Những kết quả đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn (Trang 57)

IV. Chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn

2. Phân tích tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và

3.1. Những kết quả đạt đ−ợc

Trong những năm vừa qua NHNo&PTNT Hà Nội có đ−ợc sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển toàn diện của Ngân hàng, tín dụng trung và dài hạn cũng đã đạt đ−ợc những b−ớc tiến mới góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất n−ớc nói chung, và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Thủ đô nói riêng.

Thứ nhất, khối l−ợng tín dụng tăng tr−ởng hợp lý tại NHNo&PTNT Hà

Nội đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá trên địa bàn phát triển theo h−ớng công nghiệp hoá, hiên đại hoá thủ đô và ngày càng nâng cao uy tín của Ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn đã đ−ợc −u tiên đầu t− theo chiều sâu vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngân hàng đã có sự quan tâm tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng thực sự đã đi vào các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp này làm ăn thực sự có hiệu quả thông qua việc đổi mới công nghệ hiện đại hoá và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu trong số này là Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Công ty sứ Thanh Trì ...vv

Thứ hai, quy mô tín dụng trung và dài hạn lớn, tạo điều kiện nâng cao uy

tín và sức canh tranh của Ngân hàng trên thị tr−ờng. Tạo niềm tin cũng nh− uy tín đối với khách hàng.

Thứ ba, các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng có chất l−ợng

đảm bảọ Tuy tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 có cao hơn năm 2001, nh−ng nó vẫn nằm trong kế hoặch của Ngân hàng là nợ quá hạn nhỏ hơn 70 tỷ và tỷ lệ nợ quá hạn không v−ợt quá 3%. Bên cạnh đó, Ngân hàng đa dạng hóa các khoản cho vảy trung và dài hạn, không phân biệt thành phần kinh tế, nhờ đó giảm tỷ lệ rủi ro và tăng sức cạnh tranh cũng nh− nâng cao uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng.

Để đạt đ−ợc kết quả trên, NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đúng và đầy đủ các định h−ớng chung và quy định đối với cho vay trung và dài hạn. Đồng thời Ngân hàng cũng tự đ−a ra các biện pháp cụ thể nhằm quản lý chất

l−ợng tín dụng trung và dài hạn nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Cụ thể là:

- Ngân hàng luôn giữ vững, củng cố và phát triển có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và t− vấn đối với các dự án, ph−ơng án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu t− có hiệu quả.

- Ngân hàng th−ờng xuyên bám sát, tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu, chiến l−ợc của Chính phủ, của các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu t−.

- Điều quan trọng trong đảm bảo chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn là Ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định và phân loaị khách hàng, th−ờng xuyên tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng dần khối l−ợng đầu t− trên cơ sở bảo đảm an toàn vốn.

Hiện nay Ngân hàng đang cố gắng rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh nhậy, kịp thời vốn cho các đối t−ợng khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng đang trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện mình, Ngân hàng đang hoạt động trong môi tr−ờng kinh tế, xã hội, pháp luật ch−a hoàn thiện nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoạt động.

3.2 Tồn tại: qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội trong những năm qua ta nhận thấy mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn nh−ng vẫn bộc lộ một số yếu kém sau:

- D− nợ tín dụng trung và dài hạn khá cao nh−ng chỉ tập trung ở các doanh nghiệp Nhà n−ớc (năm 2001 là 80,45% và năm 2002 là 67,66%) và tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất và ngành th−ơng mại dịch vụ. Đây là

một hạn chế của Ngân hàng làm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó có thể huy động vốn từ Ngân hàng. Hơn nữa với tình hình hiện nay, xu h−ớng mở rộng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chủ tr−ơng của Chính phủ là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà n−ớc, chính điều này sẽ làm giảm các doanh nghiệp nhà n−ớc và tăng nhanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa vào lĩnh vực này vì nó sẽ là các khách hàng tiềm tàng trong t−ơng laị

- Ph−ơng thức tín dụng ch−a đa dạng, mới chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo dự án nên đã một phần hạn chế các doanh nghiệp vay vốn. Trong thời gian tới cần có các ph−ơng thức mớị

- Việc áp dụng Marketing vào hoạt động của Ngân hàng nói chung còn nhiều hạn chế. Đặc biệt Ngân hàng ch−a có phòng Marketing trong quá trình hoạt động những năm tr−ớc đây, và nó chỉ đ−ợc thành lập vào đầu năm 2003 nh−ng đến nay vẫn ch−a đi vào hoạt động. Chính vì phòng Marketing thành lập muộn nên nó ảnh h−ởng đến công việc quảng bá giới thiệu về mình với khách hàng, để mời chào khách hàng và khuyến khích khách hàng đến với Ngân hàng mình thông qua những lợi ích mà Ngân hàng đem lại cho khách hàng, từ đó khách hàng tự tìm đến với Ngân hàng. Marketing cũng là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong khu vực, và nó là điều không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị tr−ờng hiện naỵ

- Đối với cán bộ tín dụng, Ngân hàng ch−a có hình thức khen th−ởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vaỵ Cán bộ tín dụng là ng−ời thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu phân tích tín dụng, cho vay và thu nợ. Đó là cả một quá trình từ khi quyết định cho vay đến khi thu hồi cả gốc lẫn lãị Điều này đòi hỏi ng−ời cán bộ tín dụng phải có chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm. Thực tế mỗi cán bộ đều bị xử phạt đối với khoản nợ không thu hồi đ−ợc mà ch−a có biện pháp khen th−ởng khi họ làm tốt công việc của mình.

Ngoài những khó khăn trên NHNo&PTNT Hà Nội còn gặp một số khó khăn liên quan tới NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà n−ớc, Chính phủ và các ban ngành liên quan. Đó là các chủ tr−ơng chính sách của Nhà n−ớc ch−a thực sự ổn định và hệ thống văn bản pháp luật ch−a đồng bộ. 3.3 Nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trên là:

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Ngân hàng còn quá thận trọng đối với khách hàng vay vốn,

đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng luôn cho rằng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là an toàn hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. An toàn vốn là một điều rất quan trọng và các Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu đó. Nh−ng Ngân hàng cũng cần phải cân nhắc giữa sự thận trọng của mình và kết quả thu đ−ợc. Vẫn biết cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có rủi ro hơn các doanh nghiệp quốc doanh, nh−ng không vì vậy mà Ngân hàng không quan tâm tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. cái căn bản là tiến hành thẩm định dự án cho vay, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro để tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đang cần nhu cầu vốn.

Thứ hai: từ phía cán bộ Ngân hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng còn một số hạn chế thể hiện ở các khía cạnh sau:

- trình độ phân tích của cán bộ thẩm định ch−a toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị tr−ờng của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị tr−ờng liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không đ−ợc đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực nàỵ

- Công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị vay vốn ch−a đ−ợc coi trọng. Phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá trên ph−ơng diện kinh tế tài chính của dự án nh−ng nguồn số liệu,

cơ sở để phân tích chủ yếu đ−ợc lấy từ các báo cáo của đơn vị vay vốn gửi tới với độ tin cậy không cao, ch−a đ−ợc xác nhận của cơ quan kiểm toán.

Thứ ba: Ngân hàng ch−a coi trọng công tác Marrketing Ngân hàng. Các

thông tin về thị tr−ờng và khách hàng còn thiếu và ch−a th−ờng xuyên. Ngân hàng ch−a có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, đôi khi còn quá tin t−ởng vào các khách hàng quen mà quên rằng nếu họ luôn đ−ợc các Ngân hàng khác chào mời thì Ngân hàng có thể mất khách. Chính vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích khách hàng th−ờng xuyên.

Nguyên nhân khách quan

Tr−ớc hết hãy xem xét các nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vay vốn. Hiên nay các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao nh−ng họ rất khó đáp ứng đ−ợc các tiêu chí của Ngân hàng. Một số nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ch−a đ−ợc vay vốn là:

- Không có các dự án khả thi: khi đi vay vốn Ngân hàng, các doanh nghiệp phải có dự án khả thi đ−ợc xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, thẩm định và phân tích một cách chính xác. Nh−ng trong thực tế một số doanh nghiệp không thể xây dựng dự án đầu t− trung và dài hạn. Có những doanh nghiệp có ý t−ởng làm ăn lớn nh−ng không lập đ−ợc kế hoặch d−ới bảng biểu theo yêu cầu của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng nhiều khi phải giúp đỡ ng−ời vay, tính toán và lập ph−ơng án vay vốn trả nợ. Vì vậy nếu trình độ của các cán bộ tín dụng yếu thì chất l−ợng tín dụng sẽ không tốt.

- Doanh nghiệp không có đủ vốn tự có để tham gia dự án. Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì nếu là dự án đầu t− mới thì số vốn tự có của doanh nghiệp tham gia dự án là 40% tổng vốn đầu t−, còn nếu là đầu t− mở rộng sản xuất thì doanh nghiệp phải có 10% tổng vốn đầu t−. Đây là một khó khăn đối với rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì nguồn vốn kinh doanh nhỏ, chủ yếu là đi vaỵ

- Doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn đi vay phải có tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ngoài dự kiến, dẫn đến hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp thế chấp bằng tài sản cố định hoặc bất động sản nh−ng việc xác định giá trị thực tế của các tài sản còn gặp nhiều khó khăn, độ chính xác thấp, các văn bản quy định có liên quan còn một số chồng chéo và mâu thuẫn.

Ngoài ra, Ngân hàng còn gặp một số khó khăn do các yếu tố khách quan từ môi tr−ờng kinh tế và pháp luật gây ra nh−: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã đ−ợc cải thiện nhiều nh−ng ch−a đồng bộ, ch−a phù hợp với môi tr−ờng cạnh tranh của cơ chế thị tr−ờng. Thủ tục và điều kiện cho vay quá r−ờm rà, phức tạp đã khiến cho Ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay vì khách hàng không đáp ứng đ−ợc đầy đủ các điều kiện vay vốn. Các thủ tục liên quan đến vay vốn ch−a đầy đủ. Các cơ quan chụi trách nhiệm cấp chứng th− sở hữu tài sản và quản lý Nhà n−ớc đốivới thị tr−ờng bất động sản ch−a thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp Ngân hàng khó khăn và phức tạp đôi khi bị ách tắc.

Bên cạnh đó các ngành sản xuất trong n−ớc phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập. Chính sách kinh tế vĩ mô đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới hoàn thiện nên các doanh nghiệp không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng

Một nguyên nhân nữa dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đó là chuyển giao công nghệ. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đầu t− hàng chục tỷ đồng để nhập dây truyền sản xuất hiện đại nh−ng do không đủ trình độ xác định nên mua phải dây truyền lạc hậu hoặc đ−a vào sản xuất ch−a kịp

thu hồi vốn thì trên thị tr−ờng đã tràn ngập mặt hàng đó với chất l−ợng cao hơn trên thị tr−ờng.

Sau khi phân tích và đ−a ra các đánh giá về thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội cho thấy những kết quả đạt đ−ợc cũng nh− những tồn tại của Ngân hàng. Với cách nhìn nhận chủ quan thiên về lý thuyết, phần tiếp theo của bài viết xin đ−a ra giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nộị

Ch−ơng III

Giải pháp nhằm nâng cao chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Hà Nộị

1. Ph−ơng h−ớng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nộị

Để tạo môi tr−ờng giúp cho các doanh nghiệp tăng c−ờng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, phát huy năng lực cạnh tranh theo định h−ớng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất n−ớc, để thực hiện một trong những mục tiêu hoạt động của Ngân hàng đến năm 2004 là: “Việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất l−ợng tín dụng đảm bảo an toàn vốn và tăng tr−ởng”. Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh công tác cho vay trung và dài hạn có chất l−ợng caọ Chiến l−ợc này cũng dựa trên quan điểm “đầu t− chiều sâu cho doanh nghiệp cũng chính là đầu t− cho t−ơng lai cuả Ngân hàng. Ngân hàng sẽ chú trọng cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, −u tiền cho vay các doanh nghiệp nhà n−ớc trên địa bàn để đảm bảo vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà n−ớc trong nền kinh tế.

Mục tiêu cụ thể của Ngân hàng trong năm 2003 là: “ – d− nợ cuối năm đạt 2.600 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2002

- d− nợ ngắn hạn đạt 1600 tỷ đồng chiếm 61,5 % tổng d− nợ, tăng 27,1% so với năm 2002

- d− nợ trung và dài hạn là1000 tỷ đồng, chiếm 38,5% tổng d− nợ, tăng 34% so với năm 2002

- nợ quá hạn khống chế ở mức 70 tỷ đồng đảm bảo tỷ lệ < 3% tổng d− nợ

- trích rủi ro năm 2003 từ 60 – 65 tỷ để xử lý rủi ro các khoản nợ quá hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro, phấn đấu hết năm 2003 NHNo&PTNT Hà Nội không còn nợ quá hạn khó thu và nợ tiềm ẩn rủi rọ

- Xử lý rủi ro cả năm phấn đấu sử lý 55 tỷ đồng

- Thu nợ rủi ro phấn đấu đạt 50 tỷ đồng trên cơ sở sử lý tài sản của một số đơn vị

- Mua bán ngoại tệ đạt 120 triệu USD tăng 12 triệu USD so với năm 2002

- Tỷ lệ thu lãi đạt > 95% lãi phải thụ”

2. Giải pháp nâng cao chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội NHNo&PTNT Hà Nội NHNo&PTNT Hà Nội

2.1 Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu, loại hình cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)