Để thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ thì NHNo & PTNT huyện Bình Minh cũng như bao ngân hàng khác, luôn quan tâm đến việc tạo ra được một nguồn vốn để đảm bảo ngân hàng hoạt động có hiệu quả, tiến trình kinh doanh được trôi chảy và thuận lợi. Trong thời gian qua, NHNo & PTNT Bình Minh bên cạnh việc mở rộng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đã ra sức huy động vốn để tạo nguồn vốn kinh doanh cho mình. Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn với mạng lưới rộng khắp toàn huyện, nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp huy động vốn như: mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiền gửi thanh toán…để thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”.
Cụ thể hơn, ta sẽ xem xét tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐVT: Triệu đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Vốn huy động 134.840 54,69 159.108 61,61 148.025 52,76 24.268 18,00 -11.083 -6,97 1. TG kho bạc 36.170 14,67 52.718 20,41 31.527 11,24 16.548 45,75 -21.191 -40,20 2. TG tổ chức TD 38 0,02 50 0,02 80 0,03 12 31,58 30 60,00 3. TG khách hàng 3.281 1,33 2.777 1,08 4.488 1,60 -504 -15,36 1.711 61,61 4. TG tiết kiệm 88.502 35,90 97.301 37,67 92.806 33,08 8.799 9,94 -4.495 -4,62 - TGTK không kỳ hạn 2.480 1,01 2.959 1,15 4.119 1,47 479 19,31 1.160 39,20 - TGTK có kỳ hạn 86.022 34,89 94.342 36,53 88.687 31,61 8.320 9,67 -5.655 -5,99 5. TG khác 3.943 1,60 806 0,31 366 0,13 -3.137 -79,56 -440 -54,59 6. Phát hành CCTG 2.906 1,18 5.456 2,11 18.758 6,69 2.550 87,75 13.302 243,80 - Ngắn hạn 716 0,29 2 0,00 15.739 5,61 -714 -99,72 15.737 786.850,00 - Trung - dài hạn 2.190 0,89 5.454 2,11 3.019 1,08 3.264 149,04 -2.435 -44,65 II. Vốn điều chuyển 111.697 45,31 99.158 38,39 132.529 47,24 -12.539 -11,23 33.371 33,65 Tổng nguồn vốn 246.537 100,00 258.266 100,00 280.554 100,00 11.729 4,76 22.288 8,63 Nguồn: phòng kế toán Phát hành CCTG: phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Qua số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng năm sau tăng và tăng cao hơn so với năm trước, trong đó vốn huy động và vốn điều chuyển thì có sự biến động có tăng, có giảm qua 3 năm.
Năm 2004 tổng nguồn vốn là 246.537 triệu đồng, trong đó vốn huy động chiếm 54,69% tổng nguồn vốn. Trong vốn huy động thì vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn 35,90% trên tổng nguồn vốn, bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. Hình thức này nhằm thu hút và huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư. Kế đến là tiền gửi kho bạc nhà nước cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong vốn huy động và chiếm 14,67% trong tổng nguồn vốn, hình thức huy động vốn này cũng rất quan trọng để hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy cần có những hình thức huy động vốn hấp dẫn hơn để ngày càng huy động được nhiều vốn. Trong năm, vốn điều chuyển là 111.697 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,31% trên tổng nguồn vốn. Vốn điều chuyển là vốn được chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống, sử dụng vốn điều chuyển ít sẽ có lợi vì chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng nhỏ hơn chi phí điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.
Sang năm 2005, tổng nguồn vốn là 258.266 triệu đồng tăng 4,76% so với năm 2004. Trong đó vốn huy động tăng đáng kể đạt 159.108 triệu đồng và tăng 18,00%. Vốn huy động tăng cho thấy đời sống của người dân được nâng cao và chi nhánh hoạt động có hiệu quả hơn, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân ngày một tăng, tạo điều kiện để ngân hàng đáp ứng nhu cầu của những người thiếu vốn, cần vốn. Do NHNo & PTNT huyện Bình Minh là một tổ chức tín dụng mang tính chất vừa cho vay vừa hỗ trợ, do đó huy động vốn từ tiền gửi kho bạc nhà nước ảnh hưởng và phụ thuộc vào chính sách, quy định của chính phủ. Vì vậy, vốn huy động từ tiền gửi của kho bạc nhà nước tăng lên rất mạnh, năm 2005 là 52.718 triệu đồng, tăng 45,75% so với năm trước là do nguồn nhà nước chi trả cho huyện Bình Minh để đền bù khu công nghiệp Mỹ Hòa. Nhưng trong thời gian chờ giải quyết nên đã gửi vào ngân hàng làm cho vốn huy động từ đối tượng này tăng lên.
Huy động vốn từ việc nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong năm 2005 cũng tăng lên, cụ thể là tăng 12 triệu đồng tương ứng tăng 31,58%. Các cơ quan hành chính sự nghiệp, phòng giáo dục, ban quản lý dự án, các cơ quan BHXH,
BHYT chưa có nhu cầu sử dụng vốn hiện có nên gửi vào ngân hàng, một mặt là để thu được lợi nhuận từ lãi suất tiền gửi, mặt khác là để đảm bảo an toàn cho khoản tiền này. Chính vì vậy mà vốn huy động từ đối tượng này tăng lên trong năm 2005. Ngược lại tiền gửi thanh toán đạt 2.777 triệu đồng, giảm 504 triệu đồng tương đương tốc độ giảm là 15,36%. Sở dĩ là do sự cạnh tranh với các ngân hàng khác về phương tiện, các sản phẩm, dịch vụ mới ngày càng hiện đại, nhanh gọn hiệu quả. Một khi nền kinh tế phát triển thì đời sống của con người được nâng lên và nhu cầu đòi hỏi thỏa mãn cao hơn, vì vậy cần đổi mới để thu hút khách hàng.
Nói đến vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm luôn giữ vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn, chiếm 37,67% tổng nguồn vốn trong năm 2005, tăng 8.799 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 9,94% so với năm trước. Để đạt được điều đó thì ngân hàng đã tiến hành đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ nhờ tình hình kinh tế địa phương phát triển, thị trường cây ăn trái như bưởi, xoài, nhãn…ngày càng mở rộng và phát triển. Đồng thời ngân hàng cũng có những chính sách ưu đãi về lãi suất, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có tham dự bốc thăm trúng thưởng và gửi tiền với nhiều kỳ hạn khác nhau phù hợp với hình thức kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, việc phát hành CCTG cũng sụt giảm đáng kể. Điều này không chứng minh được rằng đời sống của người dân đã sút giảm hay người dân mất lòng tin nơi ngân hàng, mà vì người dân trong huyện tập trung vốn vào việc sản xuất, kinh doanh nên không có vốn mua các loại CCTG. Hơn nữa, CCTG thì không linh hoạt như tiền gửi và khi cần vốn thường bán lại với giá rẻ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể.
Ta thấy ngược lại với vốn huy động, vốn điều chuyển lại giảm xuống còn 99.158 triệu đồng tức là giảm 11,23%. Do công tác huy động vốn tại chỗ trong năm 2005 tốt hơn năm trước do đó vốn điều chuyển giảm xuống. Trường hợp nguồn vốn huy động tại chỗ không đạt chỉ tiêu, Chi nhánh sẽ nhận được nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên nhưng như vậy Chi nhánh sẽ phải trả phí cao hơn là huy động vốn tại chỗ. Vì thế, một khi công tác huy động vốn tốt, ngân hàng sẽ giảm vốn điều chuyển để giảm bớt chi phí. Trong năm vốn điều chuyển giảm xuống, tuy nhiên vẫn đảm bảo được nguồn vốn vay của ngân hàng, do vốn
điều chuyển giảm nhưng thấp hơn mức tăng của vốn huy động. Vốn điều chuyển giảm mà vẫn đảm bảo được tổng nguồn vốn tăng, điều này là có lợi cho ngân hàng.
Qua năm 2006, tổng nguồn vốn đạt 280.554 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 8,63%. Tuy nhiên ta thấy rằng vốn huy động lại giảm xuống còn 148.025 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 6,97%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm và dịch bệnh như lở mồm long móng ở heo, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi và làm giảm nhu cầu về vốn phục vụ chăn nuôi của nông dân. Tiền gửi kho bạc giảm 21.191 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 40,20%, nhưng tiền gửi của tổ chức tín dụng và tiền gửi thanh toán thì có tăng cao khoảng 60- 61%, do ngân hàng đã chủ động nâng mức lãi suất phù hợp với các ngân hàng khác. Tiền gửi tiết kiệm có phần giảm xuống 4,62% con số này là không lớn. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến việc tăng lãi suất trong phạm vi có thể và có những chính sách khuyến mãi thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong 3 năm, việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong năm 2006 là cao nhất và tăng với tốc độ 243,80%, do người dân ngày càng tin tưởng vào ngân hàng hơn và họ thấy được lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng khi có tiền nhàn rỗi, khi đó tiền của họ vừa được an toàn, lại sinh lợi hơn là cất tiền vào tủ. Thêm vào đó lãi suất tiền gửi của ngân hàng luôn linh hoạt, phù hợp với lãi suất thị trường và luôn ở mức cạnh tranh, do đó phát hành chứng chỉ tiền gửi tăng lên.
Trong năm 2006, tổng nguồn vốn là 280.554 triệu đồng thì vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng 47,24% trên tổng nguồn vốn, tăng 33,65% so với năm trước. Do vốn huy động giảm xuống và để đảm bảo được nguồn vốn thì phải tăng vốn điều chuyển.