Kiến nghị về công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và

Một phần của tài liệu Phát triển của công ty Thông tin di động (VMS) (Trang 73 - 75)

định kết quả.

Thứ nhất, tại Công ty và các Trung tâm cần phải có sự hạch toán thống

nhất khi có nghiệp vụ phát sinh doanh thu, chi phí xảy ra. Tại Công ty, khi phát sinh nghiệp vụ bán bộ trọn gói và thẻ nạp tiền nên được thực hiện hạch toán giống như ở các Trung tâm thay cho cách hạch toán như hiện nay, tức là ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện. Có TK 33311 Thuế GTGT đầu ra.

Việc sử dụng TK 3387 trong hạch toán mà không sử dụng TK 511312 (như các hạch toán đang sử dụng hiện nay) là để giảm bớt sự không chính xác khi ghi nhận trước khoản doanh thu nhận trước của khách hàng và tạo nên sự thống nhất trong phương pháp hạch toán kế toán của toàn Công ty.

Thứ hai, về việc hạch toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện từ TK

3387 sang TK 511312 cần căn cứ trên số liệu mà Trung tâm tính cước và đối soát cước cung cấp thay vì căn cứ trên số lượng bộ trọn gói và thẻ trước bán ra như hiện nay. Hiện nay, tại Trung tâm vào cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện việc kết chuyển để xác định doanh thu như sau:

Nợ TK 3387 Doanh thu nhận trước.

Có TK 33611 Phải trả về SXKD – cước IDD thu hội VNPT. Có TK 336311 Phải trả cước với bưu điện tỉnh – cước 108. Có TK 511312 Doanh thu cước dịch vụ trả trước.

(TK 3387 cuối kỳ không có số dư)

Bên cạnh đó, cuối kỳ kế toán, Trung tâm tính cước và đối soát cước gửi thông báo cước phát sinh của các thuê báo để tiến hành đối soát. Do đó, Công

ty nên xem xét, khi cung cấp mã thẻ trả trước và mã sim cho từng Trung tâm cần cung cấp cho Trung tâm tính cước thông tin về mã thẻ nào thì cung cấp cho Trung tâm nào. Từ đó, Trung tâm tính cước cần theo dõi cước phát sinh theo mã đó để xem với những mã thẻ đó, việc phát sinh cước trong tháng là bao nhiêu để từ đó tổng hợp nên cước phát sinh của mỗi Trung tâm. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được với hệ thống tính cước thông qua phần mềm máy tính như hiện nay. Sau đó, đến cuối tháng, Trung tâm tính cước tổng hợp cước phát sinh của tất cả các mã thẻ của từng Trung tâm và cung cấp số liệu về cước phí này để Trung tâm tiến hành hạch toán kết chuyển từ TK 3387 sang TK 511312. Cụ thể như sau:

Nợ TK 3387 – Số cước phát sinh của các thuê bao trả trước trong tháng.

Có TK 33611 Phải trả về SXKD – cước IDD thu hội VNPT. Có TK 336311 Phải trả cước với bưu điện tỉnh – cước 108. Có TK 511312 Doanh thu cước dịch vụ trả trước.

Cuối kỳ, TK 3387 có số dư là tổng số tiền các bộ trả trước, thẻ nạp tiền đã bán nhưng chưa phát sinh cước. Thực hiện hạch toán theo quy trình này sẽ đảm bảo được nguyên tác doanh thu phù hợp với chi phí và tuân thủ chuẩn mực số 14 của Bộ tài chính về doanh thu và thu nhập khác.

Thứ ba, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu từ Công ty

đến Trung tâm thì vào cuối kỳ kế toán khi kết chuyển doanh thu về Công ty, Trung tâm nên thực hiện nghiệp vụ kết chuyển tách riêng tổng doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu thành 2 nghiệp vụ riêng biệt chứ không chỉ thực hiện 1 nghiệp vụ kết chuyển doanh thu thuần như hiện nay. Cụ thể, vào cuối kỳ kế toán,kế toán tại Trung tâm không thực hiện nghiệp vụ kết chuyển từ các khoản giảm trừ doanh thu sang doanh thu thuần mà thực hiện 2 nghiệp vụ:

Nợ TK 511, 512 Có TK 33611

Và Nợ TK 33611

Có TK 521, 531, 532

Việc hạch toán này sẽ tương ứng với 2 nghiệp vụ kết chuyển doanh thu ở Công ty:

Nợ TK 13611 Có TK 511, 512 Và Nợ TK 521, 531, 532

Có TK 13611

Thứ tư, tại Công ty khi hạch toán nghiệp vụ có thêm khách hàng mới

đăng ký dịch vụ thông tin di động, Công ty nên xác định hai bộ phận doanh thu: doanh thu bán hàng hóa (simcard) và doanh thu cung cấp dịch vụ di động thay vì xem toàn bộ doanh thu thu được là doanh thu cung cấp dịch vụ di động như hiện nay. Phần doanh thu bán hàng hóa sẽ được hạch toán số tiền đúng bằng giá vốn của bộ simcard đó.

Thứ năm, tại Công ty khi hạch toán nghiệp vụ phản ánh chi phí thu

mua hàng hóa, thay vì phản ánh vào TK 15478 như hiện nay, kế toán tại Công ty và tại Trung tâm nên ghi:

Nợ TK 1562 Chi phí mua hàng. Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 331…

Vào cuối kỳ kế toán, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển chi phí mua hàng sang TK 632 – Giá vốn hàng bán để xác định chi phí của hoạt động mua bán hàng hóa. Điều này là hợp lý vì chi phí mua hàng là chi phí phát sinh của nghiệp vụ mua bán hàng hóa, nó tạo nên giá vốn của hàng hóa đã bán.

Một phần của tài liệu Phát triển của công ty Thông tin di động (VMS) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w