Hiệu quả tín dụng được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu: hệ số thu nợ, vịng quay vốn tín dụng, nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
1. Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ là tỉ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ này phản ánh trong cùng một thời kỳ một động cho vay ra thì cĩ khả năng thu hồi về được bao nhiêu đồng. Hệ số thu nợ bằng một là lý tưởng.
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh số thu nợ 639,33 712,11 804,12
Doanh số cho vay 645,33 832,11 856,45
Hệ số thu nợ (%) 99,0 85,6 93,9
Từ bảng ta thấy hệ số thu nợ qua ba năm tăng, giảm khơng ổn định. Năm 2003 là 99%; năm 2004 giảm xuống cịn 85,6% và năm 2005 lại cĩ sự tăng lên là 93,9%. Nguyên nhân dẫn đến hệ số thu nợ cĩ sự bất ổn trên là do tốc độ tăng doanh số thu nợ và tốc độ tăng doanh số cho vay là chưa tương xứng với nhau qua từng thời kỳ nhất định.
Trong năm 2004, Doanh số thu nợ tăng 11,4% trong khi doanh số cho vay tăng 28,9% so với năm 2003. Vì vậy, hệ số thu nợ giảm 13,4% so với năm 2003. Đến năm 2005, doanh số thu nợ tăng 12,9% thì doanh số cho vay chỉ tăng 2,9% so với năm 2004. Điều này làm cho hệ số thu nợ tăng 8,3% so với năm 2004.
Trên cơ sở kết quả của ba năm 2003, năm 2004, năm 2005 ta thấy NHCT KG cần hồn thiện chính sách thu nợ để hệ số thu nợ cĩ sự cải thiện tích cực đồng thời cũng để nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2. Vịng quay vốn tín dụng:
Là tỷ số giữa doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân. Vịng quay vốn tín dụng thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay, chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Bảng 17: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG
Đvt: tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh số thu nợ 639,33 712,11 804,12
Dư nợ bình quân 499,40 560,72 648,48
Vịng quay vốn (lần) 1,28 1,27 1,24
Vịng quay vốn tín dụng cĩ sự ổn định và luơn đạt tiêu chuẩn đặt ra của Chi nhánh là trên 1 vịng. Năm 2003 là 1,28 lần; Năm 2004 là 1,27 lần, giảm 0,01 lần so với năm 2003. Sang năm 2005 là 1,24 lần giảm 0,03 lần so với năm 2004.
Tuy sự sụt giảm của vịng quay vốn tín dụng là khơng đáng kể nhưng ít, nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, làm giảm khả năng luân chuyển
vơn, đáp ứng chậm nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số thu nợ cịn ở mức thấp, tình hình vay vốn ngày càng gia tăng nên dẫn đến đồng vốn quay vịng chậm. Ngân hàng cần cĩ biện pháp nhằm làm cho khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
3. Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Nếu hiệu quả hoạt động tín dụng tốt thì tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng là khơng tốt.
Bảng 18: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ
Đvt: tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Nợ quá hạn 22,96 8,09 23,99
Tổng dư nợ 502 622 674,33
Nợ quá hạn/tổng dư nợ 4,57 1,30 3,55
Tỷ lệ nợ quá hạn cĩ sự sụt giảm vào năm 2004 so với năm 2003 là 3,27%. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng được nâng cao. Nguyên nhân là do nợ quá hạn bão số 5 được Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam cho xử lý rủi ro 50% dư nợ.
Đến năm 2005, nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại cĩ sự gia tăng so với năm 2004 là 2,25%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng cĩ xu hướng xấu đi. Tình trạng nợ quá hạn của năm 2005 cĩ xu hướng xấu đi là do nợ quá hạn của Cơng ty Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Kiên Giang, đây là khoản cho vay theo dự án nước dưa cơ đặc xuất khẩu đã mất khả năng thanh tốn từ nhiều năm trước nhưng Cơng ty khơng cĩ biện pháp khắc phục lỗ.
Vì vậy, Ngân hàng cần cĩ biện pháp nhằm làm tăng chất lượng tín dụng. Muốn như vậy Ngân hàng cần phải thường xuyên giảm sát các khoản vay theo từng đối tượng, cán bộ tín dụng cần nắm rõ tình hình tổng thể của các doanh nghiệp để cĩ biện pháp thu hồi nợ đúng đắn và cho vay một cách hợp lý nhất.