II. Tình hình hoạt động thời gian qua
4/ Củng cố và thúc đẩy các mảng thị trường khác phát triển
cho hoạt động thị trường mở
Để nghiệp vụ thị trường mở thực sự phát huy tác dụng, trước mắt, NHNN cần phải hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường liên ngân hàng và hoàn thiện hệ thống thanh toán liên ngân hàng (IBPS).
Thị trường mở và nghiệp vụ thị trường mở chỉ thực sự hữu hiệu trên cơ sở thị trường liên ngân hàng phát triển. Thị trường liên ngân hàng là nơi xác định nhu cầu và khả năng vốn khả dụng của các NHTM, nơi mà NHTW nắm bắt được một cách nhanh nhạy nhu cầu vốn của nền kinh tế qua hoạt động của NHTM để quyết định sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ thích hợp. Vì vậy, hoàn thiện thị trường liên ngân hàng cần phải được xem là cơ sở cho các hoạt động khác của NHNN trong bối cảnh các thị trường tài chính đã thiết lập và đi vào hoạt động.
Về lâu dài, nghiệp vụ của cả hệ thống ngân hàng tài chính là phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường tiền tệ, các thị trường tài chính khác, trong đó có thị trường chứng khoán. Nghiệp vụ thị trường mở phải được sự hỗ trợ tích cực của thị trường chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán làm tăng tính "lỏng" của chứng khoán trên thị trường, khuyến khích đầu cơ chứng khoán của các chủ thể kinh tế. Tình trạng đầu cơ chứng khoán vừa làm thay đổi dự trữ chứng khoán của các chủ thể kinh tế vừa làm biến động vốn khả dụng của giới ngân hàng. Trong điều kiện biến động vốn khả dụng như vậy, các ngân hàng buộc phải tìm đến thị trường mở để duy trì thanh khoản và
nghiệp vụ thị trường mở sẽ sôi động hơn. Không những thế, còn phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của các thị trường.
5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng
Theo quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành theo quy định số 85/2000/QĐ - NHNN 14 ngày 9-3-2000, các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở phải có đầy đủ các phương tiện cần thiết như nối mạng máy tính với NHNN và các phương tiện hoạt động khác. Không chỉ trong nghiệp vụ thị trường mở, ngày nay, bất kỳ một ngân hàng nào dù quy mô nhỏ hay lớn đều cần có những phương tiện thông tin hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ở Việt Nam, tuy tiện ích về dịch vụ ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, nhưng khoảng cách về công nghệ và dịch vụ so với cộng đồng tài chính quốc tế cũng như khu vực còn khá xa. Nguyên nhân chủ yếu là ở hạ tầng cơ sở đất nước và điều kiện vốn hạn hẹp của các ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, các NHTM cần sắp xếp nguồn vốn để có điều kiện hiện đại hoá công nghệ và dịch vụ. Có thể phải tính tới cả nguồn vốn vay dài hạn từ nước ngoài, nếu khả năng vốn tự có không đảm bảo được nhu cầu. Ngoài ra các ngân hàng cũng cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để từng bước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong sự nghiệp hiện đại hoá ngân hàng, việc trang bị máy móc công nghệ là rất quan trọng. Nhưng yếu tố quyết định là con người. Nếu không có những cán bộ có kiến thức vững vàng, am hiểu cặn kẽ nội dung của từng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ thì hoạt động ngân hàng không thể diễn ra suôn xẻ. Mặt khác, để có thể tiếp cận công nghệ thông tin và kinh tế trí thức, các cán bộ ngân hàng cũng cần phải nắm vững tính năng, tác dụng của từng thiết bị máy móc chuyên dùng. Có như vậy mới có thể vận hành thao tác có hiệu quả. Chính vì vậy, việc đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng là một yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay. Riêng với hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, các cán bộ chuyên về lĩnh vực này cần được tập huấn về kỹ thuật nghiệp vụ và khả năng dự báo thị trường. Đặc biệt là đối với các nhà quản lý của NHNN.
Ngoài các biện pháp đã nêu trên, để nâng cao hiệu quả tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến chính sách tiền tệ, NHNN còn cần phải từng bước nâng cao chất lượng của việc thu thập và dự báo thông tin về vốn khả dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng để làm cơ sở đưa ra các quyết định chính xác trên thị trường mở. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp cụ thể để thu hút ngày càng nhiều hơn tiền mặt ngoài lưu thông, từng bước loại bỏ thói quen nắm giữ tiền mặt trong nhân dân mà chuyển sang nắm giữ các tài sản tài chính khác. Điều này sẽ góp phần làm phát triển tính "lỏng" cho các chứng khoán nói chung, đồng thời giúp gia tăng dung lượng thị trường từ đó tạo điều kiện cho công cụ nghiệp vụ thị trường mở phát huy tối đa hiệu quả của mình.
KẾT LUẬN
óm lại, nghiệp vụ thị trường mở đã hoạt động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam là một dấu hiệu đáng mừng. Nó đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thành viên sử dụng linh hoạt các giấy tờ có giá ngắn hạn, góp phần nhất định đối với việc điều chỉnh vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng thành viên, đặc biệt khi thiếu hụt khả năng thanh toán.
Dù vậy, để nghiệp vụ này thực sự có hiệu quả thì còn rất nhiều vấn đề to lớn đặt ra cũng như phải có thời gian kiểm nghiệm. Thử thách đối với nghiệp vụ mới mẻ này là rất nặng nề mà chỉ có quyết tâm đồng bộ kiên quyết của NHNN và các tổ chức tín dụng mới có thể giải quyết được.
Mặt khác, có thể thấy sự năng động của nền kinh tế là động lực cơ bản cho thị trường mở hoạt động. Và hoạt động thị trường mở cũng có tác động ngược lại đối với nền kinh tế. Do đó, để có một nền kinh tế phát triển vững mạnh thì cần có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời, trong việc điều hành chính sách tiền tệ cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công cụ như dự trữ bắt buộc, chính sách tái cấp vốn, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở… Đó chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn của các cơ quan quản lý vĩ mô, đặc biệt là NHNN Việt Nam trong thời
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu giảng dạy môn Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương - Học viện Ngân hàng.
2.Giáo trình thị trường vốn - Học viện Ngân hàng.
3.Tiền tệ và thị trường tài chính - Lê Văn Tư.
4.Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 2000.
5.Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng (Số 4,5,6/2001).