Kiến nghị về tài khoản

Một phần của tài liệu Phát triển của công ty Thông tin di động (VMS) (Trang 68)

Để cung cấp thông tin cụ thể chi tiết hơn về từng khoản mục chi phí của Công ty trong giá vón hàng bán, Công ty nên thực hiện mở chi tiết đối với TK 632 theo hướng mở chi tiết như đối với TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hiện nay, Công ty đang mở chi tiết TK 632 thành các TK sau:

- TK 6321 – Giá vốn hoạt động kinh doanh.

- TK 6322 – Hao hụt mất mát HTK.

- TK 6323 – Dự phòng giảm giá HTK

- TK 6324 – Các chi phí vượt định mức

- TK 6328 – Chi phí khác

Vì vậy, kiến nghị Công ty nên thực hiện mở chi tiết TK 632 theo các mục sau:

- TK 6322 – Giá vốn hoạt động bán hàng hóa. - TK 6323 – Hao hụt mất mát HTK. - TK 6324 – Dự phòng giảm giá HTK. - TK 6325 - Các chi phí vượt định mức. - TK 6328 – Chi phí khác. 3.2.3 Kiến nghị về sổ kế toán.

Tại văn phòng Công ty nên thiết kế thêm mẫu sổ cái của các tài khoản tổng hợp như sổ cái TK 154, sổ cái TK 632,... Việc thiết kế thêm các sổ cái này sẽ giúp thể hiện sổ tổng cộng của các tài khoản chi tiết. Việc thiết kế thêm các sổ cái này giúp cho nhà quản lý có được cái nhìn tổng quát về các thông tin kinh tế, tài chính của Công ty, giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra số liệu được thuận tiện, dễ dàng và chính xác. Đồng thời, việc đối chiếu số liệu để phát hiện ra sai sót cũng sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng hơn khi kế toán không phải nhặt ra tất cả các khoản để tính số tổng cộng, từ đó, dễ dàng phát hiện sai sót để sửa chữa.

3.2.4 Kiến nghị về báo cáo kế toán dưới góc độ kế toán quản trị

Các báo cáo doanh thu, chi phí được lập tại văn phòng Công ty nên thực hiện có cả chi tiết của từng đơn vị trực thuộc thay vì chỉ bao gồm số tổng của toàn bộ Công ty. Việc lập các báo cáo như vậy sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng trong việc xem xét các báo cáo của Công ty và từ đó có được cái nhìn toàn diện về hoạt động của toàn Công ty.

Bên cạnh báo cáo doanh thu theo từng Trung tâm, Công ty nên tiến hành lập báo cáo doanh thu theo từng gói cước mà công ty cung cấp. Để thực hiện được điều này, Công ty có thể thực hiện chi tiết tài khoản của Công ty theo từng gói cước mà Công ty đang cung cấp, đồng thời Công ty cũng có thể sử

dụng hệ thống sổ chi tiết để theo dõi doanh thu phát sinh của từng gói cước. Mẫu báo cáo

Công ty cần lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí và lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận. Trên cơ sở đó, Công ty cần tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận thông qua hệ thống chỉ tiêu phân tích, gồm:

+ Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí); + Tổng lãi tính trên biến phí;

+ Tỷ suất lãi tính trên biến phí; + Kết cấu chi phí…

Trên cơ sở phân tích đó, Công ty sẽ phân tích, lựa chọn được cơ cấu chi phí phù hợp điều kiện ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ kinh doanh suy thoái hay tăng trưởng cụ thể.

Báo cáo kế toán quản trị lập cho nhà quản lý tại Công ty cần phải được lập để đánh giá được mức độ và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm trực thuộc. Còn báo cáo quản trị lập cho nhà quản lý tại Trung tâm cần phải được lập để đánh giá mức độ và hiệu quả hoạt động của từng tỉnh, thành phố trong phạm vi của Trung tâm đó.

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận của Công ty có thể được lập theo mẫu sau:

BÁO CÁO BỘ PHẬN Năm:…

TT Chỉ tiêu TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 Toàn Công ty

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu

2 Chi phí biến đổi 3 Số dư đảm phí

4 Chi phí cố định bộ phận 5 Số dư bộ phận

6 Chi phí cố định chung 7 Lợi nhuận thuần

Từ báo cáo bộ phận theo mẫu trên, Công ty có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, xác định được sự đóng góp của từng trung tâm đối với toàn Công ty. Theo cách lập báo cáo này, các Trung tâm có mức độ hoạt động lớn sẽ không phải gánh chịu thêm nhiều chi phí cố định chung khi nâng cao mức độ hoạt động. Điều này sẽ đánh được đúng hơn mức độ tăng trưởng của từng Trung tâm trong các thời kỳ. Tương tự mẫu báo cáo bộ phận của Công ty thì mẫu báo cáo bộ phận của từng Trung tâm sẽ theo dõi bộ phận là các tỉnh trực thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm đó. Bên cạnh báo cáo bộ phận, Công ty cũng cần lập các báo cáo theo từng bộ phận kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính như sau: T T Chỉ tiêu TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 Toàn Công ty 1 Doanh thu

2 Số lượng thuê bao 3 Dân số

4 Doanh thu trung bình trên 1000 dân 5 Số thuê bao trung

bình trên 1000 dân

Kế toán tại các Trung tâm thực hiện lập báo cáo doanh thu và số lượng thuê bao như trên nhưng chi tiết theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm. Trên cơ sở báo cáo doanh thu và số lượng thuê bao trên, nhà quản lý có thể thấy được những Trung tâm nào còn nhiều tiềm năng phát triển số lượng thuê bao di động, có tiềm năng phát triển cước thông tin di động hơn nữa . Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng xác định được Trung tâm nào có đóng góp lớn vào doanh thu cước thông tin di động tại Công ty, Trung tâm nào là thị trường trung thành của Công ty…Từ đó, Công

ty có chiến lược marketing, quảng cáo phù hợp nhất với từng thị trường mục tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5 Các kiến nghị khác

3.2.5.1 Kiến nghị về công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả. định kết quả.

Thứ nhất, tại Công ty và các Trung tâm cần phải có sự hạch toán thống

nhất khi có nghiệp vụ phát sinh doanh thu, chi phí xảy ra. Tại Công ty, khi phát sinh nghiệp vụ bán bộ trọn gói và thẻ nạp tiền nên được thực hiện hạch toán giống như ở các Trung tâm thay cho cách hạch toán như hiện nay, tức là ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện. Có TK 33311 Thuế GTGT đầu ra.

Việc sử dụng TK 3387 trong hạch toán mà không sử dụng TK 511312 (như các hạch toán đang sử dụng hiện nay) là để giảm bớt sự không chính xác khi ghi nhận trước khoản doanh thu nhận trước của khách hàng và tạo nên sự thống nhất trong phương pháp hạch toán kế toán của toàn Công ty.

Thứ hai, về việc hạch toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện từ TK

3387 sang TK 511312 cần căn cứ trên số liệu mà Trung tâm tính cước và đối soát cước cung cấp thay vì căn cứ trên số lượng bộ trọn gói và thẻ trước bán ra như hiện nay. Hiện nay, tại Trung tâm vào cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện việc kết chuyển để xác định doanh thu như sau:

Nợ TK 3387 Doanh thu nhận trước.

Có TK 33611 Phải trả về SXKD – cước IDD thu hội VNPT. Có TK 336311 Phải trả cước với bưu điện tỉnh – cước 108. Có TK 511312 Doanh thu cước dịch vụ trả trước.

(TK 3387 cuối kỳ không có số dư)

Bên cạnh đó, cuối kỳ kế toán, Trung tâm tính cước và đối soát cước gửi thông báo cước phát sinh của các thuê báo để tiến hành đối soát. Do đó, Công

ty nên xem xét, khi cung cấp mã thẻ trả trước và mã sim cho từng Trung tâm cần cung cấp cho Trung tâm tính cước thông tin về mã thẻ nào thì cung cấp cho Trung tâm nào. Từ đó, Trung tâm tính cước cần theo dõi cước phát sinh theo mã đó để xem với những mã thẻ đó, việc phát sinh cước trong tháng là bao nhiêu để từ đó tổng hợp nên cước phát sinh của mỗi Trung tâm. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được với hệ thống tính cước thông qua phần mềm máy tính như hiện nay. Sau đó, đến cuối tháng, Trung tâm tính cước tổng hợp cước phát sinh của tất cả các mã thẻ của từng Trung tâm và cung cấp số liệu về cước phí này để Trung tâm tiến hành hạch toán kết chuyển từ TK 3387 sang TK 511312. Cụ thể như sau:

Nợ TK 3387 – Số cước phát sinh của các thuê bao trả trước trong tháng.

Có TK 33611 Phải trả về SXKD – cước IDD thu hội VNPT. Có TK 336311 Phải trả cước với bưu điện tỉnh – cước 108. Có TK 511312 Doanh thu cước dịch vụ trả trước.

Cuối kỳ, TK 3387 có số dư là tổng số tiền các bộ trả trước, thẻ nạp tiền đã bán nhưng chưa phát sinh cước. Thực hiện hạch toán theo quy trình này sẽ đảm bảo được nguyên tác doanh thu phù hợp với chi phí và tuân thủ chuẩn mực số 14 của Bộ tài chính về doanh thu và thu nhập khác.

Thứ ba, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu từ Công ty

đến Trung tâm thì vào cuối kỳ kế toán khi kết chuyển doanh thu về Công ty, Trung tâm nên thực hiện nghiệp vụ kết chuyển tách riêng tổng doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu thành 2 nghiệp vụ riêng biệt chứ không chỉ thực hiện 1 nghiệp vụ kết chuyển doanh thu thuần như hiện nay. Cụ thể, vào cuối kỳ kế toán,kế toán tại Trung tâm không thực hiện nghiệp vụ kết chuyển từ các khoản giảm trừ doanh thu sang doanh thu thuần mà thực hiện 2 nghiệp vụ:

Nợ TK 511, 512 Có TK 33611

Và Nợ TK 33611

Có TK 521, 531, 532

Việc hạch toán này sẽ tương ứng với 2 nghiệp vụ kết chuyển doanh thu ở Công ty:

Nợ TK 13611 Có TK 511, 512 Và Nợ TK 521, 531, 532

Có TK 13611

Thứ tư, tại Công ty khi hạch toán nghiệp vụ có thêm khách hàng mới

đăng ký dịch vụ thông tin di động, Công ty nên xác định hai bộ phận doanh thu: doanh thu bán hàng hóa (simcard) và doanh thu cung cấp dịch vụ di động thay vì xem toàn bộ doanh thu thu được là doanh thu cung cấp dịch vụ di động như hiện nay. Phần doanh thu bán hàng hóa sẽ được hạch toán số tiền đúng bằng giá vốn của bộ simcard đó.

Thứ năm, tại Công ty khi hạch toán nghiệp vụ phản ánh chi phí thu

mua hàng hóa, thay vì phản ánh vào TK 15478 như hiện nay, kế toán tại Công ty và tại Trung tâm nên ghi:

Nợ TK 1562 Chi phí mua hàng. Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 111, 112, 331…

Vào cuối kỳ kế toán, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển chi phí mua hàng sang TK 632 – Giá vốn hàng bán để xác định chi phí của hoạt động mua bán hàng hóa. Điều này là hợp lý vì chi phí mua hàng là chi phí phát sinh của nghiệp vụ mua bán hàng hóa, nó tạo nên giá vốn của hàng hóa đã bán.

3.2.5.2 Kiến nghị về tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán tại Công ty nên có ý kiến với Ban lãnh đạo về tình hình tiến độ làm việc của các phòng ban phối hợp hoạt động với phòng kế toán nói chung và của các phòng kế toán của các trung tâm Ban lãnh đạo có biện pháp khắc phục hiện tượng các báo cáo do các Trung tâm nộp về Công ty không

đúng thời hạn quy định . Yêu cầu kế toán tại các Trung tâm và xí nghiêp thiết kế chủ động có kế hoạch tập hợp và nhập dữ liệu đầy đủ dữ liệu để các có thể in các báo cáo chuyển cho phòng kế toán Công ty kịp thời hạn quy định. Đồng thời, kế toán tại các đơn vị trực thuộc cũng cần phối hợp với các phòng ban trong đơn vị để tập hợp đầy đủ chứng từ, nhanh chóng cập nhập số liệu, không có số liệu để hạch toán, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Trưởng phòng tổ chức của các Trung tâm và xí nghiệp thiết kế có phương án tuyển dụng nhân viên có trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc để tránh gây nghẽn quá trình hạch toán kế toán tại Trung tâm, làm chậm việc lập và nộp các báo cáo tài chính, kế toán theo quy định. Công ty cũng cần quy định rõ chế độ thưởng phạt hợp lý để kích thích người lao động hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao, tăng cường ngân quỹ cho việc đào tạo kế toán sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán máy phục vụ hiệu quả cho công tác diễn ra nhanh chóng, chính xác.

3.2.5.3 Kiến nghị về bộ máy kế toán quản trị

Công ty Thông tin di động là một công ty lớn với nhiều đơn vị trực thuộc, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đồng thời lại hoạt động trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông di động chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác. Trong điều kiện như vậy thì việc xây dựng và duy trì một một bộ máy kế toán quản trị tại Công ty là điều hết sức cần thiết. Bộ máy này sẽ cung cấp thông tin để các nhà quản trị đưa ra các dự toán, thu thập thông tin về quá trình thực hiện các kế hoạch, so sánh thông tin để tìm ra sự chênh lệch, nguyên nhân của sự chênh lệch, từ đó nâng cao chất lượng thông tin tài chính, trợ giúp cho việc quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty. Do sự cần thiết đó mà tại Công ty Thông tin di động cần thiết phải có nhân viên kế toán chuyên thực hiện mảng kế toán quản trị. Nhân viên kế toán quản trị cần phải có sự chuyên sâu về chuyên môn và tách biệt với nhiệm vụ kế toán tài chính. Khi xây dựng bộ máy kế toán quản trị, Công ty cần phải xem xét các vấn đề sau:

Thứ nhất, với công tác quản trị chi phí, ngoài cách phân loại chi phí

theo chức năng của chi phí, Công ty nên thực hiện phân loại chi phí theo nhiều tiêu chí khác như: phân loại cách ứng xử của chi phí (phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi), phân loại theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư (phân loại thành chi phí thích hợp, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm)…Từ các cách phân loại đó, Công ty sẽ sử dụng trong trường hợp cần đưa ra các quyết định về mở rộng hay thu hẹp đầu tư vốn, lựa chọn đơn đặt hàng mang lại hiệu quả cho Công ty, đánh giá đúng đắn mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sử dụng…Điều này đặc biệt phù hợp với Công ty vì như đã phân tích ở chương I, Công ty đang có xu hướng gia tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm dù mức tăng là rất nhỏ nhưng nếu không có sự quan tâm đúng mức thì vấn đề này sẽ không được kiểm soát. Trong kinh doanh, vấn đề tiết kiệm chi phí là rất quan trọng vì nó quyết định việc cạnh tranh với các đối thủ khác dựa vào giá cả và nhất là cơ sở để mở rộng thị trường của Công ty trong điều kiện Công ty đang bị các đối thủ khác cạnh tranh mạnh mẽ về giá cước.

Thứ hai, Công ty cần xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết phù hợp để

tập hợp doanh thu, chi phí theo từng loại hình dịch vụ thông tin di động mà Công ty cung cấp. Dựa vào việc chi tiết các TK đó, Công ty có thể theo dõi

Một phần của tài liệu Phát triển của công ty Thông tin di động (VMS) (Trang 68)