghiệp ở Bình Minh rất nổi tiếng, ở các huyện, tỉnh khác cũng thuê máy nông nghiệp ở Bình Minh. Thế nhưng những năm gần đây hầu như huyện nào cũng có đội máy nông nghiệp, thị trường bị thu hẹp trong huyện nhà nên lợi nhuận thu lại không cao. Từ đó ảnh hưởng làm tăng nợ quá hạn của ngân hàng.
Về xây dựng, sửa chữa nhà thì năm 2004 không phát sinh nợ quá hạn, nhưng đến năm 2005 thì tăng 217 triệu đồng. Đây cũng là một hình thức cho vay tiêu dung, đồng thời trong năm người dân chậm trễ trong việc trả nợ. Đến năm 2006 con số này là 236 triệu đồng tức tăng 19 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 8,76%, mặc dù giá lúa trong năm không thấp lắm nhưng người dân lại chậm trễ trong việc trả nợ ngân hàng, vì vậy cần theo dõi, đôn đốc việc trả nợ tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
Về chăn nuôi trong năm 2004 cũng không phát sinh nợ quá hạn, đến năm 2005 là 46 triệu đồng, năm 2006 là 67 triệu đồng tăng 21 triệu đồng hay tăng 45,65% so với năm 2005. Nguyên nhân là do một vài năm trước đây giá dê giống rất mắc, khoảng 500.000 đồng/kg, người dân đã ồ ạt chuyển từ chăn nuôi heo sang nuôi dê. Nhưng thời điểm hiện tại trên thị trường giá dê giống đã giảm xuống thấp không chênh lệch mấy so với giá dê thịt, chỉ ở khoảng 25.000 đồng/kg. Do
thị trường biến động như vậy đã làm cho một bộ phận người dân lao đao vì lỗ giá xuống thấp lại không tìm được thị trường tiêu thụ kéo theo nợ quá hạn trong chăn nuôi trung – dài hạn của ngân hàng tăng lên.
Để thấy được rủi ro trong cho vay trung – dài hạn ta xét tỷ lệ nợ quá hạn trung – dài hạn:
Bảng 18. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ TRUNG - DÀI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
NỢ QUÁ HẠN DƯ NỢ TRUNG - DÀI HẠN NỢ QUÁ HẠN/DƯ NỢ (%)
ĐỐI TƯỢNG 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006
1. Cải tạo vườn 3 19 34 1.461 1.134 858 0,21 1,68 3,96 2. Điện 23 151 - 409 215 12 5,62 70,23 0,00 3. Máy nông nghiệp 4 613 529 62.102 53.506 47.984 0,01 1,15 1,10
4. XD, sửa chữa nhà - 217 236 22.873 20.048 21.300 0,00 1,08 1,11 5. Chăn nuôi - 46 67 7.621 9.193 8.362 0,00 0,50 0,80 6. TTCN - dịch vụ - - - 1.954 7.567 8.818 0,00 0,00 0,00 7. Khác - 45 105 4.153 4.366 4.515 0,00 1,03 2,33 Tổng cộng 30 1091 971 100.573 96.029 91.849 0,03 1,14 1,06 Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng trên ta thấy trong những năm qua, nợ quá hạn có tăng đáng kể tuy nhiên một cách tổng quát tỷ số nợ quá hạn trung - hạn tương là đối thấp.
Về cải tạo vườn nợ quá hạn tăng với tốc độ cao làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng. Cụ thể năm 2004 là 0,21%, năm 2005 tăng lên 1,68% đến năm 2006 là 3,96%. Điều này phản ánh việc cho vay đối tượng vườn có hiệu quả không cao do việc xoá bỏ vườn tạp, lập vườn mới vào giai đoạn kiến thiết là còn đang trong giai đoạn chăm sóc, thu hoạch ruộng năm đầu năng suất không cao, điều này làm hạn chế khả năng trả nợ đối với những món nợ có thời hạn không phù hợp với thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Trong thời gian tới ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để đồng vốn cho vay đạt được hiệu quả và hạn chế nợ quá hạn bằng cách ngân hàng cần có chính sách thời hạn cho phù hợp với từng loại cây, tùy từng giai đoạn cây trồng.
Về điện thì nợ quá hạn tăng với tốc độ cao làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng mạnh, năm 2004 là 5,62%, sang năm 2005 là 70,23%. Đây là ngành không thu lợi nhuận trực tiếp nên ngân hàng khó thu hồi vốn, là khoản cho vay mà ngân hàng thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên nhằm mục đích cải tạo, điện khí hoá
nông thôn. Vì vậy mà hiệu quả tín dụng rất thấp. Đến năm 2006 tỷ lệ này đã giảm xuống mức tối đa.
Về máy nông nghiệp nợ quá hạn có biến động tăng rất mạnh năm 2005 nhưng đến năm 2006 có phần giảm xuống và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tương ứng với tình hình nợ quá hạn. Cụ thể năm 2004 là 0,01%, năm 2005 là 1,15% và năm 2006 là