I. Vài nét về nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam
4/ Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ
Theo quy định của NHNN thì các thành viên tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở phải là các tổ chức tín dụng đảm bảo đầy đủ một số điều kiện: có tài khoản tiền gửi tại NHNN, có đầy đủ phương tiện cho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, đăng ký với NHNN để được hoạt động..
Hàng hoá trên thị trường phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thể giao dịch được, phải là các giấy tờ có giá ngắn hạn (< 12 tháng); phát hành bằng VND, được đăng ký tại NHNN (trước thời điểm hoạt động của phiên giao dịch). Nếu hình thức giao dịch là mua bán hẳn thì thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải < 90 ngày (đảm bảo chứng khoán đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp, tránh tình trạng đầu tư trực tiếp cho các tổ chức khác).
Đấu thầu bao gồm đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng. Hình thức đầu thầu của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam chỉ là đấu thầu chuẩn (chưa thực hiện đấu thầu nhanh hay giao dịch song phương). Giá mua bán giấy tờ có giá được xác định theo công thức chiết khấu giấy tờ có giá.
tổ chức tín dụng ( thường dưới hình thức là lãi suất phạt), lãi suất tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Lãi suất của nghiệp vụ thị trường mở thường nằm trong khoảng 2 mức lãi suất này. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu để hỗ trợ hoạt động thị trường mở, mức lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu được xác định ở mức tương đối cao hơn so với lãi suất trên thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng để điều chỉnh lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, NHTW cần tính toán lượng vốn khả dụng cần điều chỉnh. Để thực hiện được nghiệp vụ thị trường mở, trước hết NHNN phải nắm được một số những thông tin liên quan đến lượng vốn khả dụng.
Các yếu tố tác động đến nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng: - Nhu cầu thanh toán, trả lãi tiền gửi, tiền vay, nhu cầu tiền mặt của khách hàng có tài khoản giao dịch…
- Nhu cầu đáp ứng dự trữ bắt buộc. - Nhu cầu vay vốn (nội, ngoại tệ).
Khả năng cung ứng vốn khả dụng:
- Lượng ngoại tệ NHNN có thể bán cho các NHTM. - Lượng tái cấp vốn chó các tổ chức tín dụng.
- Lượng vốn dùng để cấp tín dụng cho Chính phủ.
Tiếp đó là việc xác định lượng vốn khả dụng biến động qua các kỳ thông
qua bảng cân đối vốn của NHNN.
Tài sản có ròng (NFA) Tiền mặt ngoài lưu thông (C) Tài sản có nội địa ròng (NDA) Dự trữ (R)
- Dự trữ bắt buộc - Dự trữ vượt mức Tài sản có khác (OA)
Trên cân đối vốn rút gọn này, NHNN sẽ tính toán các thông số:
- Sự tăng lên, giảm xuống của NFA, NDA, R, C của kỳ tính toán so với kỳ trước.
- Yêu cầu dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ.
Bước tiếp theo, NHNN sẽ đưa ra dự kiến của mình về lượng vốn khả dụng cần điều chỉnh dựa trên:
- Lượng dự trữ của hệ thống kỳ tính toán. - Nhu cầu về vốn khả dụng của hệ thống .
- Khả năng cung ứng của NHNN qua kênh tái cấp vốn? Qua kênh nghiệp vụ thị trường mở?
- Sai số của lần điều chỉnh vốn khả dụng kỳ trước…
Cuối cùng, NHNN sẽ xác định các phương thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.