Các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn (Trang 28 - 30)

IV. Chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn

3. Các nhân tố ảnh h−ởng tới chất l−ợng hoạt động tín dụng trung

3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng

Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng bị hạn chế

là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Hồ sơ xin vay ban đầu của khách hàng là có hiệu quả và có tính khả thi cao nh−ng trong quá trình thực hiện do trình độ quản lý còn thấp nên năng suất, chất l−ợng, hiệu quả không

đạt đ−ợc nh− kế hoạch. Khi thị tr−ờng biến động lại không có biện pháp xử lý kịp thời nên không ứng phó đ−ợc, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến không trả đ−ợc nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng với ph−ơng án kinh doanh đã đề rạ Nhiều khách hàng dùng tiền vay đ−ợc đầu t− vào

những kế hoạch sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàng để vui chơi, dùng vốn ngân hàng đầu t− vào tài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên không trả đ−ợc nợ cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều tr−ờng hợp khách hàng lập ph−ơng án kinh doanh (thực chất là ph−ơng án kinh doanh giả, thậm chí nhờ t− vấn lập ph−ơng án kinh doanh chỉ để rút đ−ợc tiền của ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nh−ng đến khi vay đ−ợc vốn ngân hàng lại không kinh doanh lại cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm số tiền vay, vật t− hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất động sản rất khó chuyển thành tiền để thu nợ.

Các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhaụ Tín dụng th−ơng mại

ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Để cạnh tranh, để thu hút khách hàng. Để tiêu thụ đ−ợc sản phẩm doanh nghiệp th−ờng chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm. Tuy nhiên do n−ớc ta ch−a có luật về th−ơng phiếu, việc giải quyết tranh chấp còn nhiều khúc mắc nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng th−ơng mại nh− một ph−ơng tiện để chiếm dụng vốn lẫn nhau vì đây là l−ợng vốn không phải trả hoặc chỉ phải trả với chi phí rất thấp so với lãi suất đi vay cùng loại và các hình thức hoạt động khác. Thậm chí một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên có hành vi lừa đảo, cố tình chiếm dụng vốn của ng−ời khác. Chính điều này ảnh h−ởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, đến các nguồn thu của khách hàng dành trả nợ qua đó ảnh h−ởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp Nhà n−ớc không theo kịp với sự đổi mới, th−ờng

có thói quen dựa dẫm, trông chờ vào Nhà n−ớc, vốn tự có của họ rất ít nh−ng lại đ−ợc giao những nhiệm vụ kinh doanh sản xuất lớn. Hơn nữa, họ quen với kiểu làm ăn bao cấp cho nên khi chuyển sang cơ chế thị tr−ờng tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nh−ng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà n−ớc nh− tr−ớc đâỵ Điều này ảnh h−ởng đến chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng th−ơng mại vì tín dụng trung và dài hạn cấp cho các doanh nghiệp Nhà n−ớc đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc và quy định cho vay, thế chấp ngân hàng. −ớc tính sơ bộ hiện nay có đến 80% tài sản của các pháp nhân và cá nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và gần 100% tài sản của doanh nghiệp Nhà n−ớc không có giấy chứng nhận sở hữu tài sản cố định phần lớn là nhà x−ởng (theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002 của NHNo&PTNT Hà Nội), máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ các tiêu chuẩn để thế chấp. Trong khi đó, yêu cầu vay vốn của khác hàng gấp 20 đến 50 lần, có doanh nghiệp lên đến hàng trăm lần, nh− vậy thì nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc đ−ợc vay không đáng kể. Vì vậy chúng ta cần phải xem xét cả hai mặt cơ chế, chính sách và tồn tại thực tế khách quan để có các giải pháp thích hợp hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)