Phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Minh (Trang 34 - 37)

Ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian tiền tệ vốn. NHNo & PTNT Bình Minh có nguồn vốn huy động được từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế khác nhau với những hình thức khác nhau. Cuối cùng bằng nguồn vốn huy động được ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ trong huyện. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình ngân hàng đã thật sự thân thiết với bà

con nông dân, được bà con nông dân coi là người bạn đồng hành. Hoạt động tín dụng của ngân hàng những năm qua phát triển khá tốt. Thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân, nợ quá hạn, ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trước hết ta hãy xem qua về tình hình chung của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2005/2004 CHÊNH L2006/2005 ỆCH NỘI DUNG N2004 ĂM N2005 ĂM N2006 ĂM Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 293.559 397.413 399.035 103.854 35,38 1.622 0,41

2.Doanh số thu nợ 303.525 384.397 380.238 80.872 26,64 -4.159 -1,08

3. Dư nợ bình quân 242.487 245.544 261.451 3.058 1,26 15.907 6,48

4. Dư nợ 239.036 252.052 270.849 13.016 5,45 18.797 7,46

5. Dư nợ quá hạn 610 1.808 1.523 1.198 196,39 -285 -15,76

Nguồn: Phòng kế toán

Doanh số cho vay hàng năm tăng dần và ở mức khá cao, phản ánh sự cố gắng của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vốn trong nông nghiệp, kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Năm 2005 doanh số cho vay là 397.413 triệu đồng, tăng 35,38% so với năm 2004. Đến năm 2006 con số này tiếp tục tăng với tốc độ 0,41% so với năm 2005. Sở dĩ doanh số cho vay tăng cao trong năm 2005 là do ngân hàng đã tăng mức cho vay. Trước đây, một công ruộng chỉ được vay tối đa là 600.000 đồng/vụ và một công vườn chỉ được vay tối đa là 1.500.000 đồng/năm thì đến những năm gần đây, ngân hàng cho vay 1000.000 đồng/công/vụ đối với ruộng và 2000.000 đồng/công/năm đối với vườn.

Tóm lại doanh số cho vay qua 3 năm đã không ngừng tăng lên, tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, để có thể tồn tại và phát triển thì vốn là một trong những điều kiện cần thiết trong mọi hoạt động kinh doanh. Vì vậy cần mở rộng hoạt động tín dụng hơn để đưa ngân hàng phát triển rộng hơn nữa đồng thời để đáp ứng nhu cầu về vốn cho người dân.

Doanh số thu nợ nhìn chung có bước chuyển biến mạnh. Đặc biệt là năm 2005 với doanh số thu nợ là 384.397 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 26,64%. Sang năm 2006, doanh số thu nợ có phần giảm xuống, chỉ đạt 380.238 triệu đồng

tức tỷ lệ giảm 1,08% so với năm trước, tuy nhiên tốc độ giảm như vậy là không đáng kể. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, không những ngân hàng đã chăm lo mở rộng hoạt động tín dụng mà còn quan tâm, cố gắng bám sát, theo dõi các khoản tín dụng nhằm bảo toàn đồng vốn tín dụng ngân hàng đã tài trợ. Chính vì vậy mà nhìn chung công tác thu nợ của ngân hàng là đã có hiệu quả.

Về dư nợ của ngân hàng thì có sự tăng trưởng đều qua 3 năm. Năm 2005 là 252.052 triệu đồng, tức là tăng với tốc độ 5,45% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì dư nợ lại cũng vẫn giữ được chiều hướng tăng lên, cụ thể là tăng thêm 7,46% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng đã mở rộng tín dụng, mạnh dạn đầu tư vào các dự án, gia tăng cho vay trung và dài hạn. Dư nợ của ngân hàng ngày càng gia tăng, một mặt phản ánh có sự cố gắng của ngân hàng trong công tác cho vay, mặt khác còn phản ánh những bất cập trong công tác cho vay của ngân hàng, đó là bởi vì dư nợ tăng bao gồm cả những khoản nợ chưa đến hạn và nợ quá hạn.

Trong năm 2005, nợ quá hạn ở mức rất cao 1.808 triệu đồng và tăng với tốc độ nhanh 196,39% so với năm 2004. Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân thì nợ quá hạn cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng này quả là một sự báo động đáng phải quan tâm. Sở dĩ nợ quá hạn tăng nhanh trong năm 2005 là do ngành nông nghiệp có đặc thù là luôn phải chịu nhiều thiên tai, hạn hán, sâu hại như bệnh rầy nâu, sâu cuốn lá ở lúa, đốm vằn ở đậu phộng, dịch bệnh như lở mồm long móng ở heo, dịch cúm H5N1 ở gia cầm…, thêm vào đó là sự biến động của giá cả thị trường. Bên cạnh đó khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Mặt khác do số lượng cán bộ tín dụng hạn chế, một cán bộ phải quản lý ít nhất một xã, có cán bộ phải quản lý đến hai, ba xã. Cán bộ phải đảm nhiệm nhiều công việc từ việc tìm khách hàng, lập hồ sơ, thẩm định, giám sát thu nợ, thu lãi, báo nợ quá hạn,…cho nhiều khách hàng. Thêm vào đó đường xá đi lại khó khăn, có những nơi không thể đi xe mà cán bộ tín dụng phải đi bộ hàng cây số. Vì vậy mà ảnh hưởng đến việc mở rộng và đảm bảo chất lượng tín dụng. Sang năm 2006, nợ quá hạn còn 1.523 triệu đồng, giảm 285 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 15,76% so với 2005, nợ quá hạn có phần giảm xuống là do ngân hàng đã có nhiều biện pháp khắc phục những nguyên nhân chủ quan làm cho nợ quá hạn tăng. Tuy nhiên con

số này vẫn còn cao, cần tiếp tục quan tâm, khắc phục những hạn chế, chấn chỉnh, đổi mới để làm giảm nợ quá hạn nhanh chóng.

Để hiểu rõ hơn nữa về hoạt động tín dụng của ngân hàng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ của từng đối tượng theo thời gian và theo địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT huyện Bình Minh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Minh (Trang 34 - 37)