II. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN
2. Kiểm tra chi tiết
2.2. Thực hiện kiểm toán các khoản dự phòng
Tại công ty AASC, thủ tục kiểm toán được thực hiện đối với tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính, khi kiểm toán đối với khoản mục nào thì thủ tục kiểm toán được áp dụng tương ứng đối với khoản mục đó. Đối với tất cả khách hàng của AASC, dự phòng được lập cho các khoản giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, riêng dự phòng giảm giá đầu tư tài chính thì không được lập do Công ty khách hàng không tham gia hoạt động đầu tư tài chính. Chính vì vậy số liệu kiểm toán thực tế các khoản đầu tư tài chính không có trên các File kiểm toán của AASC (KTV không thực hiện kiểm toán). Do vậy, Em chỉ chọn số liệu thực tế về kiểm toán các khoản dự phòng để minh hoạ cho các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, còn dự phòng giảm giá đầu tư tài chính Em chỉ trình bày quy trình kiểm toán của AASC mà không có số liệu thực tế.
2.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích
Theo quy trình kiểm toán được thiết đối với các khoản dự phòng tại Công ty AASC, thủ tục phân tích các khoản dư phòng được thực hiện trên cơ sở số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ABC. Việc phân tích chỉ được tiến hành một cách sơ bộ nhằm xem xét những biến động trong trích lập các khoản dự phòng. Một vài phương pháp phân tích tỷ suất dự phòng nợ phải thu khó đòi/ các khoản phải thu hay phân tích tuổi nợ không được phản ánh trên giấy tờ làm việc của KTV. Khi phân tích các khoản dự phòng cho thấy:
Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Năm 2002, số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi tăng một cách đột biến, tăng 511.696.058 đồng ( tức là tăng 272%) so với mức dự phòng năm 2001 đã lập. Điều đó chứng tỏ vốn của Công ty có thể bị chiếm dụng lớn và không có
khả năng thu hồi lại công nợ. Nhìn vào biến động như vậy, kiểm toán viên nhận thấy khả năng thanh toán của Công ty là chưa hiệu quả. Cần phải xem xét kỹ đối với khoản dự phòng này cho năm 2003 của Công ty ABC vì rủi ro có thể xảy ra là Công ty ABC ghi tăng chi phí để làm giảm lợi nhuận trước thuế từ đó giảm thuế phải nộp Nhà nước, dẫn đến không phản ánh đúng tình hình tài sản của Công ty
Bảng số 6 :Thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán của Công ty ABC Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 Chênh lệch Phần I. Tài sản A. TSLĐ và ĐTDH 105.518.029.767 113.724.038.780 8.206.009.013 8% I. Tiền 3.382.102.642 1.957.273.080 -1.424.829.562 -42% II.Các khoản đầu tư TCNH
III.Các khoản phải thu 50.553.444.940 45.676.291.273 -4.877.153.667 -10% 1.Phải thu khách hàng 48.076.862.878 43.342.518.637 -4.734.344.241 -10% 2.Trả trước cho người bán 1.799.995.848 2.731.298.454 931.302.606 52% 3.Thuế GTGT được khấu
trừ
378.644.100 0
-378.644.100 -100%4.Khoản phải thu khác 486.297.414 301.525.990 -184.771.424 -38% 4.Khoản phải thu khác 486.297.414 301.525.990 -184.771.424 -38%
5.Dự phòng nợ phải thu khó đòi (188.355.300) (700.051.358) -511.696.058 272% IV.Hàng tồn kho 49.155.640.709 65.517.661.414 16.362.020.705 33% 1.Nguyên vật liệu 19.971.587.393 24.445.667.330 4.474.079.937 22% ... 7.Dự phòng giảm giá HTK (6.200.000.000) (6.700.000.000) -500.000.000 8% V. TSLĐ khác 2.126.841.431 354.805.805 -1.772.035.626 -83% B/TSCĐ và ĐTDH 35.459.070.438 41.838.204.167 6.379.133.729 18% I. TSCĐ 35.459.070.438 33.366.226.218 -2.092.844.220 -6% II.Các khoản đầu tư dài hạn
III.Chi phí trả trước dài hạn 8.471.977.949 8.471.977.949
Tổng tài sản 140.977.100.205 155.62.242.947 14.585.142.742 10% Phần II. Nguồn vốn A/Nợ phải trả 94.741.722.373 102.104.183.424 7.362.461.051 8% I. Nợ ngắn hạn 69.745.907.525 87.778.652.901 18.032.745.376 26% II.Nợ dài hạn 23.199.943.684 11.841.669.543 -11.358.274.141 -49% III.Nợ khác 1.795.871.164 2483.860.980 687.989.816 38% B/Nguồn vốn chủ sở hữu 46.235.377.832 53.458.069.523 7.222.691.691 16% I. Nguồn vốn - quỹ 43.377.932.425 49.829.302.257 6.451.369.832 15%
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 2.897.445.407 3.628.857.266 731.411.859 25%
Tổng nguồn vốn 140.977.100.205 155.562.242.947 14.585.142.742 10%
Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2001 được trích lập là: 6.200.000.000 đồng; năm 2002 được trích lập là 6.700.000.000 đồng. Như vậy dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2002 tăng 500.000.000 đồng ( tức là 8%) so với năm 2001. Điều này có thể do Công ty dự tính có thể giảm giá hàng tồn kho vào năm 2003. Kiểm toán viên nhận thấy cũng cần phải xem xét rõ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho này vì cơ sở trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là theo chiến lược của Công ty.
Đối với dự phòng giảm giá đầu tư tài chính:
Khoản dự phòng này cũng được phân tích bằng cách so sánh biến động giữa dự phòng trích lập ở năm trước và dự phòng trích lập của năm nay cho năm sau.