Môi trường cạnh tranh trực tiếp của khách sạn

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh - nghiên cứu tình huống tại khách sạn Guoman Hà Nội (Trang 25 - 27)

Theo Micheal porter, có 5 thế lực cơ bản trong môi trường cạnh tranh trực tiếp của một khách sạn, đó là :

Khách tiêu dùng dịch vụ của khách sạn

Người mua sản phẩm của khách sạn có sức ép mạnh trong những điều kiện:

• Mua với số lượng lớn sản phẩm dịch vụ khách sạn

• Khách hàng có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả thực tế của các khách sạn trên thị trường.

• Sản phẩm của khách sạn không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của người mua, hay sản phẩm của khách sạn không có sự phân biệt hoá.

Khách sạn cần phải biết khi nào người mua sẽ ép giá để có chiến thuật phù hợp nhằm không cho họ ép gía quá thấp so với mức giá mà khách sạn đưa ra.

Đối thủ cạnh tranh

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Thể hiện ở số lượng các khách sạn hiện có và mới bắt đầu kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh càng nhiều, nguy cơ mất thị trường càng cao, họ có thể giành thị trường của khách sạn bằng cách giảm giá để thu hút khách, nếu khách sạn muốn lấy lại thế cạnh tranh thì phải tốn nhiều chi phí cho việc quảng cáo, hay chi phí cho việc hạ giá bán dịch vụ. Vì thế, khách sạn cần phải nghiên cứu kỹ các chiến thuật của đối thủ cạnh tranh, đối thủ nào có cơ hội chiếm thị trường của khách sạn nhiều nhất? khi nào thì khách sạn chịu nhiều nguy cơ cạnh tranh? ....

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng:

Đây là những khách sạn sẽ hay mới bắt đầu kinh doanh. Để hạn chế áp lực này, khách sạn cần tạo nhiều hàng rào ngăn sự thâm nhập mới, có thể là:

- Vốn đầu tư lớn: Để tham gia vào thị trường mới-nơi mà đối thủ cạnh tranh không có khả năng đầu tư thì khách sạn cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

- Tính dị biệt sản phẩm: Tạo cho sản phẩm của khách sạn có tính “khác biệt” so với đối thủ cạnh tranh, khiến cho nó trở thành tốt nhất và duy nhất trong con mắt của người tiêu dùng.

- Khả năng tiếp cận các kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối của khách sạn càng hạn chế, thì sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh càng khó khăn hơn, đồng thời khách sạn dễ quản lý kênh của mình hơn.  Nhà cung cấp

Đối với khách sạn, các nhà cung ứng là những nhà cung cấp các yếu tố đầu vào như: lương thực thực phẩm, trang thiết bị,... Họ có thể khẳng định quyền lực của họ đối với khách sạn trong những điều kiện, đó là:

- Chỉ có một số lượng hạn chế các nhà cung cấp hoặc - Không có sản phẩm thay thế

- Khách sạn không được coi là khách quan trọng của nhà cung cấp. - Sản phẩm của các nhà cung cấp là loại vật tư quan trọng của khách sạn. - Trong tương lai, các nhà cung cấp có khả năng liên kết mạnh,….

Khách sạn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào, do đó nếu các nhà cung cấp ép giá hoặc vì một lợi ích nào đó mà từ chối cung cấp sản phẩm cho khách sạn, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của khách sạn.

Sản phẩm thay thế

Các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của khách sạn sẽ ảnh hưởng tới mức giá, thị trường của sản phẩm hiện có. Các sản phẩm thay thế như:

- Dịch vụ thay thế buồng ngủ gồm: Lều trại, nhà nghỉ, Motel,..

- Dịch vụ thay thế dịch vụ ăn uống gồm: các nhà hàng, quán cà phê,… - Dịch vụ thay thế dịch vụ bổ sung gồm: các trung tâm giải trí, công viên,

phòng tắm hơi, phòng hội họp ở các khách sạn, nhà nghỉ khác,…

Tuy nhiên, khách sạn không chịu ảnh hưởng nhiều của các sản phẩm thay thế bởi khách sạn thường bán sản phẩm trọn gói cho khách khi khách mua phòng của khách sạn.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh - nghiên cứu tình huống tại khách sạn Guoman Hà Nội (Trang 25 - 27)