PHẦN II I: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TẠ

Một phần của tài liệu 189 Thực trạng và giải pháp về kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 89 - 94)

- Đề nghi Công ty trích lập dự phòng đúng theo quy định hiện hành.

PHẦN II I: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TẠ

HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TẠI CÔNG TY AASC

I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

1.1 Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm từ công tác kiểm toán tại Công ty AASC

Trải qua hơn 10 năm hoạt động với bề dầy 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán Công ty AASC đã không ngừng phát triển. Mặc dù hoạt động kiểm toán ở nước ta trong thời gian qua chưa thực sự trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu trong nền kinh tế nhưng cũng đã hình thành một cơ chế kiểm soát và đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Cùng với các Công ty kiểm toán khác trong nước như VACO, các Công ty kiểm toán Quốc tế, AASC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường kiểm toán còn rất mới mẻ này.

Với những kết quả đạt được trong thời gian qua phần nào đã chứng tỏ sự thành công vượt bậc của AASC. Ban đầu khi mới thành lập Công ty chỉ có 8 thành viên, vốn hoạt động kinh doanh rất ít ỏi, nay Công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh tới khắp nơi trong cả nước, doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, số lượng nhân viên và cộng tác viên được đào tạo chuyên sâu, có bài bản…

Để đạt được những thành công đó không thể không kể đến vai trò lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty, họ là những người tiên phong trong công cuộc tìm kiếm và mở rộng thị trường, là những người trụ cột chính cho sự phát triển của Công ty. Ban Giám đốc Công ty đã điều hành, điều phối hoạt động tại Văn phòng cũng như tại các Chi nhánh một cách có hiệu quả ; tham chủ động trực tiếp trong việc lập kế hoạch kiểm toán chiến lược cho các Công ty khách hàng và lên kế hoạch kiểm toán cho các Phòng nghiệp vụ; trực tiếp kiểm tra, giám sát

kết quả kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện tại các Công ty khách hàng ; đưa ra các chính sách khuyến khích đối với nhân viên của mình… vì vậy hoạt động của Công ty trong những năm qua luôn đi vào nề nếp và quy củ.

Góp phần vào những thành công của Công ty còn phải kể đến đội ngũ nhân viên lành nghề, đầy nhiệt huyết. Tham gia vào các cuộc kiểm toán của Công ty đều có những kiểm toán viên có trình độ chuyên môn vững vàng. Đội ngũ nhân viên trong trong những năm qua luôn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, cập nhật với những thay đổi của thời đại, làm việc với tinh thần cao, luôn ý thức được trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo uy tín đối với Công ty khách hàng. Đặc biệt với sự trẻ hoá đội hình nhân viên trong những năm gần đây đã giúp Công ty giải quyết được những khó khăn trước đây vì họ có đủ những kiến thức bắt nhịp với thời đại, sẵn sàng đi khắp nơi khi công việc cần.

Mặc dù có những bước tiến lớn trong các lĩnh vực kinh doanh song Công ty AASC không tránh khỏi những khó khăn trong hoạt động kiểm toán:

Một trong những khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Sự ra đời của các Công ty kiểm toán tư nhân cũng như các Công ty kiểm toán có uy tín lâu nay trên thị trường đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững được trên thị trường đồng thời giữ được các khách hàng quen thuộc, Công ty buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ và nhiều khi phải hạ giá phí kiểm toán tới mức rất thấp, điều đó có nghĩa là chất lượng kiểm toán sẽ không thể tốt hơn và doanh thu của Công ty vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Thêm vào đó, về phía Nhà nước, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán vẫn thực sự chưa ổn định. Các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán chưa được ban hành đầy đủ, do vậy Công ty vẫn phải dựa nhiều vào cơ sở các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Các chính sách, chế độ Kế

toán còn nhiều bất cập, mâu thuẫn với thực tế … cũng là những khó khăn trong kiểm toán của Công ty.

Mặt khác, ở nước ta hiện nay nhu cầu kiểm toán đối với các doanh nghiệp là chưa nhiều. Trừ những Công ty có quy mô lớn, các Công ty mà Nhà nước yêu cầu phải kiểm toán bắt buộc mới kiểm toán thì còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa ý thức được nhu cầu kiểm toán đối với họ. Họ luôn có tâm lý cố gắng giữ kín thông tin. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ cho Công ty kiểm toán khi tìm kiếm khách hàng.

Đối với các Công ty được kiểm toán, khi kiểm toán viên tiến hành kiểm toán cũng đã gây cản trở lớn cho Công ty. Ví dụ như thái độ dè dặt, thiếu hợp tác của khách hàng, gây khó dễ đối với kiểm toán viên, hoặc cung cấp các thông tin không chính xác, đầy đủ… Điều này dẫn đến kết quả kiểm toán đã phản ánh không thực sự trung thực, hợp lý, khách quan , có nhiều trường hợp kết quả đó không nhất trí với kết quả kiểm tra của cơ quan thuế. Chính vì vậy mà rủi ro kiểm toán khi tiến hành kiểm toán là rất cao và Công ty cũng đã không ít lần gặp phải những trường hợp như vậy.

Khó khăn nữa trong kiểm toán Công ty khách hàng là hiện nay mặc dù Công ty AASC đã xây dựng quy trình kiểm toán chung cho các khách hàng của mình song quy trình đó vẫn còn nhiều bất cập khi ứng dụng vào thực tế. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên nhiều khi phải sử dụng kinh nghiệm kiểm toán của mình để kiểm toán . Rõ ràng khó khăn này cũng cản trở chất lượng kiểm toán của AASC.

1.2 Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại AASC:

Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ kết thúc niên độ kế toán ngày 31/12/2002 tại khách hàng của AASC (Công ty ABC) cho thấy: thực tế kiểm toán các khoản dự phòng được thực hiện thống nhất theo quy trình kiểm

toán chung cũng như quy trình kiểm toán được AASC xây dựng, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến khâu kết thúc kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán luôn được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình kiểm toán. Công ty AASC đã tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Cụ thể như sau:

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu với việc tiếp cận khách hàng, sau đó là lập kế hoạch kiểm toán. Tiếp cận khách hàng là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận khách hàng là tìm kiếm thêm những khách hàng mới và giữ vững uy tín đối với khách hàng cũ, ngay từ đầu Công ty AASC đã thực hiện tốt công tác này. Bắt đầu là việc gửi thư chào hàng tới các khách hàng kiểm toán, thư chào hàng đơn giản, xúc tích nhưng nêu bật lên được sức thu hút đối với các khách hàng. Việc tiếp cận khách hàng không dập khuôn, máy móc mà linh hoạt tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Thường là Ban lãnh đạo Công ty đảm nhận trách nhiệm này. Thực tế cho thấy việc tiếp cận khách hàng được tiến hành nhanh, gọn, nhanh chóng đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Công ty cũng đã tuân thủ theo luật định hiện hành, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 “Hợp đồng kiểm toán”.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, tính thận trọng nghề nghiệp buộc kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các bước từ thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, về cơ sở pháp lý của khách hàng cho tới việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro trọng yếu. Đối với các khách hàng thường niên, kiểm toán viên thường cập nhật từ hồ sơ kiểm toán chung, các vấn đề thay đổi đều được kiểm toán viên ghi lại (Công ty ABC). Còn đối với các khách hàng mới, kiểm toán viên tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc, quan sát hoạt động của khách hàng, hoặc nhờ chuyên gia khi cần thiết…

Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được tiến hành khá đầy đủ. Các thông tin mới về sự thay đổi HTKSNB đều được kiểm toán viên thu thập và ghi lại.

Mô hình đánh giá mức độ trọng yếu của Công ty được đánh giá hợp lý. Tuy mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu nhưng nhìn chung thực sự hiệu quả trong việc giúp kiểm toán viên định hướng các công việc kiểm toán cũng như việc đưa ra các bút toán điều chỉnh dựa vào mức độ trọng yếu đối với từng khoản mục.

Như vậy, các công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong khâu lập kế hoạch đã tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời phân công công việc cho các kiểm toán viên và lên lịch kiểm toán các khách hàng, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết một cách toàn diện các khoản mục trên Báo cáo tài chính theo quy trình kiểm toán chung đã được xây dựng. Kiểm toán các khoản dự phòng cũng được thiết kế một cách chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Trong quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán luôn bám sát tiến trình thực hiện công việc của các trợ lý để kiểm tra tiến độ thực hiện và chất lượng công việc. Các vấn đề phát hiện luôn được đưa ra thảo luận để tìm ra hướng giải quyết. Kiểm toán viên cũng đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để kiểm toán như quy trình phân tích trên Báo cáo tài chính, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư…

Thực tế khi tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty ABC cho thấy công việc kiểm toán chi tiết thực hiện chưa thực sự đầy đủ. Kiểm toán viên chủ yếu kiểm tra chi tiết tính hợp lý, chính xác của các con số ghi sổ mà chưa thực hiện các thủ tục kiểm tra khác nhằm phát hiện các sai sót như liệu các

khoản dự phòng được lập có thực sự thuộc quyền sở hữu của Công ty hay không, Công ty đã trích lập dự phòng một cách đầy đủ không…

Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Giai đoạn này cũng được kiểm toán viên tuân thủ chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Để hình thành nên ý kiến của mình về các khoản dự phòng trên Báo cáo kiểm toán, trước đó kiểm toán viên tiến hành rà soát và đánh giá lại các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, kiểm tra các chênh lệch giữa số liệu kiểm toán với số liệu trên sổ sách kế toán, soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán, hoàn thiện các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên .Trường hợp có sự chênh lệch cần phải điều chỉnh, kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh đối với khoản mục trên Báo cáo tài chính của Công ty khách hàng. Đối với các bút toán điều chỉnh, sau khi có sự thoả thuận với khách hàng, đồng thời căn cứ vào mức độ trọng yếu của các khoản mục sẽ là căn cứ để kiểm toán viên hình thành ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp có sự yêu cầu từ phía khách hàng trong vấn đề tư vấn sau kiểm toán, Công ty sẽ phát hành thư quản lý tới khách hàng.

Nhìn chung các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được kiểm toán viên tiến hành hợp lý, nhanh gọn. Báo cáo kiểm toán của Công ty AASC được trình bày ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 về “ Báo cáo kiểm toán”.

Một phần của tài liệu 189 Thực trạng và giải pháp về kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w